Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Chương II: Môi trường tài nguyên và nền sản xuất, xã hội

Câu 1: Trình bày về tài nguyên đất, tài nguyên nước

a) Tài nguyên đất:

- Đất là tài nguyên cơ bản của mọi quốc gia, là đối tượng và tư liệu sản xuất cơ bản cho nông – lâm nghiệp và các hoạt động khác

- Tổng diện tích đất trên trái đất là 14.777 triệu ha ( trong đó 1527 triệu ha bị bao phủ bởi băng tuyết và 13.250 triệu ha có mặt đất ). Trong diện tích không bị băng tuyết bao phủ có 12% là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là rừng và 32% là đất cư trú và đầm lay. Tuy nhiên tỉ lệ các loại đất có sự khác nhau giữa các QG và các vùng, nó tuỳ thuộc vào đk tự nhiên và trình độ phát triển KTXH.

- Hiện nay, đất phục vụ cho nông nghiệp trên TG khoảng 3200 triệu ha. Việc khai thác tiềm năng đất nông nghiệp trên TG có sự khác nhau giữa các nước và các vùng với tỷ lệ chênh lệch lớn: các nước đang phát triển là 36%, các nước phát triển là 70% ( ở Châu Á lên đến 92%, châu Phi 21%, Mĩ La Tinh chỉ có 15% )

 

doc15 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Chương II: Môi trường tài nguyên và nền sản xuất, xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ KT – XH ĐẠI CƯƠNG CHƯƠNG II : MÔI TRƯỜNG TÀI NGUYÊN VÀ NỀN SX – XH Câu 1: Trình bày về tài nguyên đất, tài nguyên nước Tài nguyên đất: Đất là tài nguyên cơ bản của mọi quốc gia, là đối tượng và tư liệu sản xuất cơ bản cho nông – lâm nghiệp và các hoạt động khác Tổng diện tích đất trên trái đất là 14.777 triệu ha ( trong đó 1527 triệu ha bị bao phủ bởi băng tuyết và 13.250 triệu ha có mặt đất ). Trong diện tích không bị băng tuyết bao phủ có 12% là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là rừng và 32% là đất cư trú và đầm lầy. Tuy nhiên tỉ lệ các loại đất có sự khác nhau giữa các QG và các vùng, nó tuỳ thuộc vào đk tự nhiên và trình độ phát triển KTXH. Hiện nay, đất phục vụ cho nông nghiệp trên TG khoảng 3200 triệu ha. Việc khai thác tiềm năng đất nông nghiệp trên TG có sự khác nhau giữa các nước và các vùng với tỷ lệ chênh lệch lớn: các nước đang phát triển là 36%, các nước phát triển là 70% ( ở Châu Á lên đến 92%, châu Phi 21%, Mĩ La Tinh chỉ có 15% ) Tài nguyên đất trên TG đang ở tình trạng bị suy thoái nghiêm trọng do bị khai thác quá mức với những phương thức không hợp lí, do phá hủy các tầng phủ thực vật, gây xói mòn, rửa trôi ( Hàng năm trên TG có khoảng 6 – 7 triệu ha đất bị xói mòn. Ơû các vùng cận nhiệt do mất rừng nên hiện tượng hoang mạc hoá phát triển nhanh chóng đặc biệt là ở Bắc Phi, Trung Á và Tây Nam Á ). Trong quá trình sử dụng đất, con người không ngừng làm biến đổi đất đai. Việc mở rộng diện tích đất canh tác thường được tiến hành bằng cách thôn tính các đồng cỏ chăn thả gia súc, phá rừng, tháo úng các đầm lầy => Tác động xấu đến động và thực vật làm tăng khả năng hoang mạc hóa ở những vùng khô hạn Việc phát triển mạnh mẽ các đô thị và công nghiệp ở nhiều nước cũng lãm biến đổi đất nông nghiệp thành đất chuyên dùng và thổ cư => tác động mạnh đến đời sống của động vật hoang dã Việc đẩy mạnh thâm canh làm cho đất bị ô nhiễm bởi các hoá chất nông nghiệp. Do sử dụng đất không hợp lí, loài người đã biến khoảng 1,5 đến 2 tỉ ha đất nông nghiệp thành hoang mạc hay đất xấu không trồng trọt được. Hiện nay hàng năm trên TG mất từ 