Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

2-Các thành phần tự nhiên khác.

a-Địa hình.

-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

 Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở. Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình các-xtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô. Còn trên các vùng đồi thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

 -Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu.

 Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét. Như vậy, quá trình bào mòn – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và bviến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo) 2-Các thành phần tự nhiên khác. a-Địa hình. -Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở. Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình các-xtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô. Còn trên các vùng đồi thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. -Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu. Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét. Như vậy, quá trình bào mòn – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và bviến đổi địa hình Việt Nam hiện tại. -Hãy nêu ảnh hưởng của địa hình xâm thực, bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta ? -Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở. Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình các-xtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô. Còn trên các vùng đồi thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. -Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu. Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét. Như vậy, quá trình bào mòn – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và bviến đổi địa hình Việt Nam hiện tại. b-Sông ngòi. -Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km thì nước ta đã có tới 2.360 sông. Dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ. -Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Sông ngòi nước ta chứa một lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ). Tổng lượng cát bùn hằng năm sông ngòi vận chuyển ra Biển Đông là 200 triệu tấn. Trong đó, lượng cát bùn của hệ thống sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, của sông Cửu Long là 70 triệu tấn/năm. -Chế độ nước theo mùa. Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mùa. Mưa theo mùa, lượng dòng chảy cũng theo mùa -Sự phân phối lượng nước như vậy gây khó khăn gì trong việc sử dụng và điều tiết dòng chảy ? -Chủ động trong việc sử dụng nguồn nước -Thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông. Sông Mê Kông có lượng nước lớn, chiếm tới trên 60%; sông Hồng chiếm gần 15% tổng lượng nước toàn quốc; các sông còn lại chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước. Địa hình dốc mạnh, mưa nhiều nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Tổng lượng cát bùn hằng năm sông ngòi vận chuyển ra Biển Đông từ 400 – 500 triệu tấn. Sông Mê Kông có lượng cát bùn là trên 200 triệu tấn/năm, sông Hồng là trên 100 triệu tấn/năm, mỗi sông còn lại chỉ vài triệu tấn/năm. c-Thủy chế theo mùa. Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa. Mưa theo mùa, lượng dòng chảy cũng theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Tính thất thường trong chế độ mưa cũng quy định tính thất thường trong chế độ dòng chảy. Vì sao sông ngòi nước ta có đặc điểm nêu trên ? -Chịu tác động của kghí hậu gió mùa. c-Đất. Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất baz dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe – Al) đỏ vàng. Đất feralit có đặc tính gì và ảnh hưởng như thế nào đén việc sử dụng đất trong trồng trọt ? -Chua -Bón vôi. -Đá ong hóa. d-Sinh vật. Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh. Hiện nay, rừng nguyên sinh còn lại rất ít, phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái thực vật nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nữa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, cây bụi gai hạn nhiệt đới. Trong giới sinh vật thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc họ cây nhiệt đới như Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. Động vật trong rừng là các loài chim thú nhiệt đới; nhiều nhất là công, trĩ, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẳng Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng vô cùng phong phú. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quang tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. 3-Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa dến hoạt động sản xuất và đời sống. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống, trực tiếp nhất và rõ rệt nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. a-Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. -Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trồng bằng mô hình nông – lâm kết hợp. -Mặt khác, hoạt động của gió mùa với tính chất thất thường trong chế độ nhiệt ẩm cũng gây không ít trở ngại cho sản xuất nông nghiệp. Đó là một mùa mưa thừa nước và một mùa khô thiếu nước; năm rét sớm, năm rét muộn; năm úng ngập, năm hạn hán; nơi này chống úng, nơi khác phải chống hạn. -Tính không ổn định của các yếu tố khí hậu và thời tiết còn gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng trừ dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp. b-Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống. -Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp,, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch và đảy mạnhhoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô. -Tuy nhiên, các khó khăn trở ngại cũng không ít : +Các hoạt động giao thông, vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phânmùa khí hậu, chế độ nước sông. +Độ ẩm cao cũng gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản. +Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, thiệt hại về người và tài sản. +Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. +Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái. Câu hỏi và bài tập 1-Hãy nêu biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi ở nước ta ? a-Địa hình. -Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở. Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình các-xtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô. Còn trên các vùng đồi thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. -Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu. Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét. Như vậy, quá trình bào mòn – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và bviến đổi địa hình Việt Nam hiện tại. b-Sông ngòi. -Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km thì nước ta đã có tới 2.360 sông. Dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ. -Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Sông ngòi nước ta chứa một lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ). Tổng lượng cát bùn hằng năm sông ngòi vận chuyển ra Biển Đông là 200 triệu tấn. Trong đó, lượng cát bùn của hệ thống sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, của sông Cửu Long là 70 triệu tấn/năm. -Chế độ nước theo mùa. Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mùa. Mưa theo mùa, lượng dòng chảy cũng theo mùa Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ thống sông. Sông Mê Kông có lượng nước lớn, chiếm tới trên 60%; sông Hồng chiếm gần 15% tổng lượng nước toàn quốc; các sông còn lại chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước. Địa hình dốc mạnh, mưa nhiều nên lượng đất bị bào mòn, xâm thực lớn. Tổng lượng cát bùn hằng năm sông ngòi vận chuyển ra Biển Đông từ 400 – 500 triệu tấn. Sông Mê Kông có lượng cát bùn là trên 200 triệu tấn/năm, sông Hồng là trên 100 triệu tấn/năm, mỗi sông còn lại chỉ vài triệu tấn/năm. c-Thủy chế theo mùa. Nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa. Mưa theo mùa, lượng dòng chảy cũng theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Tính thất thường trong chế độ mưa cũng quy định tính thất thường trong chế độ dòng chảy. 2-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở thành phần đất, sinh vật và cảnh quan thiên nhiên như thế nào ? c-Đất. Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất baz dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe – Al) đỏ vàng. d-Sinh vật. Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh. Hiện nay, rừng nguyên sinh còn lại rất ít, phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái thực vật nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nữa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, cây bụi gai hạn nhiệt đới. Trong giới sinh vật thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc họ cây nhiệt đới như Đậu, Vang, Dâu tằm, Dầu. Động vật trong rừng là các loài chim thú nhiệt đới; nhiều nhất là công, trĩ, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẳng Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng vô cùng phong phú. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quang tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. 3-Hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống. -Nền nhiệt ẩm cao tạo điều kiện cho cây trồng phát triển với năng suất cao. Tuy nhiên, côn trùng và dịch bệnh cũng lan truyền mạnh. -Khí hậu phân hóa hai mùa mưa vào khô dễ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, thời tiết thất thường ảnh hưởng mạnh đến năng suất cây trồng.

File đính kèm:

  • docTra loi cau hoi giua bai va cuoi bai Dia 12(9).doc