I. Mục tiêu bài học:
- Nhận biết và hiểu được sự phân hoávề thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Thấy được 1 số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Vẽ và nhận xét được biểu đồ sự phân hoá thu nhập bình quân theo đầu người.
II. Phương tiện dạy học: - Dụng cụ để vẽ biểu đồ theo yêu cầu.
- Các phương tiện khác.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 22 - Bài 19: Thực hành vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 Bài 19: thực hành
vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hoá về thu nhập bình quân
đầu người giữa các vùng
I. Mục tiêu bài học:
- Nhận biết và hiểu được sự phân hoávề thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Thấy được 1 số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Vẽ và nhận xét được biểu đồ sự phân hoá thu nhập bình quân theo đầu người.
II. Phương tiện dạy học: - Dụng cụ để vẽ biểu đồ theo yêu cầu.
Các phương tiện khác...
III. Hoạt động dạy học:
Mở bài: Do điều kiện phát triển KTXH khác nhau trên các địa phương dẫn đến thu nhập bình quân của người dân cũng khác nhau giữa các vùng lãnh thổ nước ta. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng của các vùng nước ta năm 2004.
- Xác định biểu đồ cần vẽ: biểu đồ cột hoặc thanh ngang.
- Vẽ biểu đồ theo yêu cầu.
- Nhận xét kết quả vẽ biểu đồ của học sinh.
Hoạt động 2: So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm. (Nhận xét khái quát và so sánh sự khác nhau...).
a. Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của các vùng nhìn chung đều tăng:
- Tăng trưởng nhanh nhất là vùng Đông bắc; năm 2004 đạt 180,9% so với năm 1999.
- Hai vùng có mức biến động đáng kể nhất qua các năm là:
+ Vùng Tây nguyên từ 1999 đến 2002 giảm đi, thu nhập bình quân đầu người/tháng của năm 2002 chỉ đạt 70,1% so với năm 1999. Đến năm 2004 tăng lên đáng kể, đạt 113,2% so với năm 1999. Tây nguyên cũng là vùng có mức tăng thấp nhất trong các vùng ở nước ta.
+ Vùng Tây bắc cũng có tình trạng tương tự. Từ năm 1999 đến năm 2002 giảm đi, thu nhập bình quân năm 2002 chỉ đạt 93,8% so với năm 1999, đến năm 2004 tăng lên đáng kể, đạt 126,5% so với năm 1999.
b. Mức chênh lệch giữa các vùng:
- Cao nhất là Đông nam bộ, thu nhập bình quân luôn đạt trên 170%, cao hơn 1,7 lần so với mức trung bình của cả nước.
- ĐBSH và ĐBSCL thu nhập bình quân đầu người hàng tháng đạt trên dưới mức trung bình của cả nước.
- Thấp nhất là Tây bắc và Bắc trung bộ. Thu nhập bình quân đầu người của Tây bắc chỉ đạt khoảng 55% còn ở Bắc trung bộ đạt 65% mức trung bình của cả nước.
- Chênh lệch mức thu nhập năm 2004:
+ Giữa Đông nam bộ và Tây bắc lên tới hơn 3,1 lần.
+ Giữa Đông nam bộ và đồng bằng sông Hồng cũng đạt tới 1,7 lần.
- Giải thích:
+ Đông nam bộ là vùng có mức tăng trưởng kinh tế nhanh, tổng thu nhập lớn nên là vùng có mức thu nhập bình quân đầu người luôn cao nhất nước ta.
+ Đồng bằng sông Hồng có mức tăng trưởng nhanh nhưng cũng là vùng có số dân đông nên mức thu nhập bình quân đầu người không được cao, chỉ đạt nhỉnh hơn mức trung bình của cả nước.
+ Đồng bằng sông Cửu long có mức tăng trưởng không cao nhưng dân số ít nên vẫn đạt mức thu nhập tương đối khá.
IV. Đánh giá: Nhận xét chung về tinh thần và thái độ học tập của cả lớp. Động viên những học sinh có thái độ học tập tốt, nhắc nhở những học sinh chưa có động cơ học tập đúng đắn.
V. Hoạt động nối tiếp: Về nhà làm hoàn chỉnh bài thực hành.
File đính kèm:
- Dia ly 12 bai 19.doc