Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 30: Vốn đất và sử dụng vốn đất

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Hiểu được rằng đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá nhưng có hạn, do đó phải khai thác hợp lý, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ vốn đất đo.

- Biết được hiện trạngvốn đất và các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất.

2. Kỹ năng:

- Phân tích bản đồ và biểu đồ, bảng số liệu về hiện trạng sử dụng đất.

- Liên hệ thực tiễn địa phương.

3. Thái độ.

- Có những hàng động để bảo vệ tài nguyên đất của địa phương, nhà nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Một số hình ảnh về hiện trạng sử dụng đất ở một số vùng nước ta.

- Lựơc đồ cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng nước ta.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 30: Vốn đất và sử dụng vốn đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lí nông nghiệp Tiết 30 Ngày soạn:14/12/2007 Bài 27 vốn đất và sử dụng vốn đất I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu được rằng đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá nhưng có hạn, do đó phải khai thác hợp lý, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ vốn đất đo. - Biết được hiện trạngvốn đất và các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất. 2. Kỹ năng: - Phân tích bản đồ và biểu đồ, bảng số liệu về hiện trạng sử dụng đất. - Liên hệ thực tiễn địa phương. 3. Thái độ. - Có những hàng động để bảo vệ tài nguyên đất của địa phương, nhà nước. II. Thiết bị dạy học - Một số hình ảnh về hiện trạng sử dụng đất ở một số vùng nước ta. - Lựơc đồ cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng nước ta. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: - Cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta đang chuyển dịch như thế nào? - Kê tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm này? 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. Gv cho hs ôn lại kiến thức về khái niệm đất (thổ nhưỡng). Gv cho hs nghiên cứu sgk, yêu cầu hs tóm tắt ý nghĩa của việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Sau khi hs trả lời Gv tóm tắt các ý chính. GV phân tịch thêm: điều này đúng cho mọi nước, mọi vùng lãnh thổ. Hoàn cảnh nước ta: Tài nguyên đất dễ bị suy thoái, một nước đất chật người đông. Gv nêu thêm câu hỏi: Tại sao việc sử dụng hợp lý đất đai là điều quan trọngtrong phát triển kinh tế xã hội của đất nước? 1. Vốn đất đai a. ý Nghĩa sử dụng hợp lý tài nguyên đất: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Đất trồng là tài nguyên khôi phục được. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất sẽ nâng cao giá trị tài nguyên đất, đảm bảo phát triển bền vững. Có ý nghĩa quan trọng hơn trong hoàn cảnh nước ta. b. Cơ cấu sử dụng đất nước ta. Bình quân đất tự nhiên: 0,4 ha/người Đất nông nghiệp: 9,4 triêu ha, tăng khá. Đất lâm nghiệp: 12 triệu ha(độ che phủ 36,1%) ðvẫn chưa đảm bảo. Đất chuyên dùng và đất ở tăng lên do quá trình CNH-HĐH Đất chưa sử dụng và đất sông suối, núi đá: >28%, có xu hướng thu hẹp. Hoạt động 2. Gv cho hs phân tích bảng số liệu 27.1 sgk nhận xét thực trạng sử dụng đất ở nước ta hiện nay. Qua hình 27.1 hãy phân tích đặc điểm điểm cơ cấu sử dụng đất ở các vùng kinh tế nước ta. Hoạt động 3. Gv thông báo một số số liệu như sgk. ? Hãy phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất ở nước ta. Hoạt động 4. Gv tổ chức cho hs phân tích vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở từng vùng nước ta. Gv nhấn mạnh nội dung này rất quan trọng đặc điểm biệt để học về các vùng. ? Đồng bằng thuận lợi phát triển các loại cây trồng nào? ?Vấn đề sử dụng đất ở ĐBSH . ? Đặc điểm của ĐBSCL có thuận lợi gì cho phát triển nông nghiệp? ? Hướng sử dụng đất nông nghiệp ở ĐBSCL? ? Vấn đề sử dụng đất ở duyên hải Miền Trung, liên hệ địa phương? ? So với ĐB, miền núi có thuận lợi phát triển các ngành nông nghiệp nào? Kể tên các vùng chuyên canh cây CN lớn của nước ta, các vùng đó có các sản phẩm chuyên môn hoá nào? 2. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp. a. ở vùng đồng bằng: - Thuận lợi trồng cây hàng năm: Cây thực phẩm, CCN ngắn ngày, nuôi trồng thuỷ sản. - ĐBSH: Sức ép dân số lớn, BQ đất nông nghiệp thấp (0.05ha/người). Dân số đông, trình độ thâm canh cao, đất phù sa khá màu mỡ ðChuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng hợp lý, nuôi trồng thuỷ sản. - ĐBSCL: Diện tích lớn, BQ đất nông nghiệp cao nhất (0.18 ha/người), đất màu mỡ được bồi đắp thường xuyên. Tuy nhiên vào mùa khô khoảng 2/3 diện tích ĐB bị nhiễm mặn ðQuy hoạch thuỷ lợi, cải tạo đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất, đa dạng hoá cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản. - Duyên hải MT: ĐB nhỏ hẹp, nhiều thiên tai ðCần có cơ cấu mùa vụ hợp lý, tăng cường thuỷ lợi chống hạn, trồng rừng chắn cát. ven biển nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp. b.ở trung du và miền núi. - Thuận lợi để trồng rừng, CCN lâu năm, chăn nuôi, tuy nhiên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, diện tích rừng thu hẹpðGiải quyết vấn đề lương thực tại chổ, trao đổi với các vùng khác. - Phát triển các vùng chuyên canh CCN, chăn nuôi gia súc lớn, kết hợp CN chế biến: Tây Nguyên, ĐNB, TDMNPB. 4. Cũng cố - đánh giá. Hs trả lời câu hỏi 1 SGK. Gv cũng cố lại bài học sau mỗi mục. 5. Hoạt động nối tiếp Gợi ý làm bài tập số 2: HS có thể chọn các cặp vùng: ĐBSH và ĐBSCL, Tây Nguyên và ĐNB

File đính kèm:

  • docTiet 30.doc