I. Mục tiêu bài học:
- Trình bày được vị trí địa lý, phạm vi và diện tích lãnh thổ nước ta.
- Phân tích để thấy được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ nước ta là các yếu tố địa lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với đặc điểm địa lý tự nhiên, đối với sự phát triển KTXH và vị thế của nước ta trên thế giới.
- Xác định được vị trí, phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Củng cố thêm lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ các nước Đông nam á và Việt nam.
- Bản đồ các khu vực giờ trên thế giới.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
I. Mục tiêu bài học:
- Trình bày được vị trí địa lý, phạm vi và diện tích lãnh thổ nước ta.
- Phân tích để thấy được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ nước ta là các yếu tố địa lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với đặc điểm địa lý tự nhiên, đối với sự phát triển KTXH và vị thế của nước ta trên thế giới.
- Xác định được vị trí, phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Củng cố thêm lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ các nước trên thế giới.
Bản đồ các nước Đông nam á và Việt nam.
Bản đồ các khu vực giờ trên thế giới.
III. Hoạt động dạy học:
Mở bài: Vị trí địa lý có 1 ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến diện mạo tự nhiên của lãnh thổ và ở chừng mực nhất định, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Việt nam.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lý của nước ta.
GV: Vị trí địa lý là 1 nguồn lực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển KTXH đất nước.
* Dựa vào bản đồ các nước ĐNá và bản đồ tự nhiên VN, hãy nêu các đặc điểm chính về vị trí địa lý của nước ta?
- Xác định trên bản đồ đường biên giới, các nước tiếp giáp, toạ độ địa lý nước ta.( h/s tự tìm hiểu và ghi vào vở).
Hoạt động 2: Xác định phạm vi lãnh thổ của nước ta.
GV: Lãnh thổ VN bao gồm 1 khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
- Cho h/s xác định phạm vi lãnh thổ, các tỉnh giáp biển, đường biên giới và các cửa khẩu quan trọng của nước ta?
- Nội thuỷ: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển (12 hải lý ).
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của các nước ven biển (12 hải lý)
- Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành 1 vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa có độ sâu ≥200 m.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ý nghĩa vị trí địa lý của Việt nam.
* Về mặt tự nhiên thì vị trí địa lý nước ta có ý nghĩa như thế nào?
- Tính chất nhiệt đới.
- Tính chất gió mùa.
- Nguyên nhân? Giải pháp?
* Tìm các ý nghĩa về kinh tế, văn hoá xã hội và quốc phòng của vị trí nước ta và nguyên nhân của các ý nghĩa đó?
1. Vị trí địa lý:
- Rìa phía Đông bán đảo Đông dương, gần trung tâm KV Đông nam á.
- Vừa gắn liền với lục địa á - Âu, vừa mở rộng ra Thái bình dương rộng lớn.
- Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong khu vực giờ thứ 7 (giờ quốc tế - GMT).
2. Phạm vi lãnh thổ:
a. Vùng đất:
- Diện tích 331.212 km2.
- Gồm 2 phần:
+ Đất liền: với hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền và 3260 km đường bờ biển.
+ Hải đảo: nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ phần lớn là các đảo ven bờ, có 2 quần đảo lớn là Hoàng sa, Trường sa.
b. Vùng biển:
- Bao gồm phần nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Vùng biển thuộc chủ quyền Việt nam trên biển Đông DT trên 1.000.000 km2.
c. Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ Việt nam.
3. ý nghĩa của vị trí địa lý Việt nam:
a. ý nghĩa tự nhiên:
- Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Nguồn khoáng sản phong phú.
- Nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng quý giá.
- Tạo ra sự phân hoá đa dạng về tự nhiên giữa các vùng, miền.
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán...
b. ý nghĩa kinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng.
- Về kinh tế:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước.
+ Là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho Lào, đông bắc Thái lan, Cam pu chia, nam TQ.
+ Tạo điều kiện phát triển các vùng, các ngành, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Về văn hoá xã hội: tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong KV ĐNá.
- Về chính trị - quốc phòng: có ý nghĩa đặc biệt trong khu vực ĐNá.
IV. Đánh giá và hoạt động nối tiếp: Làm các câu hỏi và chuẩn bị cho bài thực hành.
File đính kèm:
- Dia ly 12 bai 2.doc