I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Nhận thức được sự rộng lớn của Vũ Trụ, hiểu khái quát về HMT, giải thích các hiện tượng địa lý.
2. Kĩ năng:
Qua tranh ảnh, hình vẽ, giải thích các hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất.
II. Thiết bị dạy học:
Quả Địa Cầu, tranh ảnh về HMT, SGK (hình ảnh).
III. Phương pháp:
- Quan sát tranh ảnh trả lời câu hỏi
- HS làm việc theo cặp/nhóm
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 5: Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. hệ quả tự quay quanh trục của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/9/08
Ngày dạy:
Tiết PPCT: 05
Lớp dạy: 10C1,2,3
Chương II: VŨ TRỤ. HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
Bài 5 VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Nhận thức được sự rộng lớn của Vũ Trụ, hiểu khái quát về HMT, giải thích các hiện tượng địa lý.
2. Kĩ năng:
Qua tranh ảnh, hình vẽ, giải thích các hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất.
II. Thiết bị dạy học:
Quả Địa Cầu, tranh ảnh về HMT, SGK (hình ảnh).
III. Phương pháp:
Quan sát tranh ảnh trả lời câu hỏi
HS làm việc theo cặp/nhóm
IV. Tiến trình lên lớp:
Khởi động: Em biết gì về HMT? TĐ trong HMT? Vũ Trụ là gì? Được hình thành như thế
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
10’
25/
* HĐ 1: Cả lớp.
HS dựa vào H 5.1, trả lời câu hỏi:
Vũ Trụ là gì? Phân biệt Thiên Hà với Dải Ngân Hà
* HĐ 2: Cá nhân / cặp.
Bước 1: HS dựa vào H 5.2 trả lời câu hỏi:
-Mô tả về HMT. Kể tên các hành tinh trong HMT theo hướng xa MT dần.
-Nhận xét hình dạng quỹ đạo và huớng chuyển động của các hành tinh.
GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
* HĐ 3: Cặp / nhóm
- GV chuẩn kiến thức.
* HĐ 4: Cả lớp.
* HĐ 5: Cá nhân / cặp.
GV chuẩn kiến thức.
* HĐ 6: Cá nhân / cặp.
GV chuẩn kiến thức.
.(Thiên Hà: tập hợp nhiều thiên thể: ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi, khí,... Dải Ngân Hà: là Thiên Hà có chứa HMT).
Bước 2: HS phát biểu theo các câu hỏi gợi ý.
Bước 1: HS quan sát H 5.2, trả lời các câu hỏi:
-TĐ là hành tinh thứ mấy tính từ MT? Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống?
-TĐ có mấy chuyển động chính? Đó là các chuyển động nào?
-TĐ tự quay theo hướng nào? Trong khi tự quay, có điểm nào trên bề mặt TĐ không thay đổi vị trí? Thời gian TĐ tự quay?
Bước 2: HS trình bày kết quả
HS trả lời các câu hỏi:
-Vì sao trên TĐ có ngày và đêm?
-Vì sao ngày và đêm kế tiếp không ngừng trên TĐ ?
Bước 1: HS quan sát H 5.3, trả lời các câu hỏi:
-Phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ quốc tế.
-Vì sao người ta phải chia ra các khu vực giờ và thống nhất cách tính giờ trên TG?
-TĐ có bao nhiêu múi giờ? Cách đánh số? VN ở múi giờ số mấy?
-Vì sao ranh giới các múi giờ không hoàn thẳng theo kinh tuyến?
-Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế? Thử chỉ đường đó trên H 5.3 .
Bước 2: HS trả lời các câu hỏi.
Bước 1: HS dựa vào H 5.4 để trả lời các câu hỏi:
-Ở BBC các vật thể chuyển động lệch sang hướng nào? NBC lệch sang hướng nào?
-Giải thích vì sao lại co ùsự lệch hướng đó?
-Lực làm lệch hướng các chuyển động có tên là gì? Nó có tác động tới chuyển động của các vật thể nào trên TĐ?
Bước 2: HS trình bày.
I/ Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong HMT:
1) Vũ Trụ:
Là khoảng không gian vô tận, chứa hàng trăm tỉ thiên hà.
2) Hệ Mặt Trời:
- Là một tập hợp các thiên thể nằm trong dải Ngân Hà, gồm có MT và các thiên thể quay quanh cùng các đám bụi khí.
- Mặt Trời ở trung tâm.
- Trong HMT có 8 hành tinh (Thủy,Kim, TĐ, Hỏa, Mộc, Thổ, Th/Vương, H/Vương) quay quanh MT theo hướng từ tây sang đông ( Trừ KTinh & TVTinh).
3) Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:
- Ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km.
II/ Hệ quả chuyển động tự quay của T.Đất:
1) Sự luân phiên ngày-đêm:
2) Giờ trên TĐ và đường chuyển ngày QTế:
- Giờ trên TĐ:
+ Giờ địa phương: Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
+ Múi giờ: là giờ thống nhất trong từng muối, lấy theo giờ của kinh tuyến đi qua giữa múi đó.
+ Giờ GMT: là giờ của múi số 0 (lấy theo giờ của kinh tuyến gốc đi qua giữa múi đó).
