Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 51: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi bắc bộ

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Nắm đựoc các thế mạnh của vùng, hiện trạng khai thác và khả năng phát huy các thế mạnh đó để phát triển kinh tế-xã hội.

- Nắm được ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng.

2. Kỹ năng:

- Đọc và khai thác các kiến thức từ At lat địa lí Việt Nam, các bản đồ, lược đồ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ địa lí tự nhên Việt Nam

- Bản đồ hành chính Việt Nam

- Bản đồ kinh tế chung Việt Nam

- Bản đồ vùng kinh tế Trung du và miến núi Bắc Bộ và vùng ĐBSH

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 51: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi bắc bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề phát triển của các vùng Tiết 51 Ngày soạn:04/03/2008 Bài 44 vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi bắc bộ I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Nắm đựoc các thế mạnh của vùng, hiện trạng khai thác và khả năng phát huy các thế mạnh đó để phát triển kinh tế-xã hội. - Nắm được ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng. 2. Kỹ năng: - Đọc và khai thác các kiến thức từ At lat địa lí Việt Nam, các bản đồ, lược đồ. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ địa lí tự nhên Việt Nam - Bản đồ hành chính Việt Nam - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam - Bản đồ vùng kinh tế Trung du và miến núi Bắc Bộ và vùng ĐBSH III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Định hướng: Thông qua các vùng kinh tế ở nước ta và những vấn đề chung khi tìm hiểu về các vùng kinh tế đó. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. Một học sinh nêu về diện tích và dân số. Gv hướng dẫn học sinh làm việc với bản đồ tự nhiên Việt Nam và bản đồ hành chính Việt Nam để tìm hiểu về vị trí địa lí và đặc điểm của vùng TDMNBB với các câu hỏi: - Kê tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế TD và MN Bắc Bộ? - Đặc điểm vị trí địa lí ? - ý nghĩa của vị trí đó? - Phân tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vùng TDMNBB? - Gv khẳng định: ĐKTN và TNTN có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế . - Đặcc điểm về các điều kiện KTXH có những thuận lợi gì? - Các dân tộc phổ biến ở đây? - Kể tên các tuyến quốc lộ chính của vùng? - Bên cạnh những thuận lợi thì vùng còn gặp những khó khăn gi? - GV khẳng định: Việc phát triển kinh tế của vùng có một ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. 1. Khái quát chung Diện tích: 101 nghìn km2 Dân số : 11,6 triệu người (2003) Bao gồm 2 phần: Tây Bắc (4 tỉnh) và Đông Bắc (11 tỉnh). Vị trí địa lí: Đặc biệt quan trọng, nhất là có quan hệ với ĐBSH và các tỉnh phía Nam Trung Quốc, cũng như khả năng giao lưu với nước ngoài bằng đường biển. ĐKTN, TNTN: Có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, có khả năng phát triển cơ cấu kinh tế khá hoàn chỉnh. Vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta tạo tiền đề phát triển công nghiệp khai thác, chế biến KS, phát triển công nghiệp nặng. Khí hậu phân hoá đa dạng có mùa đông lạnh. Ngoài ra còn có tiềm năng lớn về kinh tế và du lịch biển. KTXH: Vùng thưa dân, mật độ dân số thấp dưới 300 người/km2, vùng núi dưới 100 người/km2. Là địa bàn phân bố nhièu dân tộc ít người, là cái nôi của cách mạng. Cơ sở vật chất có nhiều tiến bộ, mạng lưới giao thông đựơc đầu tư , nâng cấp Hạn chế: Địa hình đồi núi, khí hậu diễn biến thất thường. Thiếu lao động nhất là lao động lành nghề, nạn du canh du cư, CSHT còn nghèo, dễ bị xuống cấp.. Hoạt động 2. GV cho học sinh làm việc cặp đôi trả lời các câu hỏi: - Thế mạnh phát triển ngành khai thác chế biến khoáng sản của vùng TDMNBB ? - Đánh giá về trữ lượng và chất lượng than ở Qủng Ninh. - Xác định trên bản đồ hoặc at lat địa lí Việt Nam các mỏ khóng sản chính của vùn? - Các khoáng sản đó có thuận lợi phát triển ngành công nghiệp nào? - Các quạng phi kim đựơc khai thác phục vụ nhu cầu ngành công nghiệp nào? - Vì sao TDMNBB có thế mạnh lớn về ngành thuỷ điện? - Xác định các nhà máy thuỷ điện của vùng? - GV mở rộng một số nhà máy thuỷ điện đang xây dựng. 2. Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện a. Khoáng sản: phong phú nhất nước ta: Than đá: trữ lượng 3,6 tỉ tấn, tập trung ở Quảng Ninh (90% cả nước), chất lượng than tốt. Ngoài ra còn có than nâu ở Lạng Sơn, Thái Nguyên. Sản lượng khai thác hàng năm trên 10 triệu tấn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, nhiệt điện. Kim loại: Sắt (Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái), Thiếc (Tĩnh Túc), mangan (Cao Bằng, Tuyên Quang), chì, kẽm (Bắc Cạn), Bô xit (Lạng Sơn), đồng, vàng (Lài Cai): ð Khai thác, làm giàu quặng, luyện kim, chế tạo máy Phi kim loại: Aptit (Lài Cai), đá vôi, sét, cao lanh, đất hiếm ðCông nghiệp hoá chất, phân bón, VLXD. b. Thuỷ năng: Trữ lượng thủy điện của sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng cả nước (11MW, riêng sông Đà 6 MW). Nguồn thuỷ năng đang đựơc khai thác, nhà máy thuỷ điện Thác Bà trên sông chảy có công suất 110 nhìn KW, Hoà Bình 1,9 triệu KW. Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La (CS 2,4 triệu KW), Tuyên Quang Hoạt động 3. - Phân tích các điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp, dựoc liệu và cây ăn quả? - Vì sao vùng này có một mùa đông lạnh? Khí hậu như vậy có thuận lợi khó khăn gì? - Trình bày sự phát triển và phân bố các cây công nghiệp chủ yếu của vùng? - Kể tên các loại cây dựoc liệu chính của vùng? - Cây an quả, các loại rau đựơc trồng nhiều ở những đại phương nào? - Đẻ phát triển hơn nữa thế mạnh này củ vùng cần giải quyết những vấn đề gì? 3. Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. a. Điều kiện Nhiều loại đất feralit trên đá phiến, đá vôi đất phù sa cổ, đất phù san ven thung lũng sông. Đất phân bố ở độ cao khác nhau thích hợp nhiều loại cây. Khí hậu: có mùa đông lạnh phân hoá theo đai cao nên có thế mạnh phát triển cây trồng có nguồn gôc cận nhiệt và ôn đới. b. Cây công nghiệp chủ yếu: Chè: chiếm 60% diện tích cả nước, được trồng thành các vùng chuyên canh lớn ở hầu hết các tỉnh (Thái Nguyên, Yên Bái, Lài Cai, Phú Thọ, Hà Giang, Mộc Châu) Thuốc là: Lạng sơn, Cao Bằng c. Cây dược liệu: Tam thất, đương quy, đỗ trọng, nhân sâm, hồi thảo quả trồng ở biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng và Hoàng Liên Sơn d. Cây ăn quả, rau: Đào, lê, táo. Sa Pa là nơi sản xuất giống rau cho cả nước, trồng hoa * Hạn chế: Rét đậm, rét hại, sương muối, cơ sơ công nghiệp chế biến còn hạn chế, đất dễ bị sauy thoái Hoạt động 4. - Các đồng cỏ phân bố ở các tỉnh nào? - Bò sữa được chan nuôi nhiều ở đâu? - Vì sao trâu là vật nuôi phổ biến ở vùng này? - Gv mở rộng thêm về chăn nuôi lợn 4. Thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn Điều kiện: có nhiều đồng cỏ tuy không lớn nhung cũng đủ để điều kiện để chăn nuôi trâu, bò, ngựa. Bò sữa: ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Trâu, bò thịt: 1,7 triệu con trâu (60% cả nước), 726 nghìn con bò (18% cả nước) Lợn: 5 triệu con – 22% cả nước Hoạt động 5. Vì sao vùng TDMNBB có thế mạnh phát triển kinh tế biển. Gv phân tích thêm về sự phát triển ngành du lịch của vùng. Hs liên hệ bài vấn đề phát triển du lịch để tìm hiểu thêm. 5. Thế mạnh về kinh tế biển và du lịch Giao thông: cảng Cái Lân Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản Du lịch: Có nhiều thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Tam Đảo, hồ núi cốc, hò Ba Bể, Thác Bản Dốc. Nhiều di tích: Đền Hùng, Côn Sơn, Kiếp Bạc, Yên Tử, Điện Biên Phủ, Pắc Bó 4. Cũng cố - đánh giá. Học sinh trả lời các câu hỏi: - Vì sao nói việc phát huy các thế mạnh của vùng TDMNBB có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc? - Trình bày hiện trạng phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản ở vùng TDMNBB? - Gv cũng cố thêm mục 3,4,5. 5. Hoạt động nối tiếp - Gợi ý trả lời các câu hỏi SGK. - Chữa bài kiểm tra 1 tiết

File đính kèm:

  • docTiet 51.doc