5 – 7 triệu ha đất trồng bị thoái hóa hay do đất nông nghiệp bị chuyển mục đích sử dụng khác. Diện tích đất tưới trên trái đất chỉ chiếm 16% diện tích đất canh tác toàn thế giới, song diện tích loại đất này đã cung cấp hơn 50% sản lượng nông nghiệp TG Vì vậy chúng ta cần phải khai thác một cách hợp lí cũng như cải tạo , bảo vệ nguồn tài nguyên này thông qua phương hướng sử dụng, bón phân, rữa chua, trồng rừng phủ xanh đất trống đòi trọc Tài nguyên nước : Nước là tài nguyên có ý nghĩa quyết định đến sự sống và phát triển của con người và cả XH loài người. Tổng trữ lượng nước trên trái đất là 1,3 – 1,4 nghìn tỉ km3, trong đó 96,7% - 97,3% là nước biển trong các đại dương. Nước ngọt chỉ chiếm 2,5% - 2,7% ( Trong nước ngọt thì băng hà chiếm 69 – 77%, 23 – 30% là nước ngầm dưới sâu, còn lại là nước trong khí quyển, sinh quyển và sông ngòi ao hồ ) Nước ngọt nằm trong băng hà và tuyết vĩnh cửu lên đến 24,3 triệu km3, trữ lượng nước ngọt dưới đất khoảng 10,5 triệu km3 Mỗi năm 453 nghìn km3 nước bốc hơi từ đại dương thế giới vào khí quyển. Hơn 90% quay trở lại đại dương dưới dạng mưa. Khoảng 41 nghìn km3 nước bốc hơi được gió đưa vào đất liền, cộng với 72 nghìn km3 nước bốc hơi từ mặt đất là 113 nghìn km3 rơi xuống dưới dạng mưa Nước ngọt phân bố không đều trên trái đất, phần lớn các nước ở Trung Đông, Châu Phi, một phần Trung Mĩ và tây Hoa Kì bị thiếu nước. Tình trạng thiếu nước do nhiều nguyên nhân ( nguồn cung cấp nước hạn chế, nhu cầu nước lớn hay sử dụng kém hiệu quả ) Việc sử dụng nước ngọt trên thế giới đã không ngừng tăng. Hiện nay cơ cấu sử dụng nước ngọt trên thế giới : 69% phục vụ nông nghiệp, 23% công nghiệp, 8% sinh hoạt Dân số tăng nhanh cộng với việc đô thị hóa. CNH, NN phát triển thì nhu cầu về nước là rất lớn và tác động của con người vào chất lượng của nguồn nước càng mạnh. Do chặt phá rừng mà nguồn nước ngọt ở lục địa bị suy giảm nhanh chóng, nhiều dòng sông không có nước vào mùa khô. Câu 2 : Mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển bền vững Phát triển bền vững ( PTBV ) PTBV là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà khơng làm thiệt hại đến khả năng của các thế hệ tương lai được thoả mãn các nhu cầu của chính họ Các nguyên tắc để phát triển bền vững ( 9 nguyên tắc ) Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng Cải thiện chất lượng cuộc sống con người Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất Hạn chế tối đa việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất Thay đổi thái độ và thói quen của mỗi người Cho phép cộng đồng tự quản lí lấy môi trường của mình Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ Kiến tạo một cơ cấu liên minh toàn cầu Vấn đề mơi trường và phát triển bền vững ở các nước phát triển: Vấn đề mơi trường ở các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động lên mơi trường của sự phát triển cơng nghiệp, những vấn đề của đơ thị. Hiện tượng nĩng lên tồn cầu chủ yếu do hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng đáng kể, làm tăng hiệu ứng nhà kính. Các chất khí thải khác như khí metan, CFC, NO cũng gĩp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trong các hoạt động kinh tế làm tăng hiệu ứng nhà kính thì việc sử dụng năng lượng chiếm 49%, công nghiệp 24%, nông nghiệp 13% và phá rừng 14%. Các nước công nghiệp phát triển là