I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được nguồn lao động dồi dào ở nước ta với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đã được nâng lên.
- Hiểu tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích các BSL đồng thời đưa ra nhận xét
- Cũng cố kỹ năng biểu đồ, bản đồ.
3. Thái độ.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Bài 21: Lao động và việc làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 Ngày soạn: 24/11/2007
Bài 21 lao động và việc làm
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được nguồn lao động dồi dào ở nước ta với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động đã được nâng lên.
- Hiểu tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích các BSL đồng thời đưa ra nhận xét
- Cũng cố kỹ năng biểu đồ, bản đồ.
3. Thái độ.
Có thái độ học tập đúng đắn đáp ứng yêu cầu việc làm hiện nay.
II. Thiết bị dạy học
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ:
Nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta. Nguyên nhân và hậu quả, hướng giải quyết ?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KTCB
Hoạt động 1.
Gv giới thiệu nội dung qua một số số liệu cụ thể.
Hs trả lời câu hỏi: Lao động nước ta có phẩm chất gì ?
1. Nguồn lao động nước ta rất dồi dào
- Dân số hoạt dộng kinh tế ở nước ta chiếm 51% tổng số dân (41.3 triệu người), mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động.
ðLà lực lượng quyết định phát triển kinh tế đất nước.
- Chất lượng lao động ngày được nâng cao: 21% có CMKT(4.4% ĐHCĐ, 4.1% trung cấp) (2003)
ðVẫn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay.
- Chất lượng lao động các vùng không đồng đều.
- Có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng lao động giữa thành thị và nông thôn.
Hoạt động 2.
Gv yêu cầu hs xem bảng 21.1 và trả lời câu hỏi đặt ra.
Gv tóm lại nội dung sau khi hs trả lời:
Gv yêu cầu hs nhận xét bảng 21.2 và trả lời câu hỏi kèm theo.
Hoạt động 3.
Gv yêu cầu hs đọc sách và đưa ra các số liệu về cơ cầu lao động trong các ngành kinh tế.
Gv vẽ biểu đồ cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế và yêu cầu hs nhận xét, giải thích.
Gv yêu cầu hs nghiên cứu bảng 21.3 và hướng dẫn hs vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.
Hs vẽ và nhận xét biểu đồ
Gv tóm lại vấn đề.
2. Sử dụng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân
Biểu đồ cơ cấu lao động hoạt động trong các ngành kinh tế nước ta năm 2003
- Lao động nhìn chung năng suất còn thấp, thời gian lao động còn lãng phí.
- Khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng tăng, khu vực quốc doanh có xu hướng giảm nhưng còn chậm ðphù hợp với xu thế phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng XHCN.
Hoạt động 4.
Gv tổ chức cho hs thảo luận vấn đề: Vì sao việc làm đang trở thành vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay?
Hs thảo luận sau đó đại diện các nhóm lên trình bày.
Gv đưa ra một số thông tin chủ yếu.
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết
- Mặc dù mỗi năm nước ta đã tạo ra khoảng 1 triệu chổ làm mới nhưng tình trạng việc làm vẫn còn gay gắt.
- Năm 2003 tỉ lệ thất nghiệp là 2.25%, thiếu việc làm là 6.69%, thất nghiệp ở thành thị cao: 5.8%.
- Hướng giải quyết (sgk)
Hoạt động 5.
Gv yêu cầu hs nêu một vài hiểu biết của mình về các vấn đề:
Tình hình di dân ở địa phương em?
Chính sách dân số ở địa phương em?
Tình hình việc làm ở địa phương?
4. Cũng cố - đánh giá. Hs trả lời các câu hỏi:
- Số lượng và chất lượng lao động ở nước ta ?
- Tình hình phân bố lao động ở nước ta ta, nguyên nhân và hậu quả?
- Vấn đề việc làm và hướng giải quyết?
5. Hoạt động nối tiếp
Bài tập:
Cho bảng số liệu 21.3 sgk. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo thành phần kinh tế thời kỳ 1990 – 2002. Nhận xét và giải thích?
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sgk.
File đính kèm:
- Tiet 24.doc