Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 3 - Bài 3: Thực hành vẽ lược đồ Việt Nam

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1 Kiến thức

- Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.

2. Về kĩ năng

- Biết vẽ lược đồ Việt Nam: Vẽ được lược đồ Việt Nam có hình dạng tương đối chính xác với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo (Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa), một số thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh).

- Điền được một số địa danh quan trọng lên lược đồ (Một số thành phố lớn).

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức tự học.

- Tạo cho học sinh hứng thú trong học tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Tiết 3 - Bài 3: Thực hành vẽ lược đồ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/08/2011 Ngày giảng: 12A1, 12A2 (30/8), Tiết 3 - Bài 3 THỰC HÀNH VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM I . MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1 Kiến thức - Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh vĩ tuyến). Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng. 2. Về kĩ năng - Biết vẽ lược đồ Việt Nam: Vẽ được lược đồ Việt Nam có hình dạng tương đối chính xác với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo, quần đảo (Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa), một số thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh). - Điền được một số địa danh quan trọng lên lược đồ (Một số thành phố lớn). 3. Thái độ - Giáo dục cho học sinh ý thức tự học. - Tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. II. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ trống Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam. - Khung lãnh thổ Việt Nam có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến (khổ A2). 2 . Học sinh - Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập, khung lãnh thổ Việt Nam có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến (khổ A24). III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: Nêu đặc điểm vị trí địa lí của nước ta? Ở vị trí đó có ý nghĩa về mặt tự nhiên như thế nào? Đáp án: * Vị trí địa lí: - Việt Nam nằm ở rìa của bán đảo Đông Dương và gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. - Hệ tọa độ: + Cực Bắc: 23023’ tại Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang. + Cực Nam: 8034’ tại Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau. + Cực Tây: 102009’ tại Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên. + Cực Đông: 109024’ tại Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa. - Trên biển: kéo dài đến 6050’ B và từ 1010 Đ đến 117020’ trên biển Đông. - Việt Nam nằm trong múi giờ số 7. * Ý nghĩa về tự nhiên: - Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Sinh vật đa dạng. - Nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng laoij. - Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc - Nam, Đông - Tây, thấp cao. 2. Dạy bài mới * Đặt vấn đề (1’): GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt Động l: Vẽ khung lược đồ Việt Nam (25’) Bước 1: Vẽ khung ô vuông. - GV hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 32 ô, đánh số thứ tự theo trật tự: theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8). Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (3,4 cm). Bước 2: - Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền). Bước 3: - Vẽ từng đường biên giới (vẽ nét đứt - - -), vẽ đường bờ biển (có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ). Bước 4: - Dùng các kí hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô E8). Bước 5: - Vẽ các sông chính. (Các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển). Hoạt động 2: Điền tên các dòng sông, thành phố, thị xã lên lược đồ (10’) Bước 1: - GV quy ước cách viết địa danh. + Tên nước: Chữ in đứng. + Tên thành phố, quần đảo: Viết in hoa chữ cái đầu, viết song song với cạnh ngang của khung lược đồ. Tên sông viết dọc theo dòng sông. Bước 2: - Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định vị trí các thành phố, thị xã. Xác định vị trí các thành phố ven biển: Hải Phòng: gần 210B, Thanh Hoá: 19045'B, Vinh: 18045'B, Đà Nẵng: 160B, Thành phố Hồ Chí Minh l0049'B... Xác định vị trí các thành phố trong đất liền: + Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuộc đều nằm trên kinh tuyến l08oĐ + Lào Cai, Sơn La nằm trên kinh tuyến l040Đ. + Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu đều nằm trên vĩ tuyến 220B. + Đà Lạt nằm trên vĩ tuyến 120B. Bước 3: - HS điền tên các thành phố, thị xã vào lược đồ. 3. Củng cố, luyện tập (3’) - Nhận xét một số bài vẽ của HS, biểu dương những HS có bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần phải sửa chữa. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’) - Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài thực hành. - Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTiet 3 Bai 3Thuc hanh ve luoc do Viet Nam.doc