các nước thải nhiều khí CO2 nhất TG. Hiện tượng “Mưa axit” là một trong những biểu hiện của ô nhiễm không khí chủ yếu do SO2, NO ( đốt than, dầu, luyện kim, ). Các nơi có lượng mưa axit nhiều là Tây Aâu, Đông Bắc Hoa Kì, Đông Trung Quốc và Nhật Bản. Mưa axit gây thiệt hại lớn đến nông nghiệp và các phương tiện. Vấn đề ô nhiễm nước cũng rất đáng quan tâm. Các hoạt động công nghiệp và khai mỏ chủ yếu là nguồn cung cấp tác nhân gây ô nhiễm ở các nước phát triển. Phần lớn các ngành công nghiệp đều tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm tiềm tàng Các phương tiện xử lí chất thải, dòng nước thoát từ vùng nông nghiệp và đô thị, mưa axit, các chất thải phóng xạ, cùng các nguồn gây ô nhiễm khác. Nhiều nước công nghiệp phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình. Tuy nhiên nhiều công ty tư bản đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. Điều này làm cho vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp Vấn đề môi trường và phát triển bền vững ở các nước đang phát triển: Các quốc gia đang phát triển chiếm ½ diện tích toàn thế giới và 80% dân số toàn thế giới. Tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên tình trạng chậm phát triển, thiếu vốn, thiếu công nghệ, hậu quả chiến tranh, đói kém, dịch bệnh, đã là cho môi trường ở đây bị hủy hoại nghiêm trọng Việc khai thác và chế biến khoáng sản chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên việc khai thác quá mức đã làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, tình trạng thiếu công nghệ đã dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Việc khai thác quá mức các tài nguyên chỉ chú trọng vào lợi nhuận, trong nhiều trường hợp đã không chú trọng đến khía cạnh bảo vệ môi trường. Rừng bị thu hẹp nghiêm trọng đã dẫn đến những vùng đất trắng, diện tích đất trống, đồi trọc tăng cao dẫn đến thay đổi khí hậu. Vấn đề dùng nước bừa bãi không chú ý đến nguồn nước đã dẫn đến 80% các căn bệnh của con người có liên quan đến việc dùng nước không an toàn, điều kiện vệ sinh kém. CHƯƠNG III: DÂN CƯ VÀ QUẦN CƯ Câu 1 : Sự phân bố dân cư trên thế giới. Giải thích nguyên nhân : Sự phân bố dân cư: Khái niệm phân bố dân cư Phân bố dân cư là sự sắp xếp một cách tự phát hoặc tự giác dân cư trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu xã hội Mật độ dân số là số dân cư trú, sinh sống trên một diện tích nhất định. Đặc điểm phân bố dân cư: Dân cư phân bố hầu như trên khắp thế giới từ các vùng cực giá lạnh cho đến các vùng hoang mạc nóng bỏng. Dân số ngày càng đông và tăng nhanh, nhưng việc phân bố dân cư thì rất không đồng đều Có 2 đặc điểm quan trọng Sự phân bố dân cư có nhiều biến động theo thời gian Sự phân bố dân cư không đồng đều theo không gian Sự phân bố dân cư biến động theo thời gian: Khi mới ra đời con người có khoảng 125 ngàn người mật độ khoảng 0,00025 người/km2 Sang các thời kì sau dân số thế giới tăng lên đáng kể và tập trung chủ yếu ở châu Á, Phi và Aâu Năm 1650 dân số thế giới đạt hơn 500 triệu người, mật độ trung bình 3,7 người/ km2 1750 ở châu Aâu xảy ra sự quá độ về dân số, tỉ suất tử vong giảm, dân số tăng nhanh và bắt đầu có những sự di cư sang châu Mĩ Trong suốt các giai đoạn từ thế kỉ XVII cho đến nay dân số châu Á hầu như luôn ổn định và là châu lục có số dân đông nhất Ơû cuối thế kỉ XVII dân số châu Aâu luôn