I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Thấy đựoc sự phát triển nhanh vượt bậc của ngành thông tin liên lạc ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
- Nắm đựơc sự đa dạng của mạng lưới thông tin liên lạc nước ta.
2. Kỹ năng:
- Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Một số hình ảnh, thông tin về ngành TTLL nước ta.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 45: Vấn đề phát triển thông tin liên lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 Ngày soạn:12/02/2008
Bài 10 vấn đề phát triển thông tin liên lạc
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Thấy đựoc sự phát triển nhanh vượt bậc của ngành thông tin liên lạc ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
- Nắm đựơc sự đa dạng của mạng lưới thông tin liên lạc nước ta.
2. Kỹ năng:
- Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng.
II. Thiết bị dạy học
- Một số hình ảnh, thông tin về ngành TTLL nước ta.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Không hỏi, cuối giờ kiểm tra 15 phút
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KTCB
Hoạt động 1.
Gv cho học sinh thảo luận về vai trò của ngành thông tin liên lạc đối với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Cho ví dụ, liên hệ bản thân.
Hs trình bày và Gv tóm lại các ý và khẳng định sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay phụ thuộc nhiều vào thông tin liên lạc và sự hiện đại của nó.
1. Sự phát triển ngành thông tin liên lạc
- Vai trò:
TTLL phát triển giúp cho việc giao lưu kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế đựơc thực hiện nhanh chóng.
Việc thiếu thong tin sẽ gây nhiều khó khăn, thậm chí thất bại trong quản lí, kinh doanh. Việc nắm thông tin sẽ đưa ra những quyết định chính xác.
Rút nắng vềư thời gian và khoảng cách, giúp con người gần nhau hơn, nâng cao nhận thức và là mọtt tiêu chí đánh giá nền văn minh.
- Sự phát triển ngành TTLL:
Trước thời kỳ đổi mới
Trong thời kỳ đổi mới
Mạng lưới thiết bị thông tin liên lạc cũ kỹ, lạc hậu
Bước đàu có cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới tiên tiến, hiện đại
dịch vụ thông tin nghèo nàn
Tốc độ phát triển viễn thông và Internet cao nhất khu vực
Dịch vụ thông tin đa dạng, phong phú
Năm 1990: 0.17 máy điện thoạt/100 dân
Năm 2004: 12 máy điện thoạt/100 dân
Hoạt động 2.
Gv yêu cầu hs làm việc nhóm nhỏ để tìm hiểu về sự phát triển của ngành thông tin liên lạc hiện nay bằng cách so sánh sự phát triển TTLL qua hai thòi kỳ trước đổi mới và trong thòi kỳ đổi mới.
Hs điền kết qủa vào bảng như bên.
Gv tổng kết.
Hoạt động 3.
Gv dùng phương pháp đàm thoại kết hợp giải thích và giảng giải vì có nhiều nội dung mới đối với học sinh.
- Mạng diện thoại bao gồm các dịch vụ nào?
- Tốc đọ phát triển điện thoại nước ta hiện nay?
- Nhận xét bảng 40.1
- Thế nào là Fax?
- Gv giải thích cụ thể phương thức truyền Fax.
- Mạng truyền dẫn bao gồm các loại nào?
- Mang vi ba đựoc phát triển ở nước ta như thế nào?
- Gv giảng giải về hoạt động của cáp quang.
- Mạng cáp quang ở nước ta đã đựoc xây dựng khi nào?
- Các đàu mối viễn thông quốc tế ở nước ta?
- Thế nào là Internet? Vai trò của nó đối với đời sống và sản xuât?
- Liên hệ bản thân.
2. Mạng lưới thông tin liên lạc
a. Mạng điện thoại: Bao gồm mạng nôi hạt và đường dài, mạng cố địng và di động
- Mạng điện thoại là tổ hợp các phương tiện và trang thiết bị kỹ thuật dùng để liên lạc điện thoại gồm: Các tổng đài điện thoại, phân trạm hay tổng đài nhánh, trậm gom dây, các đưòng dây và các máy điện thoại thuê bao.
- Mạng điện thoại và số máy điện thoại tăng với tốc độ nhanh: tăng hơn 25 lần trong 10 năm từ 1990-2000.
- Có sự phân bố không đều giữa các vùng, các đại phương.
b. Mạng phi thoại:
- Fax: Phát triển từ 1988 với hai hình thức là Fax công cộng và Fax thuê bao. Fax là phương thức truyền đi xa các tin tức của bản gốc dạng hoạ đồ bằng các tín hiệu điện rồi tái tạo lại bản gốc đó ở nơi thu. Quá trình này đựơc thực hiện nhờ một máy Fax ở đầu phát và một máy ở đầu thu, kênh truyền Fax nối giữa chúng.
