Biểu đồ là hình thức phản ánh các số liệu địa lý, bằng hình ảnh trực quan để dễ nhận ra bản chất địa lý của nó. Làm được điều đó, các em phải tìm ra những hình thức quy ước cho hợp lí, nghĩa là nó phải phù hợp với đặc điểm số liệu, có tỉ lệ theo diện tích, chiều cao, hoặc tỉ lệ theo các trục Tuỳ hình thức biểu đồ. Như vậy biểu đồ rất đa dạng, mỗi hình thức, yêu cầu cách vẽ khác khau.
Số liệu địa lý là đa dạng. Nhưng tựu chung lại thì hoặc là nó so sánh độ lớn của các hiện tượng địa lý với nhau (Như so sánh diện tích, dân số giức các nước hay của một nước trong những mốc thời gian khác nhau ) hoặc nó phản ánh cơ cấu của một hiện tương địa lý (Như cơ cấu GDP theo ngành, cơ cấu dân số về một mặt nào đó, cơ cấu đất tự nhiên của một lãnh thổ nhất định ), hoặc nó phản ánh động thái của một hiện tượng địa lý theo một quá trình (nhiều mốc thời gian) cũng của những hiện tượng địa lý khác nhau (Như quá trình phát triển dân số của một nước, diễn biến nhiệt độ ở đâu đó, quá trình gia tăng sản lượng của một ngành kinh tế nào đó trong một lãnh thổ ). Nhiều khi, cùng lúc nó phản ánh cả độ lớn, cả động thái của một hiện tượng địa lí hoặc vừa phản ánh cơ cấu, vừa phản anh độ lớn của một hiện tương địa lý Tuỳ theo đặc điểm số liệu, ý đồ của người làm biểu đồ mà chọn hình thức biểu đồ này hay hình thức biểu đồ khác.
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 11: Bài thực hành về: Phương pháp vẽ biểu đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11
Bài thực hành về: PHƯƠNG PHÁP VẼ BIỂU ĐỒ
Lý luận về biểu đồ.
Biểu đồ là hình thức phản ánh các số liệu địa lý, bằng hình ảnh trực quan để dễ nhận ra bản chất địa lý của nó. Làm được điều đó, các em phải tìm ra những hình thức quy ước cho hợp lí, nghĩa là nó phải phù hợp với đặc điểm số liệu, có tỉ lệ theo diện tích, chiều cao, hoặc tỉ lệ theo các trục Tuỳ hình thức biểu đồ. Như vậy biểu đồ rất đa dạng, mỗi hình thức, yêu cầu cách vẽ khác khau.
Số liệu địa lý là đa dạng. Nhưng tựu chung lại thì hoặc là nó so sánh độ lớn của các hiện tượng địa lý với nhau (Như so sánh diện tích, dân số giức các nước hay của một nước trong những mốc thời gian khác nhau) hoặc nó phản ánh cơ cấu của một hiện tương địa lý (Như cơ cấu GDP theo ngành, cơ cấu dân số về một mặt nào đó, cơ cấu đất tự nhiên của một lãnh thổ nhất định), hoặc nó phản ánh động thái của một hiện tượng địa lý theo một quá trình (nhiều mốc thời gian) cũng của những hiện tượng địa lý khác nhau (Như quá trình phát triển dân số của một nước, diễn biến nhiệt độ ở đâu đó, quá trình gia tăng sản lượng của một ngành kinh tế nào đó trong một lãnh thổ). Nhiều khi, cùng lúc nó phản ánh cả độ lớn, cả động thái của một hiện tượng địa lí hoặc vừa phản ánh cơ cấu, vừa phản anh độ lớn của một hiện tương địa lýTuỳ theo đặc điểm số liệu, ý đồ của người làm biểu đồ mà chọn hình thức biểu đồ này hay hình thức biểu đồ khác.
Các loại biểu đồ thường dùng có thể là: Hình cột (nằm ngang, đứng), hình tròn, vuông, tam giác, đường biểu diễn, biểu đồ miền, biểu đồ điểm có đường rơiTrong mỗi loại lại có sự khác nhau ít nhiều do đặc điểm số liệu và do ý đồ người vẽ.
Biểu đồ có thể trình bày độc lập để nghiên cứu, học tập địa lý, cũng có khi nó được trình bày kết hợp với bản đồ, nhằm phản ánh sự phân bố của các hiện tượng địa lý rong đó dễ dàng nhận ra độ lớn, cơ cấu hay động thái của nó (điều này khi đọc atlas địa lý Việt Nam chúng ta thường gặp).
