Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 33: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Cũng cố kiến thức về cơ cấu ngành trồng trọt và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt.

- Cũng cố kiến thức về biểu đồ đường biểu diễn, phân tích bảng số liệu.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tính toán, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Giấy vẽ, dụng cụ vẽ hình: Chì, tẩy, thước kẻ, máy tính bỏ túi.

- Bảng xử lý số liệu chính xác.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 33: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 33 Ngày soạn:25/12/2007 Bài 30 thực hành: phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Cũng cố kiến thức về cơ cấu ngành trồng trọt và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt. - Cũng cố kiến thức về biểu đồ đường biểu diễn, phân tích bảng số liệu. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tính toán, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ. - Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết. II. Thiết bị dạy học - Giấy vẽ, dụng cụ vẽ hình: Chì, tẩy, thước kẻ, máy tính bỏ túi. - Bảng xử lý số liệu chính xác. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: - Vai trò của sản xuất lương thực ở nước ta? Tình hình phát triển ngành trồng cây lương thực? - Làm bài tập số 2, số 3. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. Gv thông báo yêu cầu cần đạt. Gv kiểm tra phần chuẩn bị của hs. 1. Yêu cầu - Vẽ được biểu đồ thích hợp đó là biểu đồ đường biểu diễn. - Phân tích, so sánh và giải thích nguyên nhân. - Phân tích được bảng số liệu và biểu đồ có trong bài về tình hình trồng cây công nghiệp. Hoạt động 2. Hs nêu lên cách vẽ biểu đồ. Gv hướng dẫn cụ thể cách làm theo các bước: Bài 1. - Xử lý số liệu: chọn năm 1994 = 100% - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn dạng biểu đồ chỉ số phát triển. 2. Cách tiến hành Bài 1. a. Xử lý số liệu: lấy năm 1990 = 100% Năm sau = (năm sau/ năm đầu) x 100 Tốc độ tăng trưởng sản xuất ngành trồng trọt Năm 1990=100% Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công nghiệp Cây ăn quả Cây khác 1990 100 100 100 100 100 100 1995 133.4 126.5 143.3 181.5 110.9 122.0 200 183.2 165.7 182.1 325.5 121.4 132.1 2003 204.0 182.1 241.7 355.0 137.3 137.4 b. Vẽ biểu đồ - Chọn trục toạ độ và chia các giá trị trên trục tung, trục hoành, lưu ý khoảng cách năm không đều nhau. - Vẽ biểu đồ có chú giải, tên biểu đồ. c. Nhận xét. - Xu hướng tăng, giảm của các nhóm cây trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. - Kết hợp với biểu đồ hình 29.1 để hiểu rõ hơn. - Rút ra kết luận: Trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có xu hướng đa dạng, các loại rau đậu được đẩy mạnh. - Sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh nhất, gắn liền với việc mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp nhiệt đới. Bài 2 a. Nhận xét về xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm trong thời kỳ 1975-2002: - Tốc độ tăng: Năm 2002 so với 1975 tăng là mấy lần, bao nhiêu ha. - Sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp. - Sự thay đổi trong phân bố với sự hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp. b. Nhận xét về cơ cấu và sự biến đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm phân theo vùng năm 1995 và 2000 dựa vào biểu đồ 30.1 - Phân tích, nhận xét biểu đồ đã vẽ: Ngắn gọn, nêu các ý chính, bám sát các thông tin đựơc khai thác từ bảng số liệu và biểu đồ. Bài 2. - Nhận xét bảng số liệu 30.2 và biểu đồ 31.1 để rút ra sự chuyển dịch cơ cấu trồng cây công nghiệp nước ta. - Gv có thể khái quát bảng 30.2 thành biểu đồ đường biểu diễn hoặc biểu đồ miền để thấy sự chuyển dịch cơ cấu trồng cây công nghiệp. Hoạt động 3. Gv tổ chức cho hs làm bài thực hành theo cá nhân. Hoạt động 4. - Gv gọi 5 em học sinh lên làm những nội dung nhỏ. - Hs khác nhận xét cách làm của các bạn. - Gv nhân xét, sữa chữa những chổ sai (nếu có) và chôt lại những ý chính. 4. Cũng cố - đánh giá. - Gv đánh giá HS qua bài làm của HS, cho điểm các học sinh lên làm bài tập. - Kiểm tra vở thực hành của một vài học sinh. 5. Hoạt động nối tiếp Trong trường hợp HS không có đủ thời gian để hoàn thành bài tập trên lớp GV đưa ra đáp án vẽ mẫu và yêu cầu HS hoàn thiện biểu đồ như bài tập về nhà.

File đính kèm:

  • docTiet 33.doc