I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu kỹ và nắm chắc về đô thị hoá và những đặc điểm của đô thị hoá nước ta.
- Thấy được những ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội.
- Nắm được những điểm cần chú ý trong quá trình đô thị hóa.
2. Kỹ năng:
- Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ, át lát địa lí Việt Nam.
- Nhận xét BSL về sự phân bố các đô thị.
3. Thái độ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ dân cư Việt Nam, át lát địa lí Việt Nam.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 26: Đô thị hoá ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26 Ngày soạn:03/12/2007
Bài 23 đô thị hoá ở Việt Nam
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu kỹ và nắm chắc về đô thị hoá và những đặc điểm của đô thị hoá nước ta.
- Thấy được những ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội.
- Nắm được những điểm cần chú ý trong quá trình đô thị hóa.
2. Kỹ năng:
- Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ, át lát địa lí Việt Nam.
- Nhận xét BSL về sự phân bố các đô thị.
3. Thái độ.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ dân cư Việt Nam, át lát địa lí Việt Nam.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Thế nào là chất lượng cuộc sống? Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống?
- Vì sao vấn đề xoá đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của nước ta hiện nay?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KTCB
Hoạt động 1.
Gv hướng dẫn hs ôn lại kiến thức khái niệm về đô thị hoá.
1. Đặc điểm đô thị hoá nước ta.
- Khái niệm đô thị hoá:
Đô thị hoá là sự tăng nhanh vế số lượng và quy mô các điểm dân cư đô thị, sự tập trung đông dân cư trong các thành phố nhất là các thành phố đông lớn, sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị, gắn với hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, làm cho vai trò nhành dịch vụ tăng.
- Đô thị hoá nước ta :
Đô thị hoá nước ta diễn ra chậm chạp, tỉ lệ dân thành thị là 25,8% (2003).
Đô thị nước ta có quy mô không lớn, phân bố tản mạn
Nếp sống đô thị và nông thôn còn xen lẫn vào nhau (thị xã, thị trấn vùng đồng bằng)
Hoạt động 2.
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các đặc điểm đô thị hoá nước ta:
? Trình bày các đặc điểm đô thị hoá nước ta.
Hoạt động 3.
Yêu cầu hs xem bảng 23.1. Trả lời câu hỏi trong bài. Hs rút ra nhận xét.
Nhận xét chung:
Vùng có nhiều đô thị gấp 3,3 lần vùng có đô thị ít nhất: vd:
Số đô thành phố lớn còn quá ít so với mạng lưới đô thị: vd:
Chất lượng các đô thị lớn chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế.
Hoạt động 4.
Gv thông báo các loại đô thị.
Gv hướng dẫn hs nghiên cứu sgk và át lát, bản đồ phân bố dân cư Việt Nam để xác định các đô thị theo các loại.
2. Mạng lưới đô thị nước ta.
Đến 8/2004 nước ta chía làm 6 loại đô thị:
- Loại ĐB: Hà Nội và TP HCM
- Loại I: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
- Loại II:11 TP
- Loại III: 17 TP
- Loại IV: 58 đô thị
- Loại V: 598 đô thị
Hoạt động 5.
- Gv cho hs thảo luân nhóm nhỏ, tìm hiểu về những tác động của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội, gv lưu ý hs cả tác động tích cực và tiêu cực
Hs thảo luân sau đó trình bày trước lớp.
Gv tóm tắt lại nội dung chính.
- Gv truyền đạt những kiến thức trong sgk.
Gv phân tích, nhấn mạnh để hs thấy được hướng phát triển đô thị nước ta.
3. ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội
a. Đô thị hoá ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế đất nước và địa phương.
- Đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hội
- Đô thị là thi trường có sức mua lớn, nơi tập trung đông lao động có trình độ chuyên môn.
- Thu hút vốn đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế.
- Tạo nhiều việc làm cho người lao động.
- Tác động tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, trật tự xã hội, việc làm, nhà ở
b. Trong quá trình đô thị hoá cần chú ý một số vấn đề sau: (4 ý sgk)
4. Cũng cố - đánh giá.
Hs trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
1. Sự phân loại mạng lưới đô thị nước ta dựa vào các tiêu chí cơ bản:
A. Số dân và mật độ dân số B. Chất lượng cuộc sống
C. Tốc độ đô thị hoá D. Số lượng các trung tâm công nghiệp
2. Kể tên các đô thị loại I và xác định trên bản đồ các đô thị này:
Đô thị loại I gồm có:
3. Đô thị hoá có máy tác động tích cực đến nền kinh tế? Kể tên các tác động đó:
Tác động 1:
Tác động 2:
Tác động 3:
Tác động 4:
4. Trong quá trình đô thị hoá nước ta cần chú ý dến những vấn đề nào?
5. Hoạt động nối tiếp
- Hướng dẫn làm bài tập 3 sgk.
- Chuẩn bị bài thực hành:
+ Hướng dẫn học sinh xử lý số liệu trước: Năm 1994 = 100%
+Yêu cầu có máy tính bỏ túi, dụng cụ vẽ biểu đồ: thước kẻ, chì, tẩy...
File đính kèm:
- Tiet 26.doc