Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 40: Thực hành vẽ biểu đồ và phân tích mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu với các cơ sở công nghiệp chế biến

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Cũng cố kiến thức bài 34 đã học: công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản

- Phân tích được mối qua hệ giữa vùng nguyên liệu với các cơ sở công nghiệp chế biến

2. Kỹ năng:

- Xây dựng biểu đồ cơ cấu

- Phân tích nhận xét thông qua biểu đồ, bảng số liệu

- Sử dụng các bản đồ, At lát địa lí Việt Nam

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Các bản đồ giáo khoa nông nghiệp, công nghiệp Việt Nam

- Các dụng cụ vẽ hình, máy tính bỏ túi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 40: Thực hành vẽ biểu đồ và phân tích mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu với các cơ sở công nghiệp chế biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40 Ngày soạn:12/01/2008 Bài 35 Thực hành vẽ biểu đồ và phân tích mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu với các cơ sở công nghiệp chế biến I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Cũng cố kiến thức bài 34 đã học: công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản - Phân tích được mối qua hệ giữa vùng nguyên liệu với các cơ sở công nghiệp chế biến 2. Kỹ năng: - Xây dựng biểu đồ cơ cấu - Phân tích nhận xét thông qua biểu đồ, bảng số liệu - Sử dụng các bản đồ, At lát địa lí Việt Nam II. Thiết bị dạy học - Các bản đồ giáo khoa nông nghiệp, công nghiệp Việt Nam - Các dụng cụ vẽ hình, máy tính bỏ túi. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: - Phân tích đặc điểm công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. - Kiểm tra phần chuẩn bị bài thực hành của học sinh. 3. Bài mới. Hoạt động 1. 1. Vẽ biểu đồ - Gv thông báo mục tiêu cần đạt của bài thự hành, những nội dung cần làm - Từ bảng số liệu đã cho, Gv hướng dẫn học sinh phân tích và nêu lên các dạng biểu đồ có thể vẽ đựơc để thể hiện cơ cấu diện tíchtrồng mía phân theo các vùng của nước ta : + Biểu đồ cột + Biểu đồ ô vuông + Biểu đồ tròn Từ 3 dạng biểu đồ trên, chọn một dạng thích hợp nhất (phổ biến) là biểu đồ tròn. - Để vẽ biểu đồ tròn cần phải xử lý số liệu ra % + Tính tổng diện tích trồng mía của cả nước và tỉ lệ % diện tích trồng mía của mỗi vùng (GV hướng dẫn học sinh có thể gộp Tây Băc với Đông Băc thành vùng TDMNBB) + Xử lý số liệu và lập thành bảng: Diện tích trồng mía phân theo các vùng năm 2002 (%) + Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ tròn thẻ hiện cơ cấu diện tích trồng mía phân theo vùng trên cơ sở số liệu đã xử lý. + Vẽ biểu đồ có chú giải, tên biểu đồ. - Gv cho học sinh làm việc cá nhân - Gv goi 1 học sinh lên bảng xử lý số liệu, một học sinh lên vẽ biểu đồ - Các học sinh còn lại tiếp tục làm và GV hướng dẫn nội dung tiếp theo Hoạt động 2. 2. Nhận xét Gv gọi học sinh lên bảng nhận xét: Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ để nhận xét: - Các vùng trồng mía chủ yếu gồm có: + Đồng bằng Sông Cửu Long + Đông Nam Bộ + Bắc Trung Bộ + Duyên hải Nam Trung Bộ Đối với các vùng trồng mía chủ yếu, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xétvề quy mô (tỉ lệ %) trong cơ cấu của cả nước, các tỉnh có diện tích trồng mía nhiều của vùng cũng như sản lượng. - Các vùng cìn lại chiếm tỉ lệ không đáng kể Hoạt động 3. 3. Các vùng sản xuất đường trọng điểm Để xác định các vùng sản xuất đường trọng điểm, cần thấy rõ mối quan hệ giữa vùng trồng mía với các cơ sở sản xuất đường. Các vùng sản xuất đường trọng điểm của nước ta đều nằm trên các vùng trồng mía chủ yếu. Đó là các vùng: + + Đồng bằng Sông Cửu Long + Đông Nam Bộ + Bắc Trung Bộ + Duyên hải Nam Trung Bộ Các nhà máy đường lớn gắn với các vùng nguyên liệu. Hoạt động 4. 4. Kể tên một vài nhà máy (công ty) đường Gv hướng dẫn học sinh kể các cty như sgk (bài 34) và sưu tầm thêm các công ty khác Các nhà máy đường lớn của nước ta: Lam Sơn (Thanh Hoá) Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi ) Bình Dương, La Ngà, Tây Ninh (ĐNB) Hiệp Hoà, Long An (ĐBSCL) 4. Cũng cố - đánh giá. - Gv kiểm tra bài thực hành của học sinh làm để đánh giá. - Gv cho điểm các học sinh lên bảng làm bài tập - Gv tự đánh giá bài làm của mình thông qua đánh so sánh kết qủa của mình với kết quả của bạn, của GV chuẩn kiến thức. 5. Hoạt động nối tiếp - GV yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài thực hành

File đính kèm:

  • docTiet 40.doc