A. Khái quát về số liệu.
Số liệu không phải là kiến thức địa lý. Chỉ có tiếng nói của nó mới là kiến thức địa lý. Vậy bằng cách nào ta đọc được tiếng nói của số liệu?
B. Phương pháp chung khi phân tích số liệu.
· Trước hết ta phải từ tên số liệu, hay tên bảng thống kê, tên cột, hàng số liệu. Nói chung nhằm hiểu nghĩa đen (đúng nghĩa của từng số liệu) của số liệu. Ví dụ cho bảng thống kê:
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 10: Bài thực hành về: Phương pháp phân tích số liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10
Bài thực hành về: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.
Khái quát về số liệu.
Số liệu không phải là kiến thức địa lý. Chỉ có tiếng nói của nó mới là kiến thức địa lý. Vậy bằng cách nào ta đọc được tiếng nói của số liệu?
Phương pháp chung khi phân tích số liệu.
Trước hết ta phải từ tên số liệu, hay tên bảng thống kê, tên cột, hàng số liệu... Nói chung nhằm hiểu nghĩa đen (đúng nghĩa của từng số liệu) của số liệu. Ví dụ cho bảng thống kê:
Bình quân lương thực đầu người của Việt Nam (kg/người).
Năm
Toàn quốc
Đồng bằng
sông Hồng
Đồng bằng
sông Cửu long
1986
1988
1990
1992
1998
1999
300.8
307.3
324.4
349.4
407.9
448.0
244.2
287.7
294.5
347.2
383.6
414.0
516.5
535.3
658.2
727.1
912.3
1012.3
Ta phải biết bình quân lương thực đầu người chính là sản lượng lương thực chia cho dân số ở những lãnh thổ tương ứng. Toàn quốc là cả nước ta, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu long là 2 trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta.
Sau đó, so sánh các số liệu theo hàng ngang, hàng dọc, đôi khi so với những số liệu khác ngoài bảng thống kê, để rút ra những nhận xét trực tiếp. Trong khi phân tích, ta chú ý hết từng số liệu, chỉ ra những giá trị trung bình, những cực đại, cực tiểu; nhiều khi phải tính toán, như tính số lần tăng giảm, hơn kém bằng phép chia, hoặc tính giá trị tăng giảm, hơn kém tuyệt đối bằng phép tính trừ. trong quá trình nhận xét nên đi từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng. Trong bảng này ta thấy trực tiếp: trong thời gian từ 1986 – 1998 (năm 1986 năm đề ra 3 chương trình kinh tế lớn ở nước ta, trong đó lương thực thực phẩm là chương trình hàng đầu) bình quân lương thực, trên quy mô toàn quốc hay từng đồng bằng đều tăng nhanh (toàn quốc tăng 1.36 lần, đạt trên 400kg/ người, đồng bằng sông Hồng tăng 1.57 lần; đồng bằng sông Cửu long tăng 1.77 lần), trong đó 2 đồng bằng tăng nhanh hơn tốc độ tăng trung bình toàn quốc và nhất là đồng bằng sông cửu long tăng nhanh nhất (như số liệu đã rõ); đồng bằng sông Hồng tuy cũng là trọng điểm lớn thứ 2 cả nước về sản xuất lương thực, thực phẩm song bình quân lương thực đầu người lại thấp hơn trung bình toàn quốc, ngược lại đồng bằng sông Cửu long cao hơn nhiều trung bình toàn quốc và cao hơn lần đồng bằng sông Hồng 2.38 lần. Đó là 2 nhận xét rút ra trực tiếp từ bảng thống kê.
Do các hiện tượng địa lý có quan hệ chặt chẽ với nhau, một hiện tượng vừa là kết quả, chịu tác động của nhiều yếu tố, lại vừa ảnh hưởng đến các yếu tố địa lý khác. Nên bước tiếp theo sau khi có những nhận xét trực tiếp, ta tự đặt câu hỏi tìm mối quan hệ địa lý, tự trả lời và đó là nhận xét gián tiếp. Như ở đây, câu hỏi thứ nhất ta có thể đặt là Tại sao bình quân lương thực đầu người ở nước ta, lại tăng và tăng khác nhau như thế?. Ta có thể lần lượt giải thích như sau: sở dĩ mọi nơi trên cả nước, bình quân tăng nhanh là do sản lương lương thực tăng nhanh hơn nhiều tốc độ tăng dân số trong cùng thời gian. Nguyên nhân sâu sa của nó là chúng ta có sự quan tâm của nhà nước về sản xuất lương thực, thực phẩm (căn cứ đường lối, một số chính sách cụ thể khác), coi trọng các yếu tố kĩ thuật (giống, thuỷ lợi, phân bán, cơ giới hoá) thay đổi cơ cấu mùa vụ (tăng vụ, nhất là những vụ có năng xuất cao hơn, trên cả nước, hầu như tháng nào cũng có thu hoạch lương thực) do hình thành những vùng chuyên canh có quy mô hợp lí, phát huy thế mạnh của các vùng đồng bằng. Còn tại tai 2 đồng bằng tăng nhanh hơn là do ưu thế của đồng bằng trong sản xuất lương thực (nhất là về mặt tự nhiên), nhất là đồng bằng sông Cửu long tự nhiên thuận lợi hơn, nên bình quân tăng nhanh hơn, ngược lại đồng bằng sông Hồng ngoài ít thuận lợi hơn về mặt tự nhiên, bình quân lương tực đầu người tăng chậm và thấp hơn là do sức ép dân số (đông, mật độ cao, vẫn tăng nhanh). Một câu hỏi thứ 2 nữa có thể đặt ra là: ý nghĩa của việc tăng nhanh bình quân lương thực đầu người? Đã đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực, phải nhập khẩu đến chỗ tự túc được lương thực, còn tăng dự trữ lương thực quốc gia, nhất là từ năm 1990 đã vươn lên từ đó đến nay luôn đứng thứ 2, thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo. Song giữa 2 đồng bằng cũng khác nhau: đồng bằng sông Hồng mặc dù cũng là trọng điểm, song do sức ép dân số, bình quân còn thấp hơn mức trung bình cả nước, nên chủ yếu đáp ứng nhu cầu tại chỗ, ngược lại đồng bằng sông Cửu long do bình quân rất cao, nên không những đáp ứng nhu cầu tại chỗ mà còn cung cấp cho các vùng khác và nhhất là có vai trò chính trong việc tạo ra nguồn gạo xuất khẩu của nước ta (90%). Chúng ta đánh giá đây là thắng lợi rất lớn của nước ta. Nó chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng góp phần cho kinh tế nước ta từng bước phát triển.
