I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần :
1. Về kiến thức.
- Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy Bạch Mã.
- Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.
- Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo kinh độ (Đông – Tây) trước hết do sự phân hóa địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các luồng gió qua lãnh thổ.
- Biết được sự phân hóa thiên nhiên từ đông sang tây theo 3 vùng : biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
2. Về kỹ năng.
- Đọc hiểu các trang bản đồ địa hình, khí hậu, đất, thực vật, động vật trong Atlat Địa lý Việt Nam để hiểu các kiến thức nêu trong bài học.
- Nhận xét về chế độ nhiệt và chế độ mưa ở hai biểu đồ khí hậu trong bài tập.
- Liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 23/10/2008
Tiết 12 Ngày dạy:
THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS cần :
1. Về kiến thức.
- Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy Bạch Mã.
- Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam.
- Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo kinh độ (Đông – Tây) trước hết do sự phân hóa địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các luồng gió qua lãnh thổ.
- Biết được sự phân hóa thiên nhiên từ đông sang tây theo 3 vùng : biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.
2. Về kỹ năng.
- Đọc hiểu các trang bản đồ địa hình, khí hậu, đất, thực vật, động vật trong Atlat Địa lý Việt Nam để hiểu các kiến thức nêu trong bài học.
- Nhận xét về chế độ nhiệt và chế độ mưa ở hai biểu đồ khí hậu trong bài tập.
- Liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây.
II. Phương tiện dạy học, phương pháp.
1. Phương tiện
- Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh, băng hình về cảnh quan thiên nhiên.
2. Phương pháp: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
HĐ1: Tìm hiểu thiên nhiên phân hóa theo Bắc Nam
- B1: ?Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam ?
Gọi 1 số HS trả lời. HS nhớ lại kiến thức đã học để giải thích
- B2: GV thể gợi ý cho HS ôn lại kiến thức đã học trong bài 10 và nêu số liệu trong bài về sự thay đổi nhiệt theo vĩ độ, hệ quả hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
- B3: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
+ N1, 2, 3: Dựa vào nội dung SGK nêu các chỉ số về nhiệt độ, số tháng lạnh để phân tích thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra).
Nhấn mạnh đặc điểm là thiên nhiên của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Nêu biểu hiện của đặc điểm này về cảnh quan thiên nhiên theo mùa và qua thành phần động, thực vật.
+ N4, 5, 6: Phân tích thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ (từ Bạch Mã trở vào). Nêu biểu hiện của cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa và thành phần động thực vật.
- HS làm việc thảo luận theo nhóm, GV hướng dẫn theo dõi
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức
HĐ2: Tìm hiểu thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây
- GV y/c HS lên xác định trên bản đồ địa lí tự nhiên sự phân hóa từ Đông sang Tây theo 3 vùng địa hình
- Gọi 1 -2 HS lên xác định trên bản đồ ĐLTN
- GV chia lớp thành 6 nhóm sau đó mỗi nhóm thảo luận theo cặp đôi
+ Cặp đôi nhóm 1, 2: Trình bày đặc điểm vùng biển và thềm lục địa
?Nêu dẫn chứng về mối quan hệ giữa độ nông sâu thềm lục địa và đồng bằng
+ Cặp đôi nhóm 3, 4: Trình bày đặc điểm vùng đồng bằng ven biển
+ Cặp đôi nhóm 5, 6: Trình bày đặc điểm vùng đồi núi
?Hãy nêu ảnh hưởng kết hợp của gió mùa với hướng các dãy núi đến sự khác biệt về thiên nine giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên
- B3: Đại diện mỗi nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn kiến thức
GV kết luận
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam
- Lãnh thổ kéo dài 15 Vĩ tuyến
- Tác động của gió mùa
a. Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra).
- Đặc trưng: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Nền khí hậu nhiệt đới: T0 tb năm từ 20 – 25oC, có mùa đông lạnh với 2-3 tháng to<18oC (trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ) .
- Cảnh quan: đới rừng nhiệt đới gió mùa.
- Thay đổi cảnh sắc thiên nhiên theo mùa
- Ở vùng đồng bằng trồng được cả các loài rau ôn đới. Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, các loài cây á nhiệt đới như dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu, pơ mu, các loài thú có lông dày như gấu, chồn Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả rau ôn đới.
b. Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào).
- Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Thiên về khí hậu xích đạo, quanh năm nóng, T0 tb 25oC và luôn2 >20oC.
- Phân chia hai mùa mưa và khô, đặc biệt từ vĩ độ 14oB trở vào.
- Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.
+ Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu. Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô (Tây Nguyên).
+ Động vật: các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như voi, hổ, báo, bò rừng Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu
2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây
a. Vùng biển và thềm lục địa.
- Gấp 3 lần dtích đất liền và có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ.
- Độ nông – sâu, rộng – hẹp của vùng biển và thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển.
b. Vùng đồng bằng ven biển.
- Thay đổi tùy nơi (mối quan hệ chặt chẽ giữa dãy đồi núi phía tây và vùng biển phía đông).
+ Nơi hình thành các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long
- Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng đông – tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi
IV. Cũng cố, đánh giá
1. Cho HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK
2. Dặn dò: chuẩn bị bài 12
V. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tiet 12 Thien nhien phan hoa da dang.doc