I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu vai trò to lớn của ĐBSCL trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta.
- Nắm được khả năng và thực trạng sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng đồng bằng này.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích bản đồ. Kỹ năng sơ đò hoá.
- Phân tích bảng số liệu, liện hệ các bài học trước để giải thích
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ giáo khoa tự nhiên Việt Nam, kinh tế Việt Nam.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 62: Vấn đề phát triển lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 62 Ngày soạn: 08/04/2008
Bài 55 vấn đề phát triển lương thực, thực phẩm
ở đồng bằng sông cửu long
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu vai trò to lớn của ĐBSCL trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta.
- Nắm được khả năng và thực trạng sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng đồng bằng này.
2. Kỹ năng:
- Đọc và phân tích bản đồ. Kỹ năng sơ đò hoá.
- Phân tích bảng số liệu, liện hệ các bài học trước để giải thích
II. Thiết bị dạy học
- Bản đồ giáo khoa tự nhiên Việt Nam, kinh tế Việt Nam.
- At lát địa lí Việt Nam, lược đồ vùng kinh tế Nam Bộ
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Tại sao phải đặt vấn đê sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL?
- Phân tích thế mạnh phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung KTCB
Hoạt động 1.
Gv gợi ý học sinh liên hệ bài tổ chức lãnh thổ nông nghiệp để phân tích vai trò của vùng ĐBSCL.
Gv yêu cầu học sinh ghi nhớ các vai trò chủ yếu.
Vì sao khẳng định việc phát triển LTTP ở ĐBSCL không chỉ có ý nghĩa quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế ?
1. Vai trò của đồng bằng sông Cửu Long
- ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất LTTP số 1 của nước ta.
- Tiềm năng của vùng còn lớn, việc khai thác có hiệu quả tiềm năng của nó thì nhu cầu về LTTP phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sẽ đảm bảo
_ Vấn đề LTTP có ý nghĩa cấp thiết đối với vùng ĐB này
Hoạt động 2.
Dựa vào bài 54 hãy phân tích các thế mạnh phát triển ngành trồng cây lương thực của vùng này?
Xác định trên bản đồ các vùng diện tích đất phù sa ngọt?
Các điều kiện khí hậu, nước vượt trội hơn các vùng khác ntn?
Bên cạnh những thuậ lợi vùng này có khó khăn gì trong phát triển cây lương thực?
2. Khả năng và thực trạng sản xuất lưởng thực
a. Khả năng
- Quy mô diện tích: 4 triệu ha đất tự nhiên, đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất nông nghiệp gần 3 triệu ha _lớn nhất so với các vùng khác
- Các điều kiện đất, nước, khí hậu đều vượt trội, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng lúa nước.
- Có một số hạn chế cần khắc phục đó là đất nhiễm phèn, mặn, thiếu nước vào mùa khô, