Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 1 – Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần nắm được:

1. Kiến thức

- Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở đất nước ta.

- Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của nước ta.

- Biết được một số định h¬ướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.

2. Kĩ năng

- Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.

- Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới và hội nhập.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ và các bảng số liệu về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng GDP của cả nước và phân theo thành phần kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 1 – Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/2011 Ngày giảng: 12A1(18/8), 12A2(18/8) Tiết 1 – Bài 1 VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này, HS cần nắm được: 1. Kiến thức - Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở đất nước ta. - Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực của nước ta. - Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập. 2. Kĩ năng - Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới. - Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới và hội nhập. - Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ và các bảng số liệu về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng GDP của cả nước và phân theo thành phần kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước. 3. Thái độ - Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. II. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Bản đồ Kinh tế Việt Nam. Một số hình ảnh, tài liệu, về các thành tựu của công cuộc Đổi mới. Một số tài liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực. 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, Átlat Địa Lí Việt Nam, đồ dùng học tập.... III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ - Phần kiến thức cũ giáo viên kiểm tra trong quá trình dạy bài mới. 2. Dạy bài mới * Đặt vấn đề (1'): Giáo viên nhắc lại kiến thức lịch sử về quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội của Việt Nam trước và sau khi Đổi mới. Hoạt động của GV và HS Tg Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu về công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội * Phương pháp dạy học: - Đàm thoại gợi mở. - Giảng giải. * Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa và một số tư liệu tham khảo. Bước 1: - GV: Yêu cầu cả lớp đọc mục 1.a trang 7 SGK. => GV đặt câu hỏi: - Bối cảnh nền kinh tế nước ta trước khi Đổi mới? - Nêu những hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với nước ta? => HS trả lời, bổ sung kiến thức. GV chuẩn hoá kiến thức. - GV chuyển ý: Giai đoạn 1976- 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta chỉ đạt 1,4 %. Năm 1986 lạm phát trên 700%. Tình trạng khủng hoảng kéo dài buộc nước ta phải tiến hành Đổi mới. Bước 2: - GV yêu cầu HS đọc phần 1.b nêu thời gian tiến hành đổi mới ở Việt Nam. - GV nhấn mạnh đổi mới là một xu thế tất yếu. - Yêu cầu học sinh tìm hiểu về 3 xu thế đổi mới được đưa ra Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986. => Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung ý kiến. GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức. - GV chuyển ý: Quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước cùng với sức sáng tạo phi thường của nhân dân ta để đổi mới toàn diện đất nước đã đem lại cho nước những thành tựu to lớn. Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành tựu của nền kinh tế - xã hội nước ta trong công cuộc đổi mới * Phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm. - Nêu vấn đề, giảng giải. * Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa và các biểu đồ, bảng số liệu trong SGK phóng to, bản đồ kinh tế Việt Nam. Bước 1: - GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm: + Nhóm 1: Trình bày những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới ở nước ta. Cho ví dụ thực tế. + Nhóm 2: Quan sát hình 1.1, hãy nhận xét tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (tỉ lệ lạm phát) các năm 1986 - 2005. ý nghĩa của việc kiềm chế lạm phát . + Nhóm 3: Dựa vào bảng 1, hãy nhận xét về tỉ lệ nghèo chung và tỉ lệ nghèo lương thực của cả nước giai đoạn 1993 - 2004. Bước 2: - HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - Trong quá trình các nhóm trình bày giáo viên kết hợp giải thích thêm một số nội dung sau: + Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP). + Chuẩn đói nghèo đưa ra dựa trên thu nhập của người dân bao gồm ngưỡng nghèo lương thực – thực phẩm ( ứng với thu nhập và chi tiêu đủ để đảm bảo 2100 calo mối ngày) và ngưỡng nghèo chung ( ứng với thu nhập và chi tiêu đủ để đáp ứng nhu cầu lương thực – thực phẩm và phi lương thực). Bước 3: - GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. - GV chỉ trên bản đồ Kinh tế Việt Nam các vùng kinh tế trọng điểm, vùng chuyên canh nông nghiệp, nhấn mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. Bước 4: - GV nhấn mạnh: Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành đổi mới thành công, đưa đến sự ổn định KT – XH và sự phát triển ngày càng tốt hơn. Có phân tích các thành tựu của công cuộc đổi mới trên nền của các khó khăn chồng chất mà đất nước phải trải qua sau chiến tranh và sự thất bại của cuộc cải cách kinh tế các nước Đông Âu và Liên Xô trước đây thì mới thấy hết được sự lớn lao của các thành tựu đã đạt được. => GV chuyển ý. Hoạt dộng 3: Tìm hiểu tình hình hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta * Phương pháp dạy học: - Thảo luận theo cặp. - Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề. * Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa và các biểu đồ trong SGK phóng to. Bước 1: - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức lớp 11 trả lời câu hỏi: Thế nào là toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế? - GV yêu cầu HS đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân: Hãy cho biết bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ 20 có tác động như thế nào đến công cuộc đổi mới ở nước ta? Những thành tựu nước ta đã đạt được. => Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV cung cấp thông tin về các loại nguồn vốn trên. - GV nhấn mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa thì đổi mới, mở cửa và hội nhập là tất yếu và không có sự lựa chọn nào khác. Bước 2: - GV nhấn mạnh khi mở của nền kinh tế và đẩy mạnh giao lưu quốc tế thì các biến động bất lợi trên thế giới và trong khu vực sẽ tác động mạnh hơn vào nền kinh tế nước ta. - GV đặt câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu những khó khăn của nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực ? => HS trả lời, các HS khác nhận xét, GV chuẩn kiến thức. (Khó khăn trong cạnh tranh với các nước phát triển hơn trong khu vực và thế giới; nguy cơ khủng hoảng; khoảng cách giàu nghèo tăng. . .) Hoạt động 4: Tìm hiểu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới * Phương pháp dạy học: - Đàm thoại. - Thuyết trình. * Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa . Bước 1: - GV yêu cầu một HS đọc nội dung phần 3 SGK: Hãy nêu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới trên đất nước ta? => HS trả lời, GV chuẩn xác thông tin. Bước 2: - GV nhấn mạnh: Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực hiện hiệu quả các định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới sẽ đưa nước ta thoát khỏi tính trạng kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. 13’ 10’ 14’ 4’ 1. Công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội a. Bối cảnh - 1945: Đất nước thống nhất nhưng phải chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. - Điểm xuất phát nền kinh tế thấp (từ một nền kinh tế nông nghiệp độc canh cây lúa lạc hậu với lao động thủ công là chính). - Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, lạm phát kéo dài trong khoảng thời gian từ cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX. b. Diễn biến - Năm 1979: Bắt đầu thực hiện đổi mới trong một số ngành (nông nghiệp, công nghiệp) - Ba xu thế đổi mới từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986: + Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội. + Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. c. Thành tựu - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005). - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III) . - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét (hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng chuyên canh...). - Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước. 2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực a. Bối cảnh - Thế giới: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực. - Việt Nam là thành viên của ASEAN (7/95), bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, thành viên WTO năm 2007. b. Thành tựu - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, FPI). - Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường. - Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu gạo. 3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới - Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm nghèo. - Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường. - Đẩy mạnh CNH - HĐH gắn với nền kinh tế tri thức. - Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục. 3. Củng cố và luyện tập (2’) - GV khái quát lại ngắn gọn kiến thức đã học trong bài nhấn mạnh 2 nội dung sau: + Thành tựu to lớn của Việt Nam trong công cuộc đổi mới. + Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam gắn liền với xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTiet 1 Bai 1 Viet Nam tren duong doi moi va hoinhap.doc
Giáo án liên quan