Trong thực tế nhiều khi ta kết hợp nhiều dạng biểu đồ với nhau (thường kết hợp đường với cột, cột với tròn)
Vẽ biểu đồ có khi do yêu cầu của đề thi, nhưng đôi khi chúng ta cũng có thể chủ động biểu hiện các số liệu địa lí bằng biểu đồ nhằm dễ dàng rút ra những nhận định nào đó về địa lý khi nghiên cứu hoặc để dễõ thuyết trình về một vấn đề địa lý thuyết phục người khác.
Cách vẽ các loại biểu đồ.
Nhìn chung với tất cả các loại biểu đồ khi trình bày, đòi hỏi phải có tên, ghi chú, chính xác (nhất là về tỉ lệ), trực quan, dễ đọc và đọc được chính xác không sai bản chất của nó. Nhiều khi việc điền thêm những số liệu vào là rất cần thiết để đọc nhanh hơn.
Biểu đồ hình cột.
Dùng các cột đứng hay nằm ngang, theo tỉ lệ chiều cao (hoặc dài) của các cột, tương ứng với các số liệu phản ánh. Tỉ lệ đó có thể dựa vào quy ước trên các trục có tên, đơn vị rõ ràng, có khi tỉ lệ đó được chú thích để người đọc đọc được.
Biểu đồ hình cột, phần ưu thế của nó là so sánh độ lớn của của cùng một hiện tượng địa lý của nhiều lãnh thổ với nhau, hay của một lãnh thổ trong những thời điểm khác nhau. Ví dụ, so sánh dân số, diện tích các nước ASEA ở một thời diểm nào đó, so sánh sản lượng lương thực của nước ta giữa trước và sau khi ta ta lương thực thực, thực phẩm là chương trình kinh tế hàng đầu (có mốc thời gian rõ ràng). Hoặc các em có thể tham khảo các biểu đồ hình cột trang 12, 13, 16 Atlas địa lý Việt Nam.
Biểu đồ hình cột cũng có thể kết hợp vừa phản ánh độ lớn, vừa phản ánh động thái của một hiện tượng địa lý, khi so sánh cùng một hiện tượng địa lý trong nhiều mốc thời gian khác nhau – trong trường hợp này nó có khả năng phản ánh số liệu tương tự đường biểu diễn. (ít nhất phải có 3 mốc thời gian để có được ít nhất 2 giai đoạn để so sánh tìm ra động thái của nó). Ví dụ: Biểu đồ dân số qua các năm, trong trang 9 Atlas địa lí Việt Nam.(Khi tự vẽ, các em nên dựng hệ trục vuông góc gồm 2 trục: Trục đứng: Dân số với đơn vị triệu người, trục nằm ngang: Thời gian đơn vị là năm và không cần dùng đường nối các đầu cột như vậy).
Biểu đồ hình cột còn kết hợp phản ánh độ lớn và cơ cấu của một hiện tượng địa lý như các biểu đồ trang 10, Atlas địa lý Việt Nam.
Ngoài ra biểu đồ hình cột còn thay thế cho nhiều biểu đồ hình tròn khi phản ánh cơ cấu của một hiện tượng địa lý của nhiều lãnh thổ với nhau (như bài thực hành về cơ cấu hàng xuất khẩu của một số nước ở châu Á – chương trình lóp 11), cũng tương tự như vậy, có thể so sánh cơ cấu của một hiện tượng địa lý của một lãnh thổ trong nhiều năm (trong trường hợp các số liệu tương đối – không phản ánh độ lớn. – gần tương tự trường hợp áp dụng biểu đồ miền).
Nhìn chung, ngoài yêu cầu chung về biểu đồ như trình bày ở trên, biểu đồ hình cột, quan trọng nhất là chiều cao (dài) của cột phải theo tỉ lệ (hoặc dựa vào tỉ lệ chia trên cột, hoặc quy ước thông qua ghi chú), có khi đòi hỏi điền số liệu tương ứng vào cột, nếu có trục, thì trục phải có tên, đơn vị trên trục, phải chọn độ dài của trục, chia trục phù hợp với số liệu của bảng thống kê, nếu một cột nào đó quá lớn hay nhỏ so với quy ước tỉ lệ thì cột đó phản ánh phi tỉ lệ theo kí hiệu riêng. Cũng vẫn tuỳ theo đặc điểm số liệu và ý đồ phản ánh mà ta dùng biểu đồ cột dạng này, hay dạng khác.
