Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

I-MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS cần:

1/ Kiến thức:

- Biết được đặc điểm của địa hình đông bằng và so sánh sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng của nước ta.

- Biết được các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta.

2/ Kĩ năng:

- Nhận biết đặc điểm các vùng đồng bằng trên bản đồ.

- Biết nhận xét mối quan hệ giữa địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa và ảnh hưởng của việc sử dụng đất đồi núi đối với đồng bằng.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam.

- Tranh ảnh cảnh quan địa hình đồng bằng.

III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ On định lớp.

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Vào bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6/ Tuần 6 Từ 06/10 " 11/10/2008 Khối 12 Bài 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiếp theo) I-MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1/ Kiến thức: - Biết được đặc điểm của địa hình đông bằng và so sánh sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng của nước ta. - Biết được các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. 2/ Kĩ năng: - Nhận biết đặc điểm các vùng đồng bằng trên bản đồ. - Biết nhận xét mối quan hệ giữa địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa và ảnh hưởng của việc sử dụng đất đồi núi đối với đồng bằng. II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam. - Tranh ảnh cảnh quan địa hình đồng bằng. III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Oån định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Vào bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Dụa vào SGK hãy trình bày các đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng nước ta? Dựa vào bản đồ tự nhiên và Atlat địa lí hãy xác định vị trí và đặc điểm nổi bặt của đồng bằng sông Hồng? Dựa vào bản đồ tự nhiên và Atlat địa lí hãy xác định vị trí và đặc điểm nổi bặt của đồng bằng sông Cửu long? Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai pha sớm hơn so với đồng bằng sông Cửu long Trình bày những đặc điểm nổi bật của đồng bằng ven biển? Dựa vào bản đồ tự nhiên và Atlat địa li hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế của tự nhiên khu vực đồi núi? GV cho HS chỉ bản đồ các loại khoáng sản. GV ch HS xem một số tranh ảnh về cảnh quan miền núi có tiềm năng phát triển du lịch. Dựa vào bản đồ tự nhiên và Atlat địa li hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế của tự nhiên khu vực đồng bằng? b/ Khu vực đồng bằng: Đồng bằng nước ta chiếm ¼ diện tích cả nước, được chia làm 2 loại : đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. - Đồng bằng châu thổ sông :gồm có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long: + Đồng bằng sông Hồng: được phù sa bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, có diện tích khoảng 15.000km2, địa hình cao ở Tây – Tây Bắc và thấp dần về phía Đông. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ngăn lũ, nên phần trong đê không được phù sa bồi đắp, vùng ngoài đê được phù sa bồi đắp quanh năm. + Đồng bằng sông Cửu Long: được phù sa bồi đắp hằng năm của sông Tiền và sông Hậu, có diện tích khoảng 40.000km2, địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Đồng bằng sông Cửu Long không có đê ngăn lũ nên khi lũ về nước ngập trên diện rộng, đến khi mùa khô thì thủy triều lấn mạnh làm cho 2/3 dt bị nhiễm phèn, mặn. Ngoài ra đồng bằng còn có những vùng trủng chưa được bồi đắp xong. - Đồng bằng ven biển: + Dải đồng bằng ven biển miền Trung có diện tích khoảng 15.000km2, chủ yếu là đồng bằng phù sa biển bồi đắp, có hình dạng nhỏ, hẹp, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, đất ở chủ yếu là cát, ít phù sa. + Các đồng lớn: đồng bằng sông Mã, sông Chu, sông cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng 3/ Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế – xã hội: a/ Khu vực đồi núi: - Thế mạnh: + Khoáng sản: khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh( đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram) và ngoại sinh (bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng). Đây là nguồn nguyên, nhiêu liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp. + Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài động, thực vật quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật nhiệt đới. + Đất trồng ở miền đồi núi nước ta với các cao nguyên và bán bình nguyên bằng phẵng rất thích hợp để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực. Là điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp. + Các con sông ở khu vực miền núi có tiềm năng lớn về thủy điện. + Nước ta có nhiều điều kiện( khí hậu mát mẻ, nhiều cảnh đẹp..) để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưởngnhất là du lịch sinh thái. - Hạn chế: + Địa hình miền núi bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng, miền. + Do mưa nhiều, độ dốc lớn nên dễ xảy ra các thiên tay: lũ quét, xói mòn, trượt, lở đất. Ngoài ra còn cxos thể xảy ra động đất, lốc, mưa đá, sương muối, rét hạilàm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. b/ Khu vực đồng bằng: - Thế mạnh: + Có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là gạo. + Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác: khoáng sản, thủy sản, lâm sản. + Là nơi có điều kiện tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. Đồng thời còn thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy, đường bộ. - Hạn chế: thường xuyên có các thiên tai: bảo, lụt, hạn hángây thiệt hại lớn về người và tài sản. V- CỦNG CỐ: 1/ Trình bày những đặc điểm nổi bật của khu vực đồng bằng? Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có những điểm giống và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất như thế nào? 2/ Nêu những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế – xã hội của nước ta? Rút kinh nghiệm tiết dạy: Kí duyệt tuần 7 Ngày 04/10/2008 PHT Tổ Trưởng Dương Thu Nguyệt Lê Tấn Ỏn

File đính kèm:

  • doctiet 7.doc
Giáo án liên quan