đứng thứ hai và tương đối ổn định sau đó tăng nhanh vào giữa thế kỉ XIX do gia tăng dân số, sau đó giảm đột ngột do xuất cư sang châu Mĩ và châu Uùc Dân số châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỉ XVII cho đến giữa thế kỉ XIX liên quan đến các dòng xuất cư sang châu Mĩ. Từ cuối thế kỉ XIX cho đến nay dân số tăng cao do mức gia tăng tự nhiên cao Dân số châu Mĩ tăng lên đáng kể nhờ các dòng nhập cư liên tực từ châu Phi, châu Aâu Đến năm 1990, dân số châu Aâu tăng lên đến gần 25%, Bắc Mĩ là 5%. Cũng trong thời gian đó dân số tăng chậm nên châu Á chỉ chiếm 57,4%, châu Phi 8,1% Kể từ sau chiến tranh TG II dân số châu Á, Châu Phi, Mỉ La Tinh tăng nhanh trong khi đó ở châu Phi suy giảm. Trong 95 năm ( 1900 – 1995 ) dân số châu Aùtăng nhanh chiếm 60,4%, châu Phi 13%, Mĩ La Tinh và Caribê 8,5%, châu Aâu giảm từ 25% xuống chỉ còn 13% dân số TG Sự phân bố dân cư không đồng đều theo không gian: Con người có mặt hầu như khắp mọi nơi trên trái đất nhưng phân bố rất không đều Khu vực đông bán cầu tập trung đến 80% dân số thế giới, khu vực tây bán cầu chỉ có 20% Sự phân bố theo không gian thể hiện như sau: Hơn 50% dân số TG tập trung ở các vĩ độ ôn đới. Dân cư thường tập trung ven biển, cách bờ không quá 200km Quá nửa dân số tập trung ở những vùng đất không quá 200m so với mặt biển, nhưng miền này chỉ chiếm không quá 25% diện tích trái đất Các khu vực dân tập trung cao là ở các đồng bằng trù phú, phì nhiêu, các cảng thuận tiện cho việc giao thông, đánh bắt thủy hải sản Cụ thể : Các vùng đồng bằng châu Aù gió mùa thuộc các khu vực châu thổ hạ lưu Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang, sông Hồng, sông Mêkông, đảo Java, đồng bằng Bănglades, khu vực Tây Aâu Các vùng băng giá, đồng rêu ven Bắc Băng Dương, những hoang mạc mênh mông ở Châu Phi, Châu Uùc, vùng rừng xích đạo ở Nam Mĩ, Châu Phi; những vùng núi cao hầu như không có người cư trú. Các nhân tố ảnh hưởng ( nguyên nhân ) Nhân tố tự nhiên : Khí hậu, nguồn nước, địa hình và đất đai, khoáng sản Nhân tố KT-XH Trình độ phát triển lực lượng sản xuất ( quan trọng nhất ): nhờ trình độ sx cao nên dân cư phân bố cả ở các vùng cực và hoang mạc Tính chất của nền kinh tế : công nghiệp tập trung dân cao, nông nghiệp dân thưa Lịch sử khai thác lãnh thổ Chuyển cư Câu 2 : Đặc điểm đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế – xã hội Khái niệm: Theo nghĩa rộng : đô thị hóa là một quá trình lịch sử nâng cao vai trò của thành phố trong việc phát triển xã hội. Quá trình này bao gồm sự thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là phân bố dân cư, trong cơ cấu nghề nghiệp xã hội, cơ cấu dân số, trong lối sống, Theo nghĩa hẹp: đô thị hóa cũng là quá trình phát triển của các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong dân cư Các thước đo đô thị hóa: Tăng trưởng về dân số Di cư nông thôn lên thành thị Yếu tố lực kéo – đẩy Đặc điểm của đô thị hóa: Sự gia tăng nhanh dân số đô thị trong tổng số dân Từ khi xuất hiện đô thị cho đến nay thì dân số đô thị liên tục tăng lên với tốc độ nhanh Đầu thế kỉ XIX toàn thế giới có trên 29 triệu dân đô thị chiếm 3,2% tổng số dân Năm 1900 dân số đô thị tăng lên 220 triệu chiếm 13,6% dân số gấp 4 lần năm 1800 Năm 1950 dân đô thị là 732 triệu chiếm 29,2% dân số Đầu thế kỉ XXI dân số đô thị là 2,9 tỉ người chiếm 47,7% dân