Như vậy phân tích số liệu là kĩ năng địa lý cũng không đơn giản chút nào phải không các em? Nó đòi hỏi chúng ta phải vừa dựa vào số liệu, hiểu đúng nó, vừa có kiến thức địa lý tổng hợp nhất là mối quan hệ địa lý để khi phân tích, vừa có những nhận xét trực tiếp, vừa có những nhận xét gián tiếp, sâu sa về những vấn đê địa lý. Khó đưa ra công thức, đúng không nào (không nhất thiết như tôi phân tích hết nhận xét trực tiếp rồi mới nhận xét gián tiếp mà có thể lồng vào nhau, tuỳ.)? Các em cũng cần phải rèn luyện thường xuyên thôi. Mỗi số liệu đều có tiếng nói của nó, nên mỗi khi gặp, các em hãy tự tìm ra tiếng nói của nó nhé.
Tuy nhiên với đề thi tốt nghiệp, thông thường câu hỏi ra có yều cầu cụ thể hơn. Chỉ rõ ta phải đưa ra những nhận xét cụ thể. Ví như bảng số liệu trên, người ta hỏi lần lượt: phân tích bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về bình quân lương thực đầu người? (so sánh toàn quốc với 2 đồng bằng); giải thích tại sao?; đánh giá ý nghĩa của nó. Trong trường hợp đó các em đọc kĩ đề rồi lần lượt trả lời theo yêu cầu của câu hỏi.
Câu hỏi thực hành.
Vô biên! Hãy cứ gặp số liệu là nên tìm tiếng nói của nó. Và chờ vào từng bài chúng ta sẽ có nhiều câu hỏi về kĩ năng này.
Nếu nóng vội, có thể phân tích ngay bảng thống kê sau (về khí hâụ Việt Nam):
TRẠM
HÀ NỘI
vĩ độ:210 01’B
Kinh độ:1050 48’Đ
Độ cao: 5m
HUẾ
Vĩ độ: 160 24’B
Kinh độ:1070 41’Đ
Độ cao: 11m
TP. HỒ CHÍ MINH
Vĩ độ: 100 49’B
Kinh độ: 1060 40’Đ
Độ cao: 11m
Tháng
T0 trung bình
(0C)
Lượng
Mưa trung bình
(mm)
T0 trung bình
(0C)
Lượng
Mưa trung bình
(mm)
T0 trung bình
(0C)
Lượng
Mưa trung bình
(mm)
I
16.4
18
20.0
161
25.8
14
II
17.0
26
20.9
62
26.7
4
III
20.2
44
23.9
47
27.9
10
IV
23.7
90
26.0
51
28.9
50
V
27.3
188
28.3
82
28.3
218
VI
28.8
240
29.3
116
27.5
312
VII
28.9
288
29.4
95
27.1
294
VIII
28.2
318
28.9
104
27.1
270
IX
27.2
265
27.1
473
26.8
327
X
24.6
130
25.1
795
26.7
267
XI
21.4
43
23.1
580
26.4
116
XII
18.2
23
20.8
297
25.7
48
TB năm
23.5
1673
25.2
2863
27.1
1930
Căn cứ bảng số liệu trên, hãy:
Vẽ đồ thị biểu hiện tương quan nhiệt ẩm của khí hậu 3 trạm trên.
Nhận xét về chế độ nhiệt ẩm và sự phân hoá mùa của các địa điểm trên theo chỉ tiêu sau:
Nhiệt độ trung bình tháng (T0 ) 250C : Tháng nóng.
Lượng mưa trung bình (p) > 100mm: Tháng mưa, P < 2t: Tháng khô.
Giải thích nguyên nhân của sự giống và khác nhau của chế độ nhiệt, ẩm và sự phân hoá mùa của 3 địa điểm trên.
(Gợi ý: Vẽ 2 đồ thị biểu hiện nhiệt độ và lượng mưa của mõi trạm trên cùng 1 hệ trục toạ độ, trục đứng chia tỉ lệ p = 2t.)
File đính kèm:
- Thuc hanh Phuong phap phan tich so lieu.doc