I.MỤC TIÊU
Sau bài học HS cần:
1.Về kiến thức.
-Hiểu rõ hơn về sự biến động rừng ở nước ta qua BĐ được vẽ.
-Giải thích được sự biến động diện tích rừng và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta.
2. Về kĩ năng.
-Vẽ BĐ thể hiện sự biến động diện tích rừng.
-Xử lí và phân tích bảng số liệu.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 19 - Bài 19: Thực hành tìm hiểu biến động rừng ở nước ta, nguyên nhân suy giảm và hậu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 11/ 11/ 2008
Tiết 19- Bài 19 thực hành
Tìm hiểu biến động rừng ở nước ta,
nguyên nhân suy giảm và hậu quả
I.Mục tiêu
Sau bài học HS cần:
1.Về kiến thức.
-Hiểu rõ hơn về sự biến động rừng ở nước ta qua BĐ được vẽ.
-Giải thích được sự biến động diện tích rừng và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta.
2. Về kĩ năng.
-Vẽ BĐ thể hiện sự biến động diện tích rừng.
-Xử lí và phân tích bảng số liệu.
II.Phương tiện dạy học.
- Một số tranh ảnh về tình trạng đất trống đồi núi trọc.
- Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích các loại rừng
III.Tiến trình lên lớp.
Bài cũ: Nêu nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường?
Bài mới:
Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ.
B1: GV hướng dẫn HS vẽ BĐ thể hiện sự biến động diện tích rừng qua các năm theo bảng số liệu.
Cách vẽ: Vẽ biểu đồ cột chồng
Mỗi năm vẽ 1 cột gồm diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng
Chia khoảng cách năm chính xác
Có bản chú giải, tên biểu đồ và các đơn vị trên BĐ
B2: GV gọi HS lên bảng vẽ, các HS khác vẽ vào nháp sau đó nhận xét
B3: GV nhận xét, chuẩn cách vẽ và hỏi ngoài cách vẽ này còn cách vẽ nào khác không?
-Ngoài ra có thể vẽ BĐ đường(HS về nhà vẽ)
Hoạt động 2:
Nêu nhận xét và giải thích về sự biến động các loại rừng.
HS thảo luận theo bàn sau đó GV gọi lên nhận xét, HS khác bổ xung GV chuẩn kiến thức.
*Diện tích các loại rừng nước ta có sự biến động mạnh từ 1943-2005 được chia thành 2 giai đoạn.
-Từ 1943-1983:+ Chúng ta trồng được 0,4tr ha rừng nhưng S rừng TN giảm mạnh từ 14,3tr ha xuống còn 6,8tr ha giảm 7,5 tr ha như vậy mỗi năm mất đi 187000 ha. Tổng S rừng thời kì này giảm đi 7,1 tr ha giảm khoảng 50%
+ NN: Khai thác rưng bừa bãi, quá mức, đốt rừng làm nương dãy, sự tàn phá của chiến tranh
-Từ 1983-2005: +S rừng trồng tăng từ 0,4-2,5trha TB mỗi năm tăng 95400 ha. Rừng TN ngày càng được phục hồi tăng từ 6,8- 10,2 tr ha TB mỗi năm tăng 154500 ha. Tổng S rừng đã đạt 12,7 tr ha chỉ còn kém năm 1943 1,6 tr ha.
+NN: Nhờ thực hiện các biện pháp trồng mới và khoanh nuôi bảo vệ rừng nên S rừng đã tăng lên.
*S rừng đang từng bước được phục hồi nhưng TN rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Năm1943 có 10 trha rừng giàu (chiếm 70%) thì hiện nay có tới 70% là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
Hoạt động 3.
Hậu quả của sự suy giảm TN rừng
GV cho HS tiếp tục thảo luận về hậu quả của việc suy giảm TN rừng. Sau đó đại diện lên trình bày, HS khác bổ xung Gv chuẩn kiến thức.
-Làm mất nơi cư trú của ĐV, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. Làm giảm đa dạng sinh học, con người mất đi nguồn gen quí
-ảnh hưởng xấu đến MT (không khí, nước đất)và mất cân bằng sinh thái
-Làm suy giảm TN du lịch, mất đi những nơi nghỉ ngơi giải trí.
IV. Đánh giá
GV nhận xét tinh thần học tập của lớp
V. Hoạt động nối tiếp
HS về nhà tiếp tục hoàn thiện bài thực hành và chuẩn bị bài tiếp theo.
File đính kèm:
- Tiet 19 thuc hanhNang cao.doc