Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

I. Mục tiêu bài học:

- Nắm được những đặc điểm cơ bản của dân số, phân bố dân cư nước ta và giải thích.

- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của tình trạng dân số đông, gia tăng dân số nhanh, phân bố không hợp lý đồng thời biết được chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta.

- Phân tích được các lược đồ, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu để rút ra kiến thức.

II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ hành chính Việt nam.

- Các biểu đồ, bảng số liệu trong SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16: đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta I. Mục tiêu bài học: - Nắm được những đặc điểm cơ bản của dân số, phân bố dân cư nước ta và giải thích. - Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của tình trạng dân số đông, gia tăng dân số nhanh, phân bố không hợp lý đồng thời biết được chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. - Phân tích được các lược đồ, sơ đồ, biểu đồ, bảng số liệu để rút ra kiến thức. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ hành chính Việt nam. Các biểu đồ, bảng số liệu trong SGK. III. Hoạt động dạy học: Mở bài: Dân cư là nguồn động lực quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm dân số và dân tộc của nước ta. * Dựa vào SGK và hiểu biết, hãy cho biết quy mô dân số và vai trò đối với phát triển kinh tế xã hội? - Sau Inđônêxia và Philippin. - trong ĐK nước ta hiện nay... * Nước ta có bao nhiêu dân tộc, thành phần dân số theo dân tộc của nước ta thế nào? - Tập trung nhiều nhất ở Bắc mỹ, châu Âu, Ôxtrâylia... Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình tăng dân số và cơ cấu dân số nước ta? * Quan sát hình 16.1, hãy nhận xét tỷ lệ gia tăng dân số nước ta qua các giai đoạn? - Dẫn chứng từng thời kỳ... * Dân số nước ta tăng nhanh đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KTXH? - Dẫn chứng... * Dựa vào bảng 16.1 và hiểu biết, hãy nêu đặc điểm và xu hướng biến đổi cơ cấu dân số nước ta trong thời gian gần đây? * Cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KTXH nước ta? - Nguồn LĐ chiếm 60% DS, hàng năm tăng thêm 1,15 triệu người gây sức ép lớn cho giải quyết việc làm. Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự phân bố dân cư chưa hợp lý trên đất nước ta? * Dựa vào SGK, BĐ dân cư Việt nam hoặc Atlat địa lý VN hãy chứng minh sự phân bố dân cư chưa hợp lý giữa ĐB với trung du miền núi? Sự phân bố này có ảnh hường gì đến sự phát triển KTXH? * Dựa vào bảng 16.2 hãy so sánh và nhận xét về sự phân bố dân cư giữa các vùng của nước ta? * Dựa vào bảng 16.3 hãy so sánh và nhận xét về sự thay đổi tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn nước ta GĐ 1990-2005? * Vì sao lại có sự phân bố dân cư chưa hợp lý giữa thành thị và nông thôn? Hoạt động 4: Tìm hiểu chính sách phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nước ta? * Dựa vào nội dung SGK, em hãy nêu 1 số chính sách phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta? 1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc. a. Dân số. - Số dân 84.156.000 người (2006), đứng thứ 3 trong KV ĐNá và thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. - Vai trò: là nguồn lực quan trọng để phát triển KTXH đất nước: + Là nguồn lao động dồi dào. + Là thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Dân số đông là một trở ngại lớn cho sự phát triển. b. Thành phần dân tộc. - Nước ta có 54 dân tộc trong đó: + Dân tộc Việt (Kinh): 86,2% dân số. + Các dân tộc khác: 13,8% dân số. - Ngoài ra còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. 2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. a. Dân số còn tăng nhanh. - Dân số tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỷ 20 đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số. - Tỷ lệ gia tăng DS khác nhau giữa các vùng. + Hiện nay do thực hiện tốt KHHGĐ nên mức gia tăng đã giảm nhưng còn chậm và so với thế giới mức gia tăng dân số nước ta còn cao. + Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng hơn 1 triệu người. - Sức ép của gia tăng dân số: + Tài nguyên môi trường cạn kiệt, ô nhiễm, không đảm bảo sự phát triển bền vững. + Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện. + Khó đáp ứng được yêu cầu giải quyết việc làm, tỷ lệ thất nghiệp còn cao. b. Cơ cấu dân số. - Cơ cấu thuộc loại trẻ song đang có sự thay đổi theo hướng già hoá tuy nhiên tỷ lệ người trong độ tuổi LĐ và dưới độ tuổi LĐ còn cao. - Thuận lợi: + Nguồn LĐ dự trữ và bổ sung dồi dào. + Có truyền thống cần cù, sáng tạo, cơ cấu trẻ, có khả năng tiếp thu vận dụng KHKT nhanh. Là nguồn lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển đất nước. - khó nâng cao mức sống. Tỷ lệ trẻ em đông đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm. 3. Phân bố dân cư chưa hợp lý. - Mật độ TB 254 người/km2 (2006) nhưng phân bố chưa hợp lý giữa các vùng. a. Giữa đồng bằng với trung du-miền núi. - Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 DT nhưng tập trung tới 75% dân số, mật độ dân số rất cao. - Vùng trung du-miền núi chỉ chiếm 25% dân số, mật độ thấp hơn nhiều so với ĐB. - Trên cùng 1 dạng địa hình song trên các vùng khác nhau cũng có sự khác biệt: + ĐB sông Hồng có mật độ dân số gấp hơn 2,9 lần ở ĐB sông Cửu long. + Vùng Tây bắc mật độ DS chỉ đạt 69 người/ km2 trong khi vùng duyên hải Nam trung bộ đạt 200 người/km2, ĐN bộ đạt 511 người/km2. b. Phân bố dân cư chưa hợp lý giữa thành thị và nông thôn. - Xu hướng thay đổi: tỷ trọng dân thành thị ngày càng tăng lên trong khi tỷ trọng dân nông thôn ngày càng giảm. - Tuy nhiên dân cư nước ta vẫn chủ yếu sống ở nôg thôn (73,1% năm 2005). 4. Chính sách phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn LĐ của nước ta. - Đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện tốt chính sách, pháp luật về dân số KHHGĐ, kiềm chế tốc độ tăng dân số. - Phân bố lại dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng. - Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. - Đẩy mạnh đào tạo và xuất khẩu lao động. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, các vùng nông thôn để khai thác tốt nguồn tài nguyên và lao động của đất nước. IV. Đánh giá: - Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường. - Tại sao ở nước ta hiện nay, tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh hoạ? - Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý? Nêu 1 số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua? V. Hoạt động nối tiếp: - Vẽ biểu đồ theo bảng 16.3. - Đọc trước bài 17 Lao động và việc làm.

File đính kèm:

  • docDia ly 12 bai 16.doc
Giáo án liên quan