I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng nhành (trồng trọt, chăn nuôi).
- Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, các loại vật nuôi chủ yếu.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích biểu đồ, bảng số liệu.
- Xác định trên bản đồ các vùng kinh tế trọng điểm về trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 32: Cơ cấu ngành nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32 Ngày soạn:23/12/2007
Bài 29 cơ cấu ngành nông nghiệp
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng nhành (trồng trọt, chăn nuôi).
- Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, các loại vật nuôi chủ yếu.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích biểu đồ, bảng số liệu.
- Xác định trên bản đồ các vùng kinh tế trọng điểm về trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ nông nghiệp, bản đồ kinh tế chung Việt Nam.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Phân tích đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới có thận lợi, khó khăn gì?
- Phân biệt nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền với nền nông nghiệp hiện đại?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KTCB
Hoạt động 1.
Gv yêu cầu HS dựa vào bài 25 cho biết đặc điểm chủ yếu của cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta?
Nhận xét hình 29.1 để thấy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhành trồng trọt.
ý nghĩa sản xuất lương thực nước ta?
Cho ví dụ?
Nước ta có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển ngành trồng cây lương thực?
Hs trả lời câu hỏi giữa mục trong sgk.
Hs ghi nhớ các số liệu trong sgk, Gv phân tích thêm để hs thấy được sự phát triển ngành trồng cây lương thực nước ta thời gian qua.
1. Ngành trồng trọt
a. Sản xuất lương thực
ý nghĩa:
Cung cấp lương thực nuôi sống trên 80 triệu người, đảm bảo ANLT.
Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
Hàng xuất khẩu
Điều kiện sản xuất: có nhiêud thuận lợi:
Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa
Nước dồi dào
Đất phù sa màu mỡ.
Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh
Tình hình sản xuất: Ngày càng tăng nhanh
Diện tích trồng lúa: 7.5 triệu ha (2002).
Thay đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp
Năng suất lúa đạt: 46 tạ/ha(2002)
Sản lượng lúa: 34.4 triệu tấn (2002)
BQLT đầu người: 460 kg/người
Xuất khẩu gạo: 3.5 triệu tấn/năm
Phân bố:
ĐBSCL: Chiếm hơn 50% về diện tích và sản lượng lúa cả nước.
ĐBSH: Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, năng suất lúa cao nhất.
b. Sản xuất cây thực phẩm.
- Diện tích trồng rau đậu tăng nhanh
- Phân bố tập trung ven các đô thị lớn, ở
ĐBSH, ĐBSCL, ĐNB, TN
c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả
Điều kiện sản xuất:
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Có nhiều đất thích hợp: Feralit, xám phân bố tập trung.
Lao động dồi dào
Cơ sở chế biến.
Khó khăn: Thị trường có nhiều biến động
Phát triển:
+Cây công nghiệp: Chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, diện tích: 2337 nghìn ha
Cây công nghiệp lâu năm chiếm 64% như: Cà phê (thứ 2 thế giới, phân bố ở TN, ĐNB, BTB), Cao su( ĐNB, TN), Tiêu ( ĐNB, TN) Điều (ĐNB), dừa (ĐBSCL), chè (TDMNBB, TN).
Cây công nghiệp hàng năm: Mía (ĐBSCL, ĐNB, DHNTB), lạc (BTB, TN, ĐNB), đay,cói trồng nhiều ở ĐBSH
+ Cây ăn quả: Chuối, xoài, chôm chôm, sầu riêng( ĐBSCL, ĐNB), nhãn, vải, cây xứ lạnh (TDMNBB).
Hoạt động 2.
Hs xác định trên bản đồ nông nghiệp Việt Nam và át lat địa lí Việt Nam các vùng trọng điểm sản xuất lương thực.
Hoạt động 3.
Gv thông báo nội dung và yêu cầu Hs giải thích sự phân bố cây thực phẩm?
Điều kiện phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả?
Trở ngại lớn nhất đối với phát triển cây công nghiệp nước ta?
Tại sao cây công nghiệp lâu đống vai trò quan trọng nhất trong ngành sản xuất cây công nghiệp?
Xác định trên bản đồ sự phân bố các cây công nghiệp chủ yểu: Cà phê, cao su, tiêu, điều, chè, dừa và giải thích tại sao lại phân bố như vây?
Cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở đâu?
Kể tên các loại cây ăn quả chủ yếu của nước ta?
Hoạt động 4.
Liên hệ bài 25 hãy cho biết tỉ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp?
Trong những năm qua ngành chăn nuôi đã có những bước tiến gì đáng kể?
Tại sao sự phân bố gia cầm và lợn thường gắn với vùng sản xuất LTTP?
Ngành chăn nuôi gia súc nước ta phát triển như thế nào?
2. Ngành chăn nuôi
- Chăn nuôi đang dần trở thành SXHH, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong nông nghiệp.
- Điều kiện: Thức ăn, giống, giống, dịch vụ thú ý ngày càng đảm bảo. Tuy nhiên giống, hiệu quả chăn nuôi, còn hạn chế, dịch bệnh
a. Chăn nuôi lợn và gia cầm:
- Lơn: 25 triệu con, 3/4 lượng thịt
- Gà: 250 triệu con, chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
- Phân bố: gắn với sản xuất LTTP: ĐBSH,SCL
b. Chăn nuôi gia súc:
- Chủ yếu dựa vào đồng cỏ tự nhiên
- Bò: 4,1 triệu con: BTB, DHNTB, TN
- Trâu: TDMNBB, BTB
- Dê, cừu
4. Cũng cố - đánh giá.
- Xác định trên bản đồ các vùng trọng điểm sản xuất LTTP?
- Xác định trên bản đồ các vùng chuyên canh cây công nghiệp nước ta?
5. Hoạt động nối tiếp
- Gợi ý trả lời câu hỏi sgk.
- Hướng dẫn làm bài tập 3, bài tập 4 sgk
- Chuẩn bị bài thực hành
File đính kèm:
- Tiet 32.doc