- Mạng truyền trang báo trên kênh thông tin
c. Mạng truyền dẫn.
- Mạng dây trần: cổ điển đựoc thay thế sau 1990
- Mạng truyền dẫn vi ba đựơc phát triển mạnh mẽ từ thập ỹ 90-XX.
- Cáp quang: Là loại cáp có chứa một hoặc nhiều sợi dẫn quang (sợi thuỷ tinh trong suốt). Nhờ ánh sáng có vận tốc rất caovà không bị nhiễu của điện từ nên cáp quang có thể mang một lượng thôngh tin rất lớn đi xa.
Ngày 8-2-1996 tuyến cáp quang dài 3400 km chạy qua biển nối Việt Nam-Thái Lan-Hồng Kông. Các tỉnh thành nước ta đều có mạng cáp quang.
- Mạng viễn thông quốc tế thông qua vệ tinh.
- Internet: mạng thông tin máy tính toàn cầu, cho phép bất cứ máy tính nào nối với mạng đều có khả năng trao đổi thông tin với các máy tính khác trên mạng thông qua một địa chỉ xác định. Đến 2003 thì có khoảng 1,5 triệu người Việt Nam sử dụng dịch vụ này.
4. Cũng cố - đánh giá.
- Gv cũng cố lại bài học và chuẩn bị kiểm tra 15’.
- Chuẩn bị nội dung thực hành về GTVT.
5. Hoạt động nối tiếp
- Kiểm tra 15’.
Bài kiểm tra 15 phút số 1. Môn Địa Lí 12. Ban KHxh-nv
Họ và tên:..............................................................Lớp:12C...
Phân I. Trắc nghiệm khách quan: Chọn ý đúng trong các câu sau:
Câu 1: Hai quốc lộ nào là những bộ phận đầu mút của tuyến đường Xuyên á, qua lãnh thổ Đông Nam Bộ:
a. Quốc lộ 22 và 21 b. Quốc lộ 14 và 20
c. Quốc lộ 51 và 13 d. Quốc lộ 13 và 14
Câu 2: Với chiều dài là 2300 km, quốc lộ 1A của nước ta là tuyến đường bộ dài nhất nối:
a. Cửa khẩu Móng Cái với thị xã Hà Tiên b. Cửa khẩu Hữu Nghị với thị xã Năm Căn.
c. Lào Cai với thành phố Cần Thơ. d. Cửa khẩu Tây Trang với thị xã Châu Đốc
Câu 3: Hơn nửa thế kỷ xây dựng và cải tạo, đến nay nước ta đã có một mạng lưới đường sắt, đường sông có chiều dài lần lượt là:
a. 3142 km và 11.000 km b. 2360 km và 11.000km
c. 3260 km và 21.000 km d. 2830 km và 12.000 km
Câu 4: Các trung tâm công nghiệp nào phân bố ở duyên hải Nam Trung Bộ:
a. Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn b. Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn
c. Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Plâycu d. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang.
Câu 5: Từ sau đổi mới đên nay ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng biểu hiện ở tỉ lệ lao động và tỉ lệ đóng góp vào GDP năm 2002 lần lượt là:
a. 13% và 28,5% b. 16,4% và 38,5% c. 24,0% và 38,5% d. 23% và 40%
Câu 6: Các quốc lộ chạy theo hướng Đông – Tây quan trọng ở vùng Bắc Trung Bộ là:
a. 5, 6, 7 b. 6, 7, 8 c. 7, 8, 9 d. 4, 8, 10
Phân II. Tự luận
1.Trình bày 3 đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
2.Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ trồng trọt?
Đáp án và thang điểm
Phân I. Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm, mỗi ý đúng 0.5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
b
a
d
B
c
Phân II. Tự luận
1. Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: 1,5 điểm
- Công nghiệp chế biến LT-TP có mối quan hệ chặt chẽ với ngành nông nghiệp và thuỷ sản. Căn cứ vào nguồn nguyên liệu có thể chia thành ba phân ngành: Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ trồng trọt, từ chăn nuôi, chế biến tuỷ sản.
- Nước ta có nhiều thế mạnh phát triển ngành công nghiệp này.
- Sự phân bố các ngành công nghiệp chế biến LT-TP phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
2. Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ trồng trọt: 4.5 điểm: môic ý 1 điểm, riêng ý cuối cùng 0.5 điểm:
- Công nghiệp xay xát
- Công nghiệp đường mía
- công nghiệp chế biến chè, cà phê
- Công nghiệp rượu, bia.
- Công nghiệp chế biến dầu thực vật
File đính kèm:
- Tiet 45.doc