I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Cũng cố kiến thức đã học về một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp Việt Nam.
- Bổ sung kiển thức về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Biết phân tích, lựa chọn và vẽ được biểu đồ thể hiện sự chuyển dịc cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp.
- Phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ giáo khoa treo tường Việt Nam.
- Dụng cụ vẽ hình, máy tính
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 43: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43 Ngày soạn:20/01/2008
Bài 38 thực hành
vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự
chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Cũng cố kiến thức đã học về một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp Việt Nam.
- Bổ sung kiển thức về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Biết phân tích, lựa chọn và vẽ được biểu đồ thể hiện sự chuyển dịc cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp.
- Phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu.
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ giáo khoa treo tường Việt Nam.
- Dụng cụ vẽ hình, máy tính
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Thế nào là TCLT công nghiệp ? So sánh TCLT công nghiệp và TCLT nông nghiệp.
- Giải thích tại sao TPHCM và Hà Nôị là hai trung tâm công nghiệp lơn nhất nước ta?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KTCB
Hoạt động 1.
Gv thông báo mục tiêu cần đạt
GV cho hs phân tích BSL để rút ra các dạng biểu đồ có thể vẽ và chọn đựoc dạng thích hợp nhất. Các dạng có thể vẽ: Cột, tròn, ô vuong và miền. Hs chọn đựoc biểu đồ cần chọn là biểu đồ miền.
Gv lưu ý hs không phải xử lý số liệu nữa. Yêu cầu vẽ đúng khoảng cách năm, có chú giải, tên biểu đồ.
1. Vẽ biểu đồ và nhận xét giải thích về cơ cấu công nghiệp phân theo nhóm A và nhóm B
a. Vẽ biểu đồ
Năm
%
b. Nhận xét:
- Trước 1990 công nghiệp nhóm A giảm, còn nhóm B thì ngược lại.
- Sau 1990 công nghiệp nhóm A tăng dần và nhóm B giảm dần. Công nghiệp nhóm A và nhóm B ngày càng cân đối.
c. Giải thích
- Khi mới bắt đầu công cuộc đổi mới chưa thích nghi đựơc với cơ chế thị trường và do chính sách của nhà nước.
- Từ 1990 đặc biệt là từ 1995 trở đi các ngành nhóm A đã thích ứng với cơ chế mới và mặt khác đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước.
Hoạt động 2.
Gv cho một hs lên bảng vẽ, một hs lên bảng giải thích. Các hs khác làm vào vở.
Hs nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 3.
GV hướng dẫn hs để nhận xét được cần xử lý BSL 38.2 ra số liệu tương đối sau đó nhận xét, giải thích. Còn câu b thì nhận xét sự chuyển dịch giữa các vùng.
2. Nhận xét
a. Cơ cấu theo thành phần kinh tế
- Xử lí số liệu tương đối để dễ nhận xét.
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (%)
Thành phần kinh tế
1995
2002
Quốc doanh
Ngoài quốc doanh
KV có vố đầu tư NN
Tổng
50.3
24.6
25.1
100.0
40.1
24.6
35.3
100.0
- Nhận xét
+ Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, tỉ trọng thành phấn quốc doanh còn lớn (dẫn chứng).
+ Cơ cấu có sự chuyển dịch rõ nét (dẫn chứng).
b. Cơ cấu theo vùng
- ĐNB là vùng có tỉ trọng cao nhất, gần 50% cả nước, tiếp đến là ĐBSH, ĐBSCL.
- Giữa các vùng có sự chuyển dịch: ví dụ:
Hoạt động 4.
Gv tổ chức cho 2 học sinh lên bảng làm. Các học sinh khác làm sau đó theo bảng để nhận xét bài làm của bạn.
Gv nhận xét và chốt lại vấn đề, cho điểm hs.
4. Cũng cố - đánh giá.
- Gv đánh giá qua bài làm của học sinh.
- Các học sinh tự đánh giá bàng cách so sanh bài làm cuảt mình với bài làm của bạn vag gv chốt lại
- Gv cũng cố thêm một vài vấn đề về cơ cấu ngành công nghiệp.
5. Hoạt động nối tiếp
- Gv nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận: Vì sao ĐNB lại là nơi tập trung công nghiệp cao nhất nước ta và chiếm tỉ trọng cao nhất về giá trị công nghiệp nước ta?
- Hs về nhà hoàn thành bài thực hành.
File đính kèm:
- Tiet 43.doc