số toàn thế giới Ước tính vào năm 2030 sẽ có 5 tỉ người ( 60% dân số thế giới )sống tại các đô thị Sự tăng nhanh về số lượng và qui mô các đô thị Các đô thị xuất hiện ngày càng nhiều và tăng dần về qui mô Năm 1950 toàn thế giới có 8 đô thị có số dân trên 5 triệu. Năm 1975 tăng lên 23, hiện nay là trên 50 đô thị với tổng số dân trên 372 triệu người chiếm 6% dân số toàn thế giới và 13% dân số đô thị trên toàn cầu Số lượng các siêu đô thị cũng tăng nhanh. Năm 1975 chỉ mới có 5 thành phố có số dân trên 10 triệu. Năm 2000 đã có 14 thành phố Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: Đô thị hóa nông thôn làm cho lối sống của nông dân gần với lối sống của dân cư thành phố về nhiều mặt Tỉ lệ phi nông nghiệp đang ngày càng tăng lên. Xu hướng hiện nay là ngày càng nhiều người dân ở nông thôn ra các thành phố làm việc. Chính người dân “ nửa đô thị” này đã đưa ảnh hưởng mọi mặt của lối sống đô thị vào nông thôn Đô thị hóa trên thế giới: Đô thị hóa trên thế giới Sự tăng lên của dân số đô thị là quá trình biến đổi dân số chủ yếu trên thế giới Năm 2000, 47% dân số toàn thế giới ( 2,9 tỉ người ) sống ở các thành phố lớn Ước tính vào năm 2030 sẽ có 5 tỉ người ( 60% dân số thế giới )sống tại các đô thị Hầu hết quá trình tăng trưởng dân số đô thị rơi vào các nước thế giới thứ 3 Đô thị hoá ở các nước phát triển: Các nước phát triển có quá trình CNH sớm nên quá trình ĐTH cũng bắt đầu sớm Đặc trưng cho quá trình ĐTH ở đây là nhịp độ tăng tỉ lệ dân thành thị cao và đẩy mạnh việc hình thành các siêu đô thị và cụm đô thị Tỉ lệ đô thị hóa ở đây cũng khác nhau ở các quốc gia. Trung bình là 77,1% ( ở Bắc Aâu là 83%, Tây Aâu 78%, Bắc Mĩ 75%, Oxtrâylia 85%, Nhật Bản 78% ) ngoài ra ở Bồ Đào Nha 48%, Slôvania 50% Ơû các quốc gia phát triển nhu cầu về đời sống vật chất giữa nông thôn và thành thị không có khoảng cách lớn. Vì vậy xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra các thành phố vệ tinh ngày càng phổ biến. Nhịp độ gia tăng dân số đô thị trong thời gian gần đây đã bắt đầu chậm lại Đô thị hóa ở các nước đang phát triển Đang diễn ra sự bùng nổ đô thị hóa, nét đặc trưng chủ yếu của quá trình này là sự thu hút dân cư nông thôn lên các thành phố lớn. Ơû nhiều nước, nhịp độ đô thị hóa rất cao. Do khoảng cách về mức sống vật chất giữa nông thôn và thành thị là rất lớn nên dòng người từ nông thôn lên thành thị là rất lớn Quá trình ĐTH diễn ra nhanh hơn quá trình CNH, cộng với người nhập cư ngày càng đông đã làm tăng đội quân thất nghiệp ở các thành phố Nhiều thành phố lớn và cực lớn đã mọc lên với tốc độ nhanh như: Phần lớn các quốc gia có mức độ đô thị hóa diễn ra chậm như Ruanda 5%, Đông timo 8%, Uganda 15%, Lào 16%, Quá trình đô thị hóa diễn ra trong tình trạng đô thị hóa không kiểm soát được đã dẫn đến nảy sinh nhiều vấn đề về xã hội Những ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến phát triển dân số và KT-XH Những ảnh hưởng tích cực: Quá trình ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp các châu lục và đã trở thành một xu thế của thời đại Quá trình ĐTH đã tạo ra những thay đổi lớn về các mặt KT-XH, môi trường, Về phương diện kinh tế, đô thị hóa đã làm chuyển dịch các hoạt động của dân cư KV1 sang KV2 và 3. Đô thị hóa có khả năng làm tăng qui mô của công nghiệp và dịch vụ. Về phương diện văn hóa – xã hội: ĐTH dẫn đến