I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp và vai trò của nó trong công cuộc đơi mới kinh tế nước ta.
- Biết các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến viêc TCLT CN của nước ta.
- Nắm được các hình thức TCLTCN chính ở nước ta hiện nay và giải thích đựoc sự phân bố của chúng.
2. Kỹ năng:
- Hiểu và xác định đựơc trên bản đồ các hình thức TCLTCN: điểm cn, KCN, TTCN
- Phân biệt các trung tâm công nghiệp với quy mô khác nhau trên bản đồ.
3. Thái độ.
- HS thấy rõ ý thức, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chủ trương xây dựng các KCN tập trung của nhà nước.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 42: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42 Ngày soạn:15/01/2008
Bài 37 vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp và vai trò của nó trong công cuộc đơi mới kinh tế nước ta.
- Biết các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến viêc TCLT CN của nước ta.
- Nắm được các hình thức TCLTCN chính ở nước ta hiện nay và giải thích đựoc sự phân bố của chúng.
2. Kỹ năng:
- Hiểu và xác định đựơc trên bản đồ các hình thức TCLTCN: điểm cn, KCN, TTCN
- Phân biệt các trung tâm công nghiệp với quy mô khác nhau trên bản đồ.
3. Thái độ.
- HS thấy rõ ý thức, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chủ trương xây dựng các KCN tập trung của nhà nước.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ công nghiệp Việt Nam.
- At lat địa lí Việt Nam.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Trình bày cách làm bài tập số 3 sgk.
- Tại sao trong những năm gần đây công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lại phát triển mạnh mẽ?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KTCB
Hoạt động 1.
Gv lấy ví dụ: Một lớp học nhung tuỳ vào mục đính khác nhau mà có cách bố trí lớp học khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhât. TCLT công nghiệp cũng tương tự như vây.
GV thông báo khái niệm. Vai trò của TCLTCN?
1. Khái niệm
- Khái niệm: SGK.
- Vai trò: TCLTCN coi như một công cụ hữu hiệu nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, thực hiện thành công CNH-HĐH.
Hoạt động 2.
GV sơ đồ hoá mục 2
Hưỡng dẫn học sinh phân tích các nhân tố ảnh hưởng TCLT công nghiệp.
- Vị trí địa lí: Có ý nghĩa hàng đầu trong một số trường hợp.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thien nhiên bao gồm KS, KH, nguồn nước, sinh vật
- KTXH: Dân cư và lao động, các TT kinh tế, đô thị, cơ sở hạ tầng.
- Nhân tố bên ngoài: Gv nhấn mạnh coi là quan trọng hang đầu, đó là thị trường và hợp tác quốc tế.
2. Các nhân tổ ảnh hưởng tới TCLTCN
Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTCN
Nhân tố bên ngoài
Nhân tố bên trong
Hợp tác quốc tế
Thị trường
ĐK KTXH
Điều kiện tự nhiên, TNTN
vị trí địa lí
Hoạt động 3.
- GV gợi ý HS nhắc đểm công nghiệp có đặc điểm gi?
ở nước ta điểm công nghiệp phân bố nhiều ở đâu? Vì sao?
Xác định trên bản đồ hoạc at lat địa lí Việt Nam các điểm công nghiệp.
? Đặc điểm của KCN.
Gv phân tích sâu về KCN.
Gv thông báo.
Xác đinh trên bản đồ hoặc át lát địa lí Việt Nam các KCN.
Kể tên các KCN ở Hà Tĩnh?
Kể tên các khu chế xuất, khu công nghệ cao?
? So với KCN thì trung tâm công nghiệp có đặc điểm gì khác?
Nước ta chia là các TTCN như thế nao? Ví dụ các TTCN?
Xác định trên bản đồ các TTCN lớn của nước ta?
Nước ta chia lam mấy vùng công nghiệp? Sự phân chia vùng công nghiệp có khác gì với vùng nông nghiệp?
Xác định các vùng công nghiệp trên bản đồ?
3. Các hình thức chủ yếu về TCLTCN
a. Điểm công nghiệp.
- Gồm 1 đến 2 xí nghiệp, không có mối liên hệ với nhau.
- Phân bố gần nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ
- Thương trùng điểm dân cư.
- Ví dụ: Các điểm Công nghiệp ở TB, TN
b. Khu công nghiệp (KCN tập trung).
- Hình thức mới được hình thành thập niên 90, đã và đang đem lại hiệu quả cao.
- KCN do Chính phủ quyết định thành lập
- Có ranh giới rõ ràng, bao gồm nhiều xí nghiệp có mơi liện hệ với nhau, có các dịch vụ hỗ trợ
- Đến cuối 2004 nước ta có 106 KCN với tổng diện tích tự nhiên là 20.233 ha (không kể khu kinh tế Dung Quất và Chu Lai), ngoài ra còn có 124 cụm công nghiệp, KCN vừa và nhỏ nằm rãi rác ở 19 địa phương trong cả nước.
- KCN thu hút đựơc 1.442 dự án từ 40 QG và vùng lãnh thổ, tạo việc làm cho hơn 60 vạn lao động trực tiếp và hơn 1 triệu LĐ gián tiếp.
- Đang hình thành nhiều KCX, khu công nghệ cao, khu tkinh tế mở.
c. Trung tâm công nghiệp
- Hình thức tổ chức ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn.
- Có các ngành chuyên môn hoá và các ngành hỗ trợ và phục vụ.
- Dựa vào vai trò của TTCN chia ra:
+ TTCN có ý nghĩa quốc gia
+ TTCN có ý nghĩa vùng.
+ TTCN có ý nghĩa địa phương.
d. Vùng công nghiệp.
- Hình thức ở trình độ cao nhất, không gian rộng lớn, bao gồm nhiều ĐCN, KCN, TTCN có mối liên hệ mật thiết với nhau, có nét tương đồng trong quá trình quá trình hình thành.
- Có trung tâm công nghiệp tạo vùng tạo hướng CMH, các TTCN vệ tinh.
- Đến 2001, nước ta chia làm 6 vùng công nghiệp.
4. Cũng cố - đánh giá.
- Xác định trên bản đồ các điểm công nghiệp, KCN, TTCN, Vùng CN.
- Kể tên các vùng công nghiệp lớn của nước ta?
5. Hoạt động nối tiếp
- Chuẩn bị bài thực hành
File đính kèm:
- Tiet 42.doc