Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 23 - Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

I. Mục tiêu bài học:

- Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng CNH, HĐH.

- Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới.

- Phân tích được biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu kinh tế.

II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ kinh tế chung Việt nam.

- Atlát địa lý Việt nam.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 23 - Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lý kinh tế Tiết 23 Bài 20: chuyển dịch cơ cấu kinh tế I. Mục tiêu bài học: - Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng CNH, HĐH. - Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới. - Phân tích được biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu kinh tế. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ kinh tế chung Việt nam. Atlát địa lý Việt nam. III. Hoạt động dạy học: Mở bài: Một nền kinh tế mạnh không chỉ phải có nhịp độ phát triển kinh tế cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lý giữa các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế. Xác định cơ cấu kinh tế đúng và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu cho ngày càng hợp lý là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta. * Quan sát hình 20.1, hãy phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta GĐ 1990-2005? * Dựa vào nội dung SGK và bảng 20.1, em hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở nước ta? - Trong trồng trọt, giảm cây lương thực, tăng tỷ trong các cây công nghiệp... - 80,5% giá trị SXCN, 18,7% GDP. - Tính cạnh tranh... - Các loại hình dịch vụ mới ra đời đã đáp ứng được nhu cầu phát triển mới, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta. * Dựa vào bảng 20.2, hãy phân tích để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế và ý nghĩa? Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta. - Đông nam bộ là vùng phát triển CN mạnh nhất, đạt 55,6% giá trị SXCN cả nước. - ĐBSCL là vùng trọng điểm SXLTTP, giá trị SX nông lâm thuỷ sản chiếm 40,7% cả nước. - Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. * Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng: - Tăng nhanh tỷ trọng của khu vực II. - Giảm nhanh tỷ trọng của khu vực I. - Khu vực III có tỷ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. -> Cơ cấu kinh tế nước ta đang được chuyển dịch theo hướng CN hoá, HĐ hoá. * Sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành: - ở khu vực I: + Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. + Tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản. + Riêng trong nông nghiệp, tỷ trọng của trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng. - ở khu vực II: + Tăng tỷ trọng nhóm ngành CN chế biến. + Giảm tỷ trọng nhóm ngành CN khai thác. + Trong từng ngành nông nghiệp: tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp có thể cạnh tranh về chất lượng và giá cả, giảm tỷ trọng các sản phẩm chất lượng thấp và trung bình. - ở khu vực III: + Gia tăng lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. + Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ. 2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. - Khu vực kinh tế nhà nước giảm tỷ trọng. - Khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỷ trọng. - Tuy nhiên kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực then chốt vẫn do nhà nước quản lý. 3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. - Trên cả nước đã hình thành: + Các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. + Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm trên 3 miền của nước ta. IV. Đánh giá: Làm các bài tập trong SGK. V. Hoạt động nối tiếp: Về nhà đọc trước bài 21 và sưu tầm tài liệu về kinh tế trang trại.

File đính kèm:

  • docDia ly 12 co ban bai 20.doc