Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

I-MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS cần:

1/ Kiến thức:

- Biết được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam: đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền của lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Hiểu sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.

2/ Kĩ năng:

 Đọc và khai thác kiến thức trong bản đồ.

II-PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Atlat Địa lí Việt Nam.

- Tranh ảnh về các cảnh quan của các vùng địa hình đồi núi cảu nước ta.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6/ Tuần 6 Từ 29/09 " 4/10/2008 Khối 12 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI I-MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1/ Kiến thức: - Biết được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam: đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền của lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Hiểu sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi. 2/ Kĩ năng: Đọc và khai thác kiến thức trong bản đồ. II-PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Atlat Địa lí Việt Nam. - Tranh ảnh về các cảnh quan của các vùng địa hình đồi núi cảu nước ta. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Vào bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam và Atlat địa lí hãy cho biết những đặc điểm chung của địa hình nước ta? GV cho HS lên chỉ bản đồ các hướng địa hình chính của lãnh thổ nước ta. Dựa vào những hiểu biết của em hãy cho ví dụ về những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa và địa hình chịu tác động của con người? Con người chặt phá rừng đầu nguồn làm cho mất lớp phủ thực vật tạo điều kiện cho địa hình dạng mương, xói phát triển ở vùng đồi núi Dựa vào bản đồ và Atlat tự nhiên Việt Nam hãy trình bày những đặc điểm về địa hình vùng núi Đông bắc? Dựa vào bản đồ tự nhiên em hãy xác định các núi cánh cung của vùng đông bắc? Núi cao trên 2000m ở vùng thượng nguồn sông chảy và các khối núi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng. Dựa vào Atlat, em hãy trình bày các đặc điểm về địa hình của vùng Tây bắc? Hãy xác định các dãy núi chính của vùng? Dựa vào SGK và Atlat em hãy so sánh địa hình của vùng Trường Sơn Bắc và dịa hình vùng Trường Sơn Nam có gì khác biệt? Khu vực nào của nước ta có địa hình bán bình nguyên và đồi trung du? 1/ Đặc điểm chung của địa hình: a/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: - Trên toàn lãnh thổ, đồi núi chiếm tới ¾ diện tích, còn ¼ diện tích là đồng bằng. - Địa hình cao dưới 1000m chiếm tới 85%, núi cao trung bình chiếm 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích. b/ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng: Địa hình nước ta do ảnh hưởng của vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rỏ rệt. - Địa hình tấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. - Cấu trúc địa hình được chia làm 2 hướng chính: + Hướng Tây Bắc – Đông Nam; Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. + Hướng vòng cung: vùng Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam. c/ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: thể hiện ở việc xâm thực mạnh mẽ của địa hình vùng núi cao và bồi lắng phù sa ở các vùng trũng. d/ Địa hình chịu tác động mạnh mã của con người: 2/ Các khu vực địa hình: a/ Địa hình núi: được chia làm 4 vùng: - Vùng Đông Bắc: có vị trí nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 núi cánh cung chụm nhau ở Tam Đảo, các cánh cung nầy mở ra ở phía bắc và phía đông. Trong vùng có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp ( độ cao TB 500 – 600m). vùng Đông bắc có hướng nghiên địa hình là thấp dần từ Tây bắc xuống Đông nam. - Vùng Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy địa hình chạy theo hướng Tây bắc – Đông nam: + Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipăng(3143m). + Phía Tây là các dãy núi có độ cao trung bình chạy dọc với biên giới Việt – Lào. + Ở giữa là các đồi núi thấp và các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. - Vùng núi Trường Sơn Bắc: giới hạn từ sông Cả đến dãy Bạch Mã với các dãy núi chạy song song với địa hình và so le theo hướng TB – ĐN. Trường Sơn Bắc có địa hình thấp và hẹp ngang, địa hình thấp ở giữa và nâng lên ở hai đầu. Mạch núi cuối cùng đâm ra biển, là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam. - Vùng Trường Sơn Nam: gồm các khối núi và cao nguyên; khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng lên, cao đồ sộ với những đĩnh núi cao trên 2000m và nghiêng dần vê phía đông. Các cao nguyên đất đỏ badan: Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẵng có độ cao trung bình từ 500 – 1000m, ngoài ra còn có các bán bình nguyên xen đồi ở phía Tây tạo nên sự bất đối xứng rỏ rệt giữa 2 sườn đông – tây của Trường Sơn Nam. b/ Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. - Bán bình nguyên thể hiện rỏ nhất ở ĐNB với các bậc thềm phù sa cổ cao 100m và các bề mặt phủ badan cao khoảng 200m. - Đồi trung du rộng nhất ở rìa phía bắc và phía tây sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. IV-CỦNG CỐ: 1/ Em hãy nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? 2/ Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc? 3/ Địa hình vùng Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào? Rút kinh nghiệm tiết dạy: Kí duyệt tuần 6 Ngày 27/09/2008 PHT Tổ Trưởng Dương Thu Nguyệt Lê Tấn Ỏn

File đính kèm:

  • doctiet 6.doc