việc phổ biến lối sống thành thị. Sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ mới đã tạo ra nhiều việc làm mới, Về phương diện dân số học: ĐTH làm thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân của các thành phố ( sinh ở đô thị giảm, nông thôn cao. Mức tử ở các đô thị cao, nông thôn thấp nhưng càng ngày càng thay đổi. Ơû thành thị kết hôn cao nhưng li dị cũng cao ) Quá trình ĐTH gắn liền với việc mở rộng và phát triển không gian đô thị. Trên cơ sở đó hình thành môi trường đô thị Những ảnh hưởng tiêu cực: Việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở các đô thị Nhà cũng là mối quan tâm đặc biệt đối với các đô thị Kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là các nước đang phát triển trở nên quá tải trước sức ép rất lớn về dân số và các hoạt động KT-XH ( giao thông đô thị, cung cấp năng lượng, cấp thoát nước, thu gom rác thải, công viên cây xanh, ) Chất lượng môi trường đô thị đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng Giáo dục và y tế bị quá tải Cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên CHƯƠNG V : NÔNG NGHIỆP Câu 1: Phân tích đặc điểm phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi: Đặc điểm phát triển : Đặc điểm quan trọng nhất của ngành chăn nuôi là sự phát triển và phân bố của nó phụ thuộc chặt chẽ vào thức ăn Ngoài các đồng cỏ tự nhiên và diện tích mặt nước, phần lớn thức ăn phục vụ chăn nuôi đều do ngành trồng trọt cung cấp. Vì thế ở đâu ngành trồng trọt phát triển, con người không cần phải quan tâm đến lương thực cho bản thân mình thì ở đó điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi. Các nước đang phát triển ngược lại Sự khác biệt về chất lượng của cơ sở thức ăn dược thể hiện khá rõ trong cơ cấu và phương hướng chăn nuôi ( các đồng cỏ khô cằn ở Mông Cổ, Tây Á nuôi cừu, dê, lạc đà,.., các vùng tốt tươi nuôi bò lấy thịt và sữa ) Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu về khoa học công nghệ ( trước là thức ăn tự nhiên, bây giờ là thức ăn chế biến bằng phương pháp công nghiệp ). Đồng cỏ với nhiều giống mới cho năng suất cao, chất lượng cao Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức ( từ chăn nuôi chăn thả sang chăn nuôi chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp ) và theo chuyên môn hóa ( thịt, sữa, len, trứng, ) Các ngành chăn nuôi : Chăn nuôi gia súc lớn : Chăn nuôi bò : chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi Bò được thuần dưỡng và nuôi đầu tiên ở Aán Độ, Nam Á, ĐT Hải, Trung Aâu Bò được nuôi ở các đồng cỏ tươi tốt thuộc Hoa kì, Argentina, Braxin, Mehico, Nga, Anh, Chăn nuôi trâu : có ở các vùng nhiệt đới như Aán Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á Chăn nuôi ngựa: ở các quốc gia có đồng cỏ lớn Chăn nuôi gia súc nhỏ: Chăn nuôi lợn: đứng thứ 2 sau chăn nuôi bò Được thuần dưỡng đầu tiên ở Trung Quốc, Aán Độ Thức ăn nuôi lợn cần nhiều tinh bột là sản phẩm thừa của nền công nghiệp thực phẩm Chăn nuôi cừu : Được nuôi nhiều nơi từ xứ nóng đến các vùng lạnh ở Bắc Aâu Cừu lấy thịt được nuôi nhiều ở tây bắc TQ, Mông Cổ, Uùc, Trung Á, Đức, Aùo Cừu lấy lông được nuôi ở vùng khô hanh Austraylia, New Zeland, TQ, Argentina, Nam Phi Dê : được nuôi nhiều ở Trung Á, Nam Á, Đông Phi Câu 2 : Vì sao ngành nuôi trồng thủy hải sản trên TG ngày càng phát triển Thủy sản là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người. Các chất đạm từ cá, tôm dễ tiêu hóa, không gây béo phì và nhất là cung cấp các nguyên tố vi lượng có từ biển như I ốt, canxi, brôm, natri, sắt, rất dễ hấp thụ và có lợi cho sức khoẻ của con người Ngành thủy sản phát triển còn cung cấp nguyên liệu cho nền công nhiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị Ngành có đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu KT-NN Các đội tàu đánh cá lớn có trang bị cơ sở vật chất, khoa học kĩ thuật hiện đại đồng bộ, có các tàu chế biến đi kèm, lưới tốt, các thiết bị hiện đại thăm dò luồng cá, các cảng cá xí nghiệp sửa chữa tàu, chế tạo ngư cụ ngày càng phát triển Ngành nuôi trồng thủy hải sản càng phát triển Các đại dương bao phủ 71% diện tích bề mặt trái đất với diện tích 361 triệu km2, với 200 loài thực vật và hơn 400 loài cá có giá trị với tổng mức sản xuất 500 tỉ tấn/ năm, mức khai thác tối đa là 600 triệu tấn/ năm. Khai thác thủy hải sản từ đại dương chiếm 85 – 90% sản lượng. Nhiều quốc gia đang nâng cao cơ sở vật chất, tàu đánh cá, vốn để ra khơi nhằm nâng cao sản lượng đánh bắt Việc khai thác thủy sản quá mức ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản. Vì vậy vấn đề khai thác hợp lí kết hợp với bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thủy sản có ý nghĩa lớn Tuy ngành đánh bắt vẫn cung cấp trên 2/3 sản lượng thủy sản song ngành nuôi trồng đã và đang phát triển với tốc độ nhanh và vị thế ngày càng cao Nguồn tài nguyên biển là có giới hạn, lại đang bị con người khai thác quá mức. Để đáp ứng nhu cầu này thì việc phát triển nuôi trồng thủy hải sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Sản lượng thủy sản nuôi trồng từ 1950 đến nay đã tăng lên 3 lần, đạt 48 triệu tấn Điều kiện tự nhiên nhiều nôi thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản Câu 3 : Tại sao cần phải đẩy mạnh hơn nữa ngành trồng rừng Vai trò của rừng: Rừng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong đời sống xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái Rừng có tác dụng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái ( sinh thủy cho đầu nguồn, hạn chế gió bão, sa mạc hóa, rừng là lá phổi xanh, bảo vệ đất,) Cung cấp nhiều loại lâm sản thoả mãn nhu cầu sản xuất và đời sống ( cung cấp gỗ, nguyên liệu giấy, dược liệu quí, giải trí du lịch ) Việc khai thác quá mức Diện tích rừng đang giảm nhanh từ 7,2 tỉ ha xuống chỉ còn 3,5 tỉ ha. Mỗi năm trên TG có 9,5 triệu ha rừng bị phá hủy Độ che phủ giảm mạnh, tốc độ khai thác cao : châu Phi ( 0,78% / năm ), Nam Mĩ ( 0,41% / năm ), châu Á ( 0,22% / năm ) Vấn đề môi trường sinh thái đang suy giảm nghiêm trọng cần đề ra nhiều biện pháp để khắc phục, trong đó có việc trồng rừng Trồng rừng : Việc đẩy mạnh trồng rừng có ý nghĩa to lớn về mặt KT-XH và môi trường. Nó không chỉ cung cấp nguyên liệu ổn định cho gỗ trụ nhỏ, công nghiệp giấy, chế biến gỗ, sản xuất đồ dùng mĩ nghệ, nâng cao giá trị sản phẫm rừng mà còn có tác dụng phòng hộ và bảo vệ rừng Diện tích rừng trồng tăng nhanh từ 17,8 triệu ha năm 1980 lên 187 triệu ha năm 2000 Mặc dù chỉ chiếm gần 5% diện tích rừng toàn cầu song rừng trồng đã cung cấp 35% tổng sản lượng gỗ tròn của TG Rừng trồng được

File đính kèm:

  • docÔN TẬP THI ĐL - KTXH ( ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG ).doc