I. Mục tiêu bài học:
- Trình bày và giải thích được 1 số đặc điểm của đô thị hoá nước ta.
- Phân tích được ảnh hưởng qua lại của đô thị hoá với phát triển kinh tế xã hội.
- Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
- Nhận xét, phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu.
II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ dân cư Việt nam.
- At lat địa lý Việt nam.
III. Hoạt động dạy học:
Mở bài: Đô thị hoá là 1 quá trình kinh tế xã hội, 1 xu thế tất yếu. Nó là hệ quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội và ngược lại, sự phát triển của đô thị hoá có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đất nước. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về đô thị hoá của Việt nam.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 21 - Bài 18: Đô thị hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 Bài 18: đô thị hoá
I. Mục tiêu bài học:
- Trình bày và giải thích được 1 số đặc điểm của đô thị hoá nước ta.
- Phân tích được ảnh hưởng qua lại của đô thị hoá với phát triển kinh tế xã hội.
- Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
- Nhận xét, phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu.
II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ dân cư Việt nam.
At lat địa lý Việt nam.
III. Hoạt động dạy học:
Mở bài: Đô thị hoá là 1 quá trình kinh tế xã hội, 1 xu thế tất yếu. Nó là hệ quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội và ngược lại, sự phát triển của đô thị hoá có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đất nước. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về đô thị hoá của Việt nam.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm đô thị hoá ở nước ta.
* Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu khái niệm và đặc điểm của đô thị hoá?
- Khái niệm:..
- Đặc điểm:
+ DTT có xu hướng tăng nhanh.
+ Dân cư tập trung vào các TP lớn, cực lớn.
+ Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
- Thành Cổ loa.
- Ví dụ từng thời kỳ trong SGK.
- CSHT và các công trình khác...
* Dựa vào bảng 18.1, hãy nhận xét sự thay đổi về số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị trong dân số cả nước GĐ 1990-2005?
- Năm 2005 gấp 1,73 lần năm 1990.
* Dựa vào bảng 18.2, hãy nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng của nước ta?
- Ví dụ: + Đông nam bộ....
+ Đồng bằng sông Hồng....
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách phân loại mạng lưới đô thị của Việt nam.
- Số dân, chức năng, mật độ dân số, tỷ lệ dân phi nông nghiệp...
Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội.
* Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết, hãy nêu các ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội nước ta?
- Ví dụ về sự ảnh hưởng...
* Em hãy nêu 1 số ví dụ điển hình về những hậu quả của quá trình đô thị hoá đối với phát triển kinh tế xã hội và môi trường ở nước ta hiện nay?
1. Đặc điểm.
a. Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp.
- Đô thị hoá xuất hiện ở VN từ rất sớm (thế kỷ thứ 3 Tr CN).
- Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, không giống nhau giữa các thời kỳ và giữa 2 miền.
- Trình độ đô thị hoá còn thấp.
b. Tỷ lệ dân thành thị tăng.
- Tỷ lệ dân thành thị năm 2005 đạt 26,9% dân số cả nước, tăng 7,4% so với năm 1990.
- Tỷ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực.
c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
- Đô thị phân bố không đều giữa các vùng:
+ Nơi đô thị tập trung nhất là đồng bằng sông Hồng (7,9 đô thị/1000 dân).
+ Nơi đô thị thưa thớt nhất là Tây nguyên, chỉ có 1 đô thị/1000 dân.
- Quy mô, chất lượng đô thị và số dân đô thị rất khác nhau giữa các vùng.
2. Mạng lưới đô thị.
- Theo tiêu chí tổng hợp thì đô thị nước ta được chia làm 6 loại:
+ Đô thị đặc biệt: HN, TPHCM.
+ Các loại đô thị khác.
- Căn cứ vào cấp quản lý có 2 loại:
+ Các đô thị trực thuộc trung ương gồm HN, Hải phòng, Đà nẵng, TPHCM, Cần thơ.
+ Các đô thị trực thuộc tỉnh.
3. ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội.
- Tích cực:
+ Đô thị hoá có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
+ Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các vùng.
+ Các đô thị là thị trường tiềm năng, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Tiêu cực: gây ô nhiễm môi trường và phức tạp về an ninh, trật tự xã hội.
IV. Đánh giá:
- Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở nước ta?
- Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phát triển KTXH?
V. Hoạt động nối tiếp: - Làm các bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị các nội dung cho bài thực hành giờ sau.
File đính kèm:
- Dia ly 12 bai 18.doc