Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 58: Thực hành: So sánh tây nguyên và trung du miền núi bắc bộ về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

- Rèn luyện kỹ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu để rút ra nhận xét cần thiết

- Cũng cố kiến thức đã học về hai vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Dụng cụ vẽ hình

- Máy tính bỏ túi

- Các biểu đồ được chuẩn bị trên giấy.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định

2. Bài cũ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 58: Thực hành: So sánh tây nguyên và trung du miền núi bắc bộ về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58 Ngày soạn: 28/03/2008 Bài 51. thực hành: so sánh tây nguyên và trung du miền núi bắc bộ về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: - Rèn luyện kỹ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ. - Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu để rút ra nhận xét cần thiết - Cũng cố kiến thức đã học về hai vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. II. Thiết bị dạy học - Dụng cụ vẽ hình - Máy tính bỏ túi - Các biểu đồ được chuẩn bị trên giấy. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: - Phân tích thế mạnh phát triển ngành trồng cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên? 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. Gv cho học sinh nhận dạng biểu đồ, xác định các biểu đồ thích hợp. Sau đó quyết định chọn biểu đồ hình tròn thích hợp nhất. Gv hướng dẫn học sinh tính toán, xử lý số liệu ra % cảu cả nước, Tây Nguyên và Trung du MNBB. Học sinh tính toán, lập thành bảng. Gv yêu cầu học sinh nhớ lại cách tính bán kính R và cho học sinh tính lập thành bảng. Gv cho học sinh lên bảng vẽ biểu đồ theo bán kính đường tròn đã tính được. Yêu cầu có bảng chú giải và tên biểu đồ. Bài tập 1 a. Vẽ biểu đồ - Xử lý số liệu Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm (%) Vùng Tổng Cà phê Chè Cao su Cây khác Cả nước TDMNBB T.Nguyên 100 100 100 38.7 0.0 75.8 6.0 88.6 3.5 28.5 0.0 13.3 26.8 11.4 7.3 - Xác định R của các đường tròn. So sánh kính thức biểu đồ Vùng Tổng S cây CN So sánh giá trị So sánh bán kính TDMNBB T.Nguyên Cả nước 62.1 617.9 1453.1 1.00 9.95 23.40 1.00 3.2 4.8 - Vẽ biểu đồ: + Vẽ 3 hình tròn thể hiện đúng tỉ lệ R, thể hiện cơ cấu chính xác trong mỗi hìn tròn. + Có tên biểu đồ, chú giải. b. Nhận xét về sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm của hai vùng: - Điều kiện sản xuất + Đất trồng + Khí hậu - Về quy mô sản xuất - Về các sản phẩm chính Hoạt động 2. Gọi học sinh nhận xét, so sanh hai vùng về trồng cây công nghiệp lâu năm. Gv hướng dẫn các ý chính là điều kiện sản xuất, quy mô sản xuất và sản sẩn phẩm chính Gv mở rộng cà phê hiện có trồng ở Sơn La song diện tích chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp của vùng. Hoạt động 3. Gv hướng dẫn tương tự bài 1. Gv cho học sinh tự tính toán. + Xử lý số liệu + Tính bán kính đường tròn cần vẽ. Bước vẽ biểu đồ có thể yêu cầu HS hoàn thành ở nhà như là bài tập về nhà nếu không có thời gian trên lớp Bài tập 2 a. Vẽ biểu đồ - Xử lý số liệu Cơ cấu tổng đàn trâu, bò của cả nước, TDMNBB, Tây Nguyên (%) Vùng Cả nước TDMNBB T. Nguyên Trâu Bò 41.2 58.8 71.0 29.0 11.5 88.5 - Xác định R của các đường tròn. So sánh kính thức biểu đồ Vùng Tổng đàn trâu, bò So sánh giá trị So sánh bán kính T.Nguyên TDMNBB Cả nước 593.3 2292 7025.1 1.00 3.9 11.8 1.00 2.0 3.4 - Vẽ biểu đồ: + Vẽ 3 hình tròn thể hiện đúng tỉ lệ R, thể hiện cơ cấu chính xác trong mỗi hìn tròn. + Có tên biểu đồ, chú giải. b. Nhận xét, giải thích - điều kiện: Điều kiện đồng cỏ - Sự khác biệt về khí hậu: TDMNBB có khí hậu ẩm, có mùa đông lạnh; Tây Nguyên có khí hậu nóng, có mùa khô. Hoạt động 4. Gv gợi ý học sinh so sánh hai vùng và trả lời các câu hỏi trong SGK theo các điều kiện tự nhiên là chính: Khí hậu, đồng cỏ. 4. Cũng cố - đánh giá. - Gv đánh giá học sinh qua bài làm của các học sinh. - Kiểm tra vở thực hành của một số học sinh và cho điểm - Học sinh tự đánh giá bài làm của mình thông qua so sánh kết quả với bài làm của bạn trên bảng và nhận xét của giáo viên. 5. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài thực hành

File đính kèm:

  • docTiet 58.doc