Biểu đồ hình tròn.
Là biểu đồ có ưu thế nhất trong việc phản ánh cơ cấu của một hiện tượng địa lý (những số liệu mà hình thức ta thấy một tổng số nào đó bao gồm các thành phần. Ví dự trong tổng dân số gồm có dân trước tuổi lao động, trong tuổi lao động, sau tổi lao động, hoặc tổng GDP có phần do nông nghiệp, phần do công nghiệp, phần do dịch vụ cung cấp). Dựng 1 hình tròn coi điện tích của nó là toàn thể giá trị của tổng thể đó, sau đó các thành phần của tổng thể được chia theo tỉ lệ, tương ứng vói diện tích của các hình quạt tròn trong hình tròn, kí hiệu để phân biệt với các thành phần khác.
Ví dụ vẽ biểu đồ phản ánh cơ cấu đất tự nhiên của Việt Nam năm 1993, theo số liệu sau (%):
Đất nông nghiệp:
Đất lâm nghiệp:
Đất chuyên dùng và thổ cư:
Đất chưa sử dụng:
22.2
30.0
5.6
42.2
Biểu đồ được dựng như sau: Dựng một hình tròn, coi diện tích của nó là tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Khi đó, diện tích các loại đất thành phần (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, chuyên dùng, chưa xử dụng) là diện tích các hình quạt tròn theo tỉ lệ cứ 1% tương đương góc ở tâm là 3.60. Giữa các hình quạt có kí hiệu phân biệt các loại đất.
Nhiều khi biểu đồ hình tròn còn vừa phản ánh cơ cấu một hiện tượng địa lý, vừa phản ánh độ lớn của nó, khi đó có nghĩa ta cũng nhận ra cả động thái của hiện tượng địa lý đó nữa. Ví dụ, người ta yêu cầu vẽ biểu đồ phản ánh bảng số liệu sau:
Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp của nước ta
năm 1985 và 1992 (đơn vị ngàn ha)
Các loại đất
1985
1992
Đất nông nghiệp:
Trong đó:
Đất trồng cây hàng năm.
Đất trồng cây lâu năm
Đất đồng cỏ chăn nuôi
Diện tích mặt nước dùng trong nông nghiệp.
6919
5616
805
328
170
7293
5504
1191
328
268
Trường hợp này phải vẽ 2 biểu đồ cơ cấu đất nông nghiệp, một cho năm 1985, một cho năm 1993. Nhưng bán kính của chúng không bằng nhau, mà giữ đúng theo tỉ lệ diện tích ở biểu đồ hình tròn thì chúng ta có thể tuỳ ý vẽ cho năm 1985 trước rồi tính bán kính cho hình tròn năm 1993 theo tỉ lệ:
(R1: bán kính hình tròn năm 1985; R2 bán kính hình tròn năm 1993), khi dựng được hình tròn có bán kính R2 cho năm 1993 rồi tiếp tục chia tỉ lệ tương tự, phân biệt các loại đất nông nghiệp.
Biểu đồ nửa hình tròn. Ví dụ phản ánh bảng thống kê,về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của các nước:
Nước
Chỉ tiêu
Canada
Malaixia
Tổng giá trị xuất khẩu (triệu USD)
Trong đó: ((%)
Nguyên liệu nông sản, thực phẩm
Nhiên liệu, nguyên liệu khoáng sản
Các mặt hàng công nghiệp chế tạo
Các mặt hàng khác
Tổng giá trị nhập khẩu (triệuUSD)
Trong đó (%):
Nguyên liệu nông sản, thực phẩm
Nhiên liệu, nguyên liệu khoáng sản
Các mặt hàng công nghiệp chế tạo
Các mặt hàng khác
214327
14.0
13.5
65.8
6.7
206233
10.0
8.0
80.0
2.0
73340
13.0
7.4
78.6
1.0
58326
7.2
6.2
84.1
2.5
Trong trường hợp này, ta dựng bất kì nước nào trước cũng được. Giả sử ta coi giá trị xuất khẩu của Malaixia là diện tích nửa hình tròn có bán kính R1, thì để đảm bảo đúng tỉ lệ:
B.kính của nửa hình tròn biểu hiện g.trị NK của Malaixia là:
B.kính của nửa hình tròn biểu hiện g.trị XK của Canada là:
B.kính của nửa hình tròn biểu hiện g.trị XK của Canada là:
Sau khi dựng xong các nửa hình tròn trên với nhũng bán kính đảm bảo tỉ lệ với nửa hình tròn bất kì dựng đầu tiên, việc xác định những thành phần trong cơ cấu hàng xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi nước, ta cũng chia theo tỉ lệ. Ở đây, với biểu đồ nửa hình tròn, mỗi 1% tương ứng một hình quạt tròn có góc ở tâm là 1.80. Tuần tự ta dựng, kí hiệu phân biệt với các thành phần khác.
Biểu đồ hình vuông.
Những số liệu phù hợp với biểu đồ hình tròn, đều có thể vẽ biểu đồ hình vuông. Tuy niên thông thường người ta dùng biểu đồ hình tròn phổ biến hơn, nó trực quan hơn.
Khi vẽ biểu đồ hình vuông, theo tỉ lệ diện tích, hình vuông lớn coi là tổng số (100%), được chia ra 100 ô bằng nhau, mỗi ô vuông tương ứng 1%, đếm số ô tương ứng mỗi thành phần, kí hiệu phân biệt với các thành phần khác.
Lưu ý: trong hình vuông luôn đòi hỏi phải chia ra 100 ô, không dùng đường chéo để chia những số lẻ mà dùng những đường song song với bất cứ cạnh nào cũng được.
Ngoài ra biểu đồ hình vuông cũng có trường hợp tương tự hình tam giác trường hợp 1 (xem biểu đồ tam giác)
Biểu đồ hình tam giác.
Biểu đồ tam giác có 3 loại:
Loại 1. (hình tam giác đều, như biểu đồ trang 17, 18, 20 của atlas địa lý Việt Nam): phản ánh cơ cấu của một hiện tượng địa lý có 2 thành phần. Tương tự những biểu đồ hình thoi, được dùng trong atlas.
Nguyên tắc chung, là dựng 1 tam giác coi diện tích của nó: (a: Cạnh của tam giác đều đó) là tổng số; Một trong 2 thàh phần tương đương diện tích của một hình tam giác đều khác (nhỏ hơn) có cạnh là b, b phải được tính theo tỉ lệ, dựa vào quy tắc tam xuất. Nếu tổng số là A, thành phần 1 là B, ta có cạnh của tam giác đều ứng với B là:
sau đó xếp chồng lên như trong atlas, phần còn lại chính là thành phần thứ 2 cũng đã theo tỉ lệ.
Loại 2 (hình tam giác cân có chiều cao bằng ½ cạnh đáy – ít dùng): Phản ánh cơ cấu theo diện tích, tương tự hình tròn, hay hình vuông.
Ví dụ, vẽ biểu đồ phản ánh cơ cấu GDP của Việt Nam, năm 1998: Dựng 1 hình tam giác cân, chiều cao bằng ½ cạnh đáy, chia cạnh đáy thành 20 phần bằng nhau, dựng các đường vuông góc với cạnh đáy, chia đường cao của cạnh đáy thành 10 phần bằng nhau, kẻ qua những đường song song với cạnh đáy. Ta có tổng số hình vuông nhỏ là 90, hình tam giác nhỏ là20. Mỗi hình vuông nhỏ là 1%, mỗi hình tam giác nhỏ là 0.5%, tổng cũng là 100%, đếm số hình tương ứng mỗi thành phần, kí hiệu phân biệt với các thành phần khác như biểu đồ hình vuông chỉ khác là ở đây có lúc phải cộng 2 hình tam giác nhỏ thành 1%.
Nông nghiệp (%) :
Công nghiệp (%) :
Dịch vụ (%) :
25.8
32.5
41.7
Lọai 3 (hình tam giác đều): phản ánh cơ cấu của một hiện tượng địa lý chỉ có 3 thành phần, nhưng có thể phản ánh ngay trên một biểu đồ cơ cấu đó trong nhiều năm hoặc trong một thời điểm của nhiều lãnh thổ khác nhau.
Ví dụ: phản ánh cơ cấu GDP của các nước theo ngành kinh tế:
Hoa kì
Trung quốc
Nhật
Nông nghiệp.
Công nghiệp.
Dịch vụ.
2.4
30.0
67.6
20.0
42
38
6.8
34.1
59.1
Dựng một tam giác đều; mỗi cạnh coi như một trục biểu hiện cho tỉ trọng của một ngành, trên đó chia theo tỉ lệ từ 0 đến 100, đơn vị của nó là %, luân phiên cùng chiều , từ ngành này đến ngành khác (đỉnh là giá trị 100 của ngành này, thì ngay từ đó là 0 của ngành tiếp theo); tiếp theo, căn cứ vào tỉ trọng của từng ngành, xác định bằng đường đứt nét song song trên trục của ngành đó, 3 đường của 3 ngành gặp nhau tại 1 điểm. Điểm đó chính là toạ độ biểu hiện cơ cấu GDP của 1 nước. Vẽ cho đủ các nước, dựa vào đó dễ dàng so sánh cơ cấu GDP của các nước trên cùng một biểu đồ. (khó nhất của dạng biểu đồ này là chia đều trên mỗi cạnh và róng những đường róng thật song song với các cạnh đáy, nếu không 3 đường róng không chính xác, không gặp nhau cùng một điểm.
Biểu đồ miền.
Cũng có nhiều dạng:
Trước hết là kiểu miền tỉ lệ gia tăng dân số của Pháp như bài thực hành lớp 11 (cho 1 bảng thống kê về tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử của nước này trong một số thời gian): ta dựng 1 hệ trục gồm 2 trục, 1 trục đứng là tỉ lệ %, trục nằm ngang là trục thời gian. Trên đó vẽ 2 đường biểu diễn tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử, khoảng chênh lệch giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử được kí hiệu phân biệt – đó chính là miền tỉ lệ gia tăng dân số.
Kiểu biểu đồ miền thứ 2 thường sử dụng nhiều hơn, phù hợp những số liệu phản ánh cơ cấu của một hiện tượng địa lý, nhưng cơ cấu này có sự diễn biến trong nhiều năm (vừa phản ánh cơ cấu, vừa phản ánh động thái của một hiện tượng địa lý). Ví dụ phản ánh bảng số liệu sau:
Cơ cấu cây công nghiệp của Việt Nam.
Năm
1976
1980
1983
1985
1987
1989
1990
1992
1994
1995
1996
Tổng diện tích.
Trong đó cây lâu năm
100
39
100
40.8
100
39.0
100
44.5
100
47.4
100
52.2
100
54.8
100
54.4
100
55.0
100
55.7
100
61.4
Ta dựng 1 hình chữ nhật, thực ra là 2 trục. Trục đứng chia ra 100 phần bằng nhau, trục nằm ngang chia từ 1976 đến 1996 thành 20 khoảng bằng nhau, mỗi khoảng ứng 1 năm (cả 2 trục đều chia tỉ lệ). Từ đó ta dựng đường biểu diễn tỉ lệ diện tích cây công nghiệp lâu năm, từ đường biểu diễn đó trở xuống ta kí hiệu riêng cho cây công nghiệp lâu năm, phần còn lại bên trên chính là phần thể hiện tỉ lệ diện tích cây công nghiệp hàng năm. Qua đó ta vừa có thể nhận xét về cơ cấu diện tích cây công nghiệp, vừa nhận xét được diễn biến của nó trong thời gian này.
Trong trường hợp cơ cấu hiện tượng địa lý có từ 3 thành phần trở lên, ứng mỗi thành phần là một miền, khi vẽ đến miền thứ 2 trở đi, số liệu ta phải cộng với những thành phần vẽ trước (bên dưới), để xác định giá trị trên trục đứng.
Trên đây là 2 trường hợp, trong thực tế còn có những trường hợp vẽ biểu đồ miền khác nữa.
Biểu đồ điểm, có đường rơi.
Trường hợp có những bảng thống kê thể hiện sự thay đổi thứ bậc của các hiện tượng địa lý trong cơ cấu của một tổng thể địa lý lớn hơn bao trùm chúng. Ví dụ phản ánh bảng thống kê sau:
Các ngành công nghiệp.
Thứ bậc trong cơ cấu công nghiệp 1985
Thứ bậc trong cơ cấu công nghiệp 1990
Thứ bậc trong cơ cấu công nghiệp 1995
Tổng số
Điện năng
Nhiên liệu
Luyện kim đen
Luyện lim mầu
Sản xuất thiết bị, máy móc
Kĩ thuật điện và điện tử
Sản xuất các SP khác bằng kloại
Hoá chất phân bón và cao su
Vật liệu xây dựng
Chế biến gỗ và lâm sản
Xenlulô và giấy
Sành, sứ, thuỷ tinh
Lương thực
Thực phẩm
Dệt
May
Công nghiệp da
Công nghiệp in
Công nghiệp khác
7
15
17
18
4
14
8
3
6
5
10
13
11
1
2
12
16
19
9
4
2
16
17
7
13
11
6
5
8
12
15
9
1
3
14
19
18
10
5
2
15
19
8
13
11
3
4
7
12
18
9
1
6
10
14
17
16
Ta dựng một hệ trục, trục đứng biểu diễn thứ hạng từ cao xuống thấp (trong bảng này từ 20 xuống), cũng nên chia đều theo tỉ lệ. Trục ngang không cần theo tỉ lệ lần lượt ghi (có thể kí hiệu) từ ngành này đến ngành khác. Rồi vẽ các đường rơi (kí hiệu điểm phân biệt các mốc thời gian, năm).
Trên đây là những dạng biểu đồ đơn. Đôi khi người ta còn kết hợp các hình thức biểu đồ khác nhau với nhau. Chẳng hạn vẽ nhiều đường biểu diễn trên một hệ trục, vẽ hình tròn với hình cột, hình cột với đường phối hợp vì biểu đồ là một hình thức quy ước mà!
Câu hỏi và bài tập.(*) Phần này nhằm rèn luyện kĩ năng biểu đồ các loại đơn giản, chưa hẳn là biểu đồ hay nhất khi phản ánh các số liệu đó.
Vẽ biểu đồ hình cột với những bảng thống kê sau.
Bình quân lương thực đầu người ở nước ta (kg/người)
Năm
Toàn quốc
Đồng bằng
sông Hồng
Đồng bằng
sông Cửu long
1986
1988
1990
1992
1998
300.8
307.3
324.4
349.4
407.9
244.2
287.7
294.5
347.2
383.6
516.5
535.3
658.2
727.1
912.3
Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam trong thời kì 1986 – 1996 (%).
Năm
1986
1989
1993
1996
Mức tăng GDP (%)
2.84
4.68
8.08
9.13
Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (tỉ đồng)
Năm
1980
1985
1990
1992
Tổng giá trị nông nghiệp.
Trong đó: chăn nuôi.
9901
1949
12464
3032
14919
3820
17228
4496
Diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta (đơn vị 1000 ha)
Cây công nghiệp
1976
1987
1996
Hàng năm
Lâu năm
185
289
638
575
694
1107
Vẽ biểu đồ hình tròn với những bảng thống kê sau.
Cho bảng thống kê về sự phân công lao động theo ngành của các nước:
Nước
Tổng số lao động
(triệu người)
Nông nghiệp
(%)
Công nghiệp
(%)
Dịch vụ
(%)
Hoa kì
Nhật bản
Trung quốc
137.5
68
718
2.4
5.3
47.7
25.3
33.1
20.8
72.3
61.7
31.5
Vẽ biểu đồ hình vuông với những bảng thống kê sau.
Lấy bất kì bảng số liệu nào vẽ được biểu đồ hình tròn, đều vẽ được biểu đồ hình vuông.
Vẽ biểu đồ hình tam giác với những bảng thống kê sau.
Cơ cấu GDP Việt Nam theo ngành:
1985
1990
1995
1998
Nông - lâm - ngư nghiệp.
Công nghiệp – xấy dựng.
Dịch vụ.
40.2
27.3
32.5
38.7
22.7
38.6
27.2
28.8
44.0
25.8
32.5
41.7
Cho bảng thống kê về sự phân công lao động theo ngành của các nước:
Nước
Tổng số lao động
(triệu người)
Nông nghiệp
(%)
Công nghiệp
(%)
Dịch vụ
(%)
Hoa kì
Nhật bản
Trung quốc
137.5
68
718
2.4
5.3
47.7
25.3
33.1
20.8
72.3
61.7
31.5
Vẽ biểu đồ miền với những bảng thống kê sau.
Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (tỉ đồng)
Năm
1980
1985
1990
1992
Tổng giá trị nông nghiệp.
Trong đó: chăn nuôi.
9901
1949
12464
3032
14919
3820
17228
4496
Vẽ biểu đồ điểm có đường rơi với những bảng thống kê sau.
Vẽ theo số liệu thống kê đã dẫn ra trong phần lý thuyết.
File đính kèm:
- Thuc hanh Bieu do dia ly.doc