- Đường đổi ngày quốc tế: Lấy đường kinh tuyến 1800 ( giữa múi số 12 ở TBD). Nếu đi từ tây sang đông qua nó thì sẽ giảm 1 ngày lịch; còn đi từ đông sang tây thì sẽ tăng 1 ngày lịch.
3) Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
- Lực làm lệch hướng là lực Côriôlix.
- Nguyên nhân: TĐ tự quay quanh trục từ tây sang đông với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ khác nhau.
- Biểu hiện:
+ Nửa cầu Bắc: Lệch về bên phải so với hướng xuất phát.
+ Nửa cầu Nam: Lệch về bên trái so với hướng xuất phát.
* Củng cố:
Ký duyệt ngày 06/09/08
-Vũ Trụ là gì? HMT là gì?
-Trình bày các hệ quả chuyển động tự quay của TĐ.
-Sắp xếp các hành tinh theo hướng xa dần MT.
* Hoạt động nối tiếp:
HS làm bài tập 3 trang 21 SGK. Đọc trước bài tiếp theo.
Ngày soạn: 04/9/08
Ngày dạy:
Tiết PPCT: 06
Lớp dạy: 10C1,2,3
Bài 6:HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
2. Kĩ năng:
Dựa vào hình vẽ,xác định được kiến thức và rút ra kết luận cần thiết.
II. Thiết bị dạy học:
Hình vẽ trong SGK, Mô hình Trái Đất.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại gợi mở
- Thảo luận
- Hoạt động cặp/nhóm
IV. Tiến trình tổ chức dạy học:
* KT bài cũ: 1/ HMT là gì? Trình bày về vị trí hành tinh của TĐ trong HMT.
2/ Cho biết sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
* Hoạt động dạy học:
Khởi động: Cho HS trình bày các hệ quả tự quay của TĐ. Chuyển động của TĐ quanh MT có hệ quả gì?
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
5
10
* HĐ 1: Cá nhân/cặp.
GV chuẩn kiến thức.
* HĐ 2: Cặp/nhóm.
- GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Bước 1: Dựa vào H 6.1 HS trả lời:
-Thế nào là chuyển động biểu kiến của MT trong 1 năm?
-Câu hỏi muc 1 SGK.
Bước 2: HS trình bày
Bước 1: HS dựa vào H 6.2 & 6.3, thảo luận:
-Vì sao có hiện tượng mùa trên TĐ?
-Xác định trên H 6.2:
+Vị trí và khoảng thời gian của các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
+Vị trí các ngày XP, HC, TP, ĐC.
-Giải thích vì sao: Mùa Xuân ấm áp, mùa Hạ nóng bức, mùa Thu mát mẻ, mùa Đông lạnh lẽo?
- Vì sao các mùa của 2 nửa cầu trái ngược nhau?
Bước 2: HS trình bày
I/ Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời:
- Khái niệm: là chuyển động giả của MT hàng năm giữa 2 chí tuyến.
- Nguyên nhân: Trục TĐ nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh MT.
II/ Các mùa trong năm:
Mùa ở 2 bán cầu trái ngược nhau về thời gian:
Có 2 cách chia mùa:
Mùa nóng và mùa lạnh:
Mùa nóng: 21/03 -23/09 ở BBC,(NBC mùa lạnh).
Mùa lạnh: 23/09-21/03 ở BBC,(NBC ngược lại).
Mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông:
Mùa Xuân:21/03-22/06.
Mùa Hạ:22/06-23/09.
Mùa Thu:23/09-22/12.
Mùa Đông:22/12-21/03.
15
* HĐ 3: Cặp /nhóm.
- GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Bước 1: HS dựa vào H 6.2 & 6.3, thảo luận:
-Thời gian nào, những mùa nào BBC có ngày > đêm, NBC có ngày < đêm? Tại sao?
-Thời gian nào, những mùa nào BBC có ngày đêm? Tại sao?
-Nêu kết luận về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên TĐ.
-Vào những ngày nào khắp nơi trên TĐ có ngày = đêm?
-Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau có thay đổi như thế nào theo vĩ độ? Vì sao?
Bước 2: HS trình bày
III/ Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ:
1) Ngày đêm dài ngắn theo mùa:
- Trong khoảng từ 21/03-23/09 bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm(NBC ngược lại).
-Ngày 22/06 có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất.
- Trong khoảng thời gian từ 23/09-21/03 bán cầu Bắc có ngày ngắn hơn đêm(NBC ngược lại).
- Ngày 22/12 có ngày ngắn nhất và đêm dài nhất.
- Ngày 21/03 và ngày 23/09 có ngày bằng đêm ở mọi nơi trên Trái Đất.
2) Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ:
- Tại xích đạo luôn có ngày bằng đêm.
- Càng xa xích đạo độ chênh lệch ngày đêm càng lớn.
- Tại cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
* Củng cố:
1) Giải thích câu cadao: Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối !
2) Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh quanTN, SX và đời sộng con người?
* Hoạt động nối tiêp:
Ký duyệt ngày 06/09/08
- HS làm bài tập 1, 3 trang 24 SGK.
- Đọc trước bài tiếp theo.
File đính kèm:
- dia 12(1).doc