I/ Mục tiêu: Sau bài học này, HS cần
1. Kiến thức
+ Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.
+ Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế của nước ta.
+ Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
2. Kĩ năng
+ Liên hệ các kiến thức địa lí
+ Biết liên hệ với các vấn đề của cuộc sống.
3. Thái độ:
+ Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.
113 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 1 đến tiết 48, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...
Lớp 12A1 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:...........
Lớp 12A2 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:............
Lớp 12A3 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:.............
Lớp 12A4 Tiết dạy:..............Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:..............
Tiết 1: Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
I/ Mục tiêu: Sau bài học này, HS cần
1. Kiến thức
+ Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở nước ta.
+ Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế của nước ta.
+ Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới.
2. Kĩ năng
+ Liên hệ các kiến thức địa lí
+ Biết liên hệ với các vấn đề của cuộc sống.
Thái độ:
+ Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
Chuẩn bị của GV:
+ Một số hình ảnh, tư liệu, video... về thành tựu của công cuộc đổi mới.
+ Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực.
Chuẩn bị của HS:
+ Tập bản đồ
III/ Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ:
Dạy nội dung bài mới:
Nội dung chính
Hoạt động của GV và HS
1. Công cuộc đổi mới là một cải cách toàn diện về kinh tế và xã hội:
a. Bối cảnh:
- Thống nhất đất nước năm 1975 cả nước tập trung hàn gắn các vết thương chiến tranh, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ, giầu mạnh.
- Xuất phát điểm nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Chịu hậu quả nặng nề về chiến tranh, khủng hoảng kéo dài, lạm phát...
b. Diễn biến:
- Đại hội Đảng lần thứ IV ( 1986 ) KT- XH phát triển theo 3 xu thế sau:
+ Dân chủ hoá đời sống KT - XH. VD:
+ Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. VD:
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Công cuộc đổi mới đẫ đạt được những yhành tựu to lớn.
- Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT-XH kéo dài lạm phát được đẩy lùi ở mức 1 con số.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
VD: SGK.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH.
VD: SGK.
- Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.
VD: SGK.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực:
a. Bối cảnh:
- Toàn cầu hoá là một xu thế lớn cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, mặt khác cạnh tranh các nước trong khu vực và thế giới.
- Hợp tác toàn diện giữa các nước trong khối, các nước ngoài khu vực và các nước trên thế giới.
VD: SGK.
b. Công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực đã đạt được những thành tựu to lớn.
- Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- Các hoạt động hợp tác về kinh tế, khoa học kĩ thuật khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường... được đẩy mạnh.
- Ngoại thương phát triển tổng giá trị xuất nhập khẩu 3 tỉ USD ( 1986 ) -> 69,2 tỉ USD ( 2005).
3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Công cuộc đổi mới là một cải cách toàn diện về kinh tế và xã hội của nước ta:
HS: Bối cảnh KT-XH nước ta trước đổi mới như thế nào?
- Lạm phát: 7000/0 ( 1986 ) nay 5 - 60/0 năm.
- Tăng trưởng kinh tế: 0,20/0 ( 1975 - 1980 )
- Đời sống nhân dân khó khăn.
- 7/ 1995 thành viên ASEAN.
- 1995 bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì
- 11/2006 ra nhập tổ chức WTO.
- 2000 thành viên của APEC. ( TBD ).
HS: Cho biết các thành tựu về công cuộc đổi mới ở nước ta đẫ đạt được hơn 20 năm qua? Lấy dẫn chứng.
Hoạt động 2: Cả lớp.
HS: Công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực đã đạt được những thành tựu gì?
Hoạt động 3: Cá nhân
HS: Nhiệm vụ của mình đối với đất nước?
Củng cố, luyện tâp:
Biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá:
A: Hình thành các tổ chức và các khối kinh tế khu vực.
B: Mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa các nước trên thế giới
C: Thị trường tiêu thụ mở rộng sang các nước đang phát triển
D: Chuyển giao kỹ thuật lạc hậu sang các nước đang phát triển.
Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học và trả lời các câu hỏi trong SGk/11.
---------------------------------Hết---------------------------------
Ngày soạn:...
Lớp 12A1 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:...........
Lớp 12A2 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:............
Lớp 12A3 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:.............
Lớp 12A4 Tiết dạy:..............Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:..............
Địa lí tự nhiên
Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ
Tiết 2: Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
I/ Mục tiêu của bài học: Sau bài học này, HS cần
1. Kiến thức
+ Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta: Các điểm cực ( Bắc, Nam, Đông, Tây) của phần đất liền, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.
+ Phân tích để thấy được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng đối với đặc điểm địalí tự nhiên, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và vị thế của nước ta trên thế giới.
2. Kĩ năng:
+ Xác định trên bản đồ Việt Nam-bản đồ thế vị trí- phạm vi lãnh thổ của nước ta.
Thái độ:
+ Củng cố lòng yêu thương đất nước, quê hương, sắn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
Chuẩn bị của GV:
+ Một số hình ảnh, tư liệu, video về các thành tưụ của công cuộc đổi mới.
+ Một số tư liệu sự hội nhập quốc tế và khu vực.
Chuẩn bị của HS:
+ Tập bản đồ.
III/ Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ:
Hãy tìm các dẫn chứng vê thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta.
Dạy nội dung bài mới:
Nội dung chính
Hoạt động của GV và HS
1. Vị trí địa lí:
- Nằm ở giữa phía đông của bán đảo Đông dương gần trung tâm khu vực Đông nam á.
2. Phạm vi lãnh thổ:
a. Vùng đất:
- Diện tích đất liền và các hải đảo có tổng diện tích 331,212km2.
- Đường biên giới đất liền dài hơn 4600 km Việt - Trung dài > 1400Km, Việt - lào: 2100 Km, Việt - Cămpuchia > 1100Km, Thuận lợi thương mại qua lại giữa nước ta và các nước.
- Có đường bờ biển dài 3260 Km -> khai thác những tiềm năng to lớn của biển Đông.
- Có > 4000 hòn đả lớn nhỏ.
b. Vùng biển:
- Có diện tích khoảng 1 triệu Km2 ở biển đông tiếp giáp với vùng biển các nước: TQ, CPC, Philippin, Mailaixia, Brunây, Inđônêxia. Xingapo, Thái Lan.
c. Vùng trời:
- Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.
+ Trên đất liền: Xác định bằng các đường biên giới.
+ Trên biển: Là danh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
3. ý nghĩa của vị trí địa lí Việt nam:
a. ý nghĩa tự nhiên:
- Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với các vành đai sinh khoáng -> Có tài nguyên khoáng sản và sinh vật vô cùng phong phú.
- Có sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa miền bắc - nam, Vùng núi - Đồng bằng, Ven biển - hải đảo.
- Có nhiều thiên tai: Lũ lụt, hạn hán, bão, thường xuyên xẩy ra.
b. ý nghĩa kinh tế, văn hoá- xã hội và quốc phòng.
- ý nghĩa về kinh tế: Nằm trên ngã tư đường hàng hải, không nối liền nước ta với các quốc gia trong khu vực Đông nam á, thế giới thuận lợi giao lưu với các nước.
- Về văn hoá xã hpội: Có nhiều nét tương đồng về lịch sử văn hoá thuận lợi chung sống hoà bình hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực.
- Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông nam á. Một khu vực kinh tế rất năng động trên thế giới.
Hoạt động 1: Cả lớp
- Xác định vị trí địa lí của Việt nam trên bản đồ thế giới và các nước Đông Nam á, bản đồ tự nhiên Việt nam và hành chính Việt nam.
HS: Trả lời câu hỏi SGK.
Hoạt động 2: Cả lớp
HS: Trả lời câu hỏi SGK.
GV: Biên giới giáp Trung quốc 7 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên,Quảng Ninh ( Với 2 tỉnh Van nam, Quảng Tây ).
- Giáp Lào có 10 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa, Thiên Huế, Quảng Nam, ConTum, với 10 tỉnh của lào.
- Giáp Căm pu Chia: 10 tỉnh của Việt nam là : kôn Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình phước, Tây Ninh, Long An, Đông Tháp, An Giang, Kiên Giang, giáp 9 tỉnh của Căm pu chia.
HS: Trả lời câu hỏi SGK
HS: Trả lời câu hỏi SGK
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta có thuận lợi và khó khăn phát triển kinh tế?
Củng cố, luyện tập.
Nước ta có đường bờ biên giới chung dài nhất so với quốc gia nào sau đây:
A: Lào
B: Trung Quốc
C: Cam-pu-chia
D: Mi-an-ma
Hướng dẫn HS tự học ở nhà
+ Hệ thống lại kiến thức.
+ Câu hỏi SGK.
+ Giờ sau thực hành.
---------------------------------------Hết--------------------------------
Ngày soạn:...
Lớp 12A1 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:...........
Lớp 12A2 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:............
Lớp 12A3 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:.............
Lớp 12A4 Tiết dạy:..............Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:..............
Tiết 3: Bài 3 Thực hành:
Vẽ lược đồ việt nam
I/ Mục tiêu của bài học: Sau bài học này, HS cần
1 kiến thức
+ Biết cách vẽ lược đồ Việt nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông và các điểm, các đường tạo khung. xác định được vị trí địa lí nước ta và một số địa danh quan trọng
2 Kĩ năng
+ Vẽ tương đối chính xác lược đồ Việt Nam Phần đất liền
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
Chuẩn bị của GV:
+ khung lãnh thổ Việt Nam có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến ( GV chuẩn bị trên khổ giấy khổ lớn,HS: Chuẩn bị trên khổ giấy A4 )
2. Chuẩn bị của HS:
+ Thước ke, bút chì
+ Tập bản đồ
III/ Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ:
Cho biét ý nghĩa của vị trí Việt Nam.
2, Dạy nội dung bài mới:
Nội dung chính
Hoạt động của GV và HS
- Có nhiều cách vẽ lược đồ Việt nam. Dưới đây giới thiệu một trong những cách vẽ đó.
- Các sông chính: Sông đà, Sông hồng, sông lô, sông gâm, sông mã, sông cả, thu bồn,đã nẵng, đồng nai, sông bé, sài gòn, sông tiền, sông hậu.
- Xác định các thành phố trong đất liền ở:
+ 108oĐ: Kôn tum, Plâycu, Buôn ma thuật.
+ 104oĐ: Lào cai, Sơn la.
+ 220B: Lạng sơn, Tuyên Quang, Lai châu.
- Xá định các thành phố ven biển.
+ Hải phòng 21oB, Thanh Hoá 19o45' B, Vinh 18o45' B, Thành phố HCM: 10o49' B
Hoạt động 1: Vẽ khumg lãnh thổ Việt Nam
Bước 1: Vẽ khung ô vuông.
+ GV: Hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 40 ô vuông hàng ngang từ trái sang phải ( A -> E) hàng dọc từ ( 1-> 8)
+ Khổ giấy A4
+ Thước kẻ: em. cạnh bằng 3,4 em.
Bước 2: Xác định các điểm khống chế hình dáng lãnh thổ Việt nam ( phần đất liền )
Bước 3: Vẽ từng đoạn biên giới ( nét đứt).
Bước 4: Vẽ các quần đảo trường xa và hoàng xa.
Bước 5: Vẽ các sông chính.
+ Bước 6: Điền lên lược đồ các thành phố thị xã theo yêu cầu.
3. Củng cố, luyện tập.
Kiểm tra 1 số bài vẽ của HS
4. Hướng dẫn HS thực tập ở nhà.
+ Nhận xét một số bài vẽ của HS.
+ Đánh giá cho điểm.
---------------------------------------Hết-----------------------------------------
Ngày soạn:...
Lớp 12A1 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:...........
Lớp 12A2 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:............
Lớp 12A3 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:.............
Lớp 12A4 Tiết dạy:..............Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:..............
Tiết 4:
Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi
I/ Mục tiêu của bài học: Sau bài học này, HS cần:
1. Kiến thức + Biết được đặc điểm đặc điểm chung của địa hình Việt nam: Đồi núi chiếm phần lớndiện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Hiểu sự phân hoá địa hình đồi núi ở nước ta. Đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.
2. Kĩ năng
+Đọc và hiểu bản đồ địa hình -sự phân bố địa hình nước ta.
II/ Chuẩn bị của GC:
Chuẩn bị của GV
+ Bản đồ treo tường địa lí Việt nam.
+ át lát, tranh ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đồi núi ( nếu có)
Chuẩn bị của HS:
+ Tập bản đồ
III/ Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ:
Lịch sử hình thành của TráI Đất trai qua bao nhiêu giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
Mở bài: HS quan sát bản đồ địa lí địa lí tự nhiên để trả lời:
- Màu chiếm phần lớn trên bản đồ địa hình là màu gì? Thể hiện dạng địa hình nào?
- Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta.
2. Dạy nội dung bài mới:
Nội dung chính
Hoạt động của GV và HS
1. Đặc điểm chung của địa hình:
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích trong đó dưới 1000m chiếm 850/0. Núi trung bình chiếm 140/0. Núi cao chiếm 10/0 ( > 2000 m)
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
- Hướng tây Bắc và Đông nam là hướng vòng cung.
- Địa hình trẻ lại có tính phan bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây bắc xuống Đông Nam.
- Cấu trúc gồm 2 hướng chính.
+ Tây bác-Đông nam: Từ hữu ngạn sông hồng đến bạch mã.
+ Hướng vòng cung: Vùng núi Đông bắc và trường sơn nam.
c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
d. Chịu tác động mạnh mẽ của con người.
2. Các khu vực địa hình
a. Khu vực đồi núi:
* Vùng núi Đông bắc:
- Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông hồng.
- Chủ yếu là đồi núi thấp.
- Gồm cánh cung lớn mở rộng về phía Bắc và Đông chụm lại ở tam đảo.
- Hướng nghiêng: Cao ở Tây bắc, thấp dần xuống Đông nam.
* Vùng núi Tây bắc:
- Giới hạn: Nằm gần sông hồng và sông cả.
- Địa hình cao nhất nước ta, dẫy hoàng liên sơn ( Phan xipăng 3143m)
- Các dẫy núi hướng Tây bắc và Đông nam, xen giữa là các cao nguyên đá vôi ( cao nguyên Mộc Châu Sơn La).
* Vùng núi bắc trường sơn:
- Giới hạn từ sông cả -> dẫy núi bặch mã
- Hướng Tây bắc đông nam.
- Các dẫy núi song song, so le ở hai đầu ở giữa có vùng núi đá vôi ( Quảng bình, Quảng trị)
* Vùng núi trường sơn nam:
- Khối núi Kon tum, cực nam trung bộ sườn đông dốc đứng, sườn tây thoải.
- Có các cao nguyên Badan Plâyku, Đắc lắc, mơ mộng, địa hình tương đối bằng phẳng độ cao 500 - 800 - 1000 m
* Địa hình bán bình nguyên: ( SGK)
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình nước ta.
Hình thức: Theo cặp nhóm
Bước 1: Yêu cầu HS nhắc lại cách phân loại núi theo độ cao?
Bước 2: HS bổ sung chỉ bản đồ.
HS: Giải thích vì sao nước ta đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp? Do vận động uốn nếp, đứt gẫy, phun trào mác ma từ giai đoạn cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta quang cảnh núi đồi đồ sộ, liên tục. Trong giai đoạn tân kiến tạo vận động tạo núi diễn ra không liên tục theo nhiều đợt -> Điạ hình nước ta chủ yếu đồi núi thấp, địa hình phân thành nhiều loại. Cao ở phía Tây Bắc, thấp dần xuống Đông nam. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng chân núi, ĐBSH, ĐBSCL được hình thành trên vùng núi cổ bị sụt lún nên đồng bằng thường nhỏ.
HS: Kể tên các dãy núi hướng Tây bác và Đông nam, các dãy núi hướng vòng cung.
HS: Chứng minh địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực. Do sự khác nhau về cấu trúc địa hình ở các vùng lãnh thổ nước ta là cơ sở để phân chia nước ta thành các khu vực địa hình khác nhau.
HS: Nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa: to trung bình năm cao, lựợng mưa, ẩm lớn, ảnh hưởng của gió mùa.
HS: Trả lời câu hỏi trong SGK.
GV: Chuẩn bị kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm Các khu vực địa hình
Bước 1: Chia lớp làm 4 nhóm.
Bước 2: hs trao đổi các nhóm trình bày. thảo luận câu hỏi theo gợi ý sau:
Giới hạn.
Địa hình.
Cánh cung.
Hướng nghiêng.
HS: Trả lời câu hỏi trong SGK.
GV Kết luận: Chịu ảnh hưởng khí nề hoa nam ( TQ) các dãy núi của vùng hướng vòng cung ôm lấy khối nền. Trong giai đoạn tân kiến tạo vùng này nâng lên yếu nên địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
HS: Trả lời câu hỏi trong SGK. Xác định 6 dẫy núi lớn: Hoàng liên sơn., con voi, Pusamsao, Puđenđinh, Tam điệp, Phu liêng.
GV: Kết luận: Tiếp tục các mạch núi từ Vân nam ( TQ) động mạnh nhất trong giai đoạn tân kiến tạo nên có núi cao, trung bình chiếm ưu thế.
HS: Trả lời câu hỏi trong SGK
GV: Kết luận: Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
GV: Kết luận: Trong giai đoạn tân kiế tạo biên độ nâng lên khá mạnh liên quan đến khối nền cổ đông dương, núi có độ cao trung bình.
Hoạt động 3: So sánh các vùng đồi núi nước ta.
Dùng cụm từ ngắn gòn so sánh đặc điểm địa hình của từng vùng so với cả nước.
3. Củng cố, luyện tập:
Đặc điểm nổi bật của địa hình Việt Nam:
A: Đồi núi chiếm ắ diện tích, đồng bằng thu hẹp.
B: Địa hình nhiều đồi núi và chủ yếu là đồi núi thấp.
C: Địa hình có tính phân bậc, đồi núi chiếm ưu thế
D: Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
+ Hệ thống lại kiến thức.
+ Câu hỏi SGK/27
-------------------------------------------Hết----------------------------------------------
Ngày soạn:...
Lớp 12A1 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:...........
Lớp 12A2 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:............
Lớp 12A3 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:.............
Lớp 12A4 Tiết dạy:..............Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:..............
Tiết 5:
Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi ( Tiếp theo)
I/ Mục tiêu của bài học: Sau bài học này, HS cần:
1. Kiến thức + Hiểu được đặc điểm của địa hình đồng bằng nước ta và sự khac nhau giữa các vùng đồng bằng.
+ Đánh giá được các mặt thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng.
+ Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế và xã hội.
2. Kĩ năng
+ Đọc hiểu bản đồ địa hình-nắm được sự phân bố các đồng bằng tiêu biểu
+ Biết khai thác kiến thức từ bản đồ
II/ Chuẩn bị của GV:
Chuản bị của GV::
+ Bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam.
+ át lát, tranh ảnh về cảnh quan các vùng đồng bằng ( nếu có)
Chuẩn bị của HS:
+ Tập bản đồ
III/ Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Dạy nội dung bài mới:
Nội dung chính
Hoạt động của GV và HS
b. Khu vực đồng bằng
Đặc điểm
Đồng Bằng Sông Hồng
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Giống nhau
- Có diện tích rộng.
- Đều là các đồng bằng châu thổ hạ lưu sông > phù sa màu mỡ phì nhiêu, vịnh biển nộng, bờ biển mở rộng.
- Địa hình bằng phẳng.
Khác nhau
- Ng. nhân: Do sông hồng - Thái bình bồi tụ.
- S: 15.000km2
- Đê kênh bồi đắp
Do phù xa sông tiền, sông hậu.
40.000 km2
* Đồng bằng ven biển:
- Chủ yếu do phù xa biển bồi đắp, đất cát nhiều, ít phù xa.
- Diện tích 15.000km2 hẹp ngang bị chia cắt thành nhiều Đb nhỏ.
- Các ĐB lớn: ĐB sông mã, sông chu, thu bồn,cả,đà bằng....
3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi đồng bằng và đồng bằng đối với phát triển kinh tế và xã hội.
a. Khu vực đồi núi:
* Thuận lợi:
- Có nhiều mỏ khoáng sản thuận lợi phát triển ngành công nghiệp.
- Tài nguyên rừng giầu có về thành phần loài thực vật, động vật.
- Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Tiềm năng thuỷ điện lơnsoong đà, đồng nai,...
- Có nhiều điều kiện phát triển ngành dịch vụ du lịch: Đà lạt, sapa, tam đảo, ba vì.
* Khó khăn:
- địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn đồi trở ngại cho gia đình, kinh tế tì nguyên, giao lưu kin tế...
- Do độ đối lớn, mưa nhiều xẩy ra thiên tai lũ quét, sói mòn, lở đất, tiết gây sâu nguy cơ động đất, mưa đá, sương muối...
b. Khu vực đồng bằng
* Thuận lợi:
- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng. các loại nông sản: Lúa gạo.
- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác nhau như khoáng sản, lâm sản, thuỷ sản.
- Nơi tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.
- Thuận lợi phát triển giao thông vận tải đường bộ, sông biển.
* Khó khăn:
- Thường xuyên chịu nhiều thiên tai, bão lụt, hạn hán...
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm đồng bằng sông hồng và sông cửu long.
Hình thức: Theo nhóm: 1: ĐBSH
2. ĐBSCL
Bước 1: Nhắc lại khái niện ĐB châu thổ và ĐB ven biển ( ĐB châu thổ rộng, bằng phẳng, do các sông lớn bồi đắp ở cửa sông. Đb ven biển chủ yếu do phù sa biển bồi tụ, thường nhỏ hẹp)?
Bước 2: Trả lời câu hỏi SGK và so sánh sự giống hau khác nhau của ĐBSH - ĐBSCL.
Bước 3: GV chỉ trên bản đồ tự nhiên việt Nam ĐB châu thổ SH, SCL, ĐH miền trung.
Bước 4: HS trình bày. GV nhận xét và rút ra kết luận.
HS: So sánh đặc điểm tự nhiên của ĐBSH - ĐBSCL . ĐBSCL: S lớn hơn, thấp hơn, ít đê, phù sa nhiều hơn, tác động thuỷ triều nhiều hơn...)
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm Đồng bằng ven biển theo các ý sau.
- Nguyên nhân hình thành.
- Diện tích.
- Đất đai.
- Các đông bằng lớn...
GV: Nhận xét phân tích trình bày của HS bổ sung ý kiến.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi đồng bằng và đồng bằng đối với phát triển kinh tế và xã hội.
HS: Đọc SGK kết hợp hiểu biết của bản thân hãy nêu những dẫn chứng để chứng minh các thế mạnh và hạn chế của địa hình đồi núi tới trên KT-XH?
HS: Trình bày hiểu biết của em là khu du lịch SaPa, Đà Lạt
HS: Nêu các dẫn chứng để chứng minh các thế mạnh và hạn chế của địa hình đồng bằng tới phát triển KT-XH?
GV: Nhận xét trình bày của HS và kất luận các ý đúng.
Trên bề mặt địa hình diễn ra mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người khai thác hiệu quả những tiềm năng địa hình mang lại thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên hiện tượng sói mòn, lũ quét, đất bạc màu đang diễn ra tốc độ nhanh -> Có biện pháp?
Củng cố, luyện tập:
Chứng minh đồi núi có ảnh hưởng sâu sắc tới các thành phần và cảnh quan tự nhiên của nước ta:
A: Sông ngòi có độ dốc lớn, quá trình xâm thực và bồ tụ mãnh liệt.
B: Làm phân hoá phức tạp khí hậu và tạo nên các đai cao khí hậu
C: Quá trình phong hoá, hình thành đất Fe-ra-lít diễn ra mãnh liệt
D: Làm suy yếu các khối khí cực đới khi tràn xuống phía Nam
Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
+ Hệ thống lại kiến thức.
+ Câu hỏi SGk/35
------------------------------------------Hết---------------------------------------
Ngày soạn:...
Lớp 12A1 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:...........
Lớp 12A2 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:............
Lớp 12A3 Tiết dạy:............. Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:.............
Lớp 12A4 Tiết dạy:..............Ngày dạy:...............Sĩ số:...............Vắng:..............
Tiết 6:
Bài 8: thiên nhiên chIụ ảnh hưởng sâu sắc của biển.
I/ Mục tiêu của bài học: Sau bài học này, HS cần
1. Kiến thức:
+Biết được một số nét khái quát về biển đông.
+ Phân tích được ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt nam, thể hiện ở các đặc điểm về khí hậu, bờ biển, các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên của vùng biển. Các thiên tai.
2. Kĩ năng:
+Hiểu được mối quan hệ gữa địa hình ven biển-đất liền
+Liên hệ thưc tế địa phương.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
Chuản bị của GV:
+ Bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam.
+ át lát, tranh ảnh về vùng ven biển , rừng ngập mặn, thiên tai bão lụt.
Chuẩn bị của HS:
+ Tập bản đồ
III/ Tiến trình bài dạy:
Kiểm tra bài cũ:
Đặc điểm của dải đồng bằng Duyên hảI Miền Trung.
Mở bài: GV có thể đọc đoạn văn sau giới thiệu về bài học hôm nay:
" Hàng ngày biển đông vỗ sóng vào các bãi cát và các vách đá ven bờ một cách dịu dàng, nhưng cũng có khi biển nổi giận, gào thét và đạp phá nhất là trong các cơn bão tố. Tuy nhiên điều đó không đáng ngại, cũng như con người, biển có cá tính của nó."
2. Dạy nội dung bài mới:
Nội dung chính
Hoạt động của GV và HS
1. Khái quát về biển đông:
- Là vùng biển rộng có diện tích 3.477 triẹu Km2
- Là biển tương đối kín.
- nằm trong vùng nhiệt đới cận gió mùa.
2. ảnh hưởng của biển đông đến thiên nhiên Việt Nam.
a. Khí hậu:
- Nhờ có biển đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 800/0.
b. Địa hình và các hệ sinh thái ven biển:
- Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ, bãi cát, các đảo ven bờ...
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giầu có: Vùng sinh thái rừng ngập mặn, đất phèn, mặn, nước lợ...
c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển:
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan... trữ lượng muối biển rất lớn.
- Tài nguyên hải sản: Có các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng.
d. Thiên tai:
- Bão lớn, lũ lụt.
- Sạt lở bờ biển.
- Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền trung...
Hoạt động 1: Xác định vị trí của biển đông nước ta chiếm 34,7% S (sắp xie 1.000.000 km2)
GV: Chỉ trên bản đồ và nêu đặc điểm diện tích, phạm vi của biển Đông nước ta có chung biển đông với những nước nào?
GV: Giải thích
- t0 nước biển cao TB 230c. Tăng dần từ Bắc -> Nam.
- Độ muối của nước biển có sự thay đổi mùa khô, mưa? Độ muối tăng vào
File đính kèm:
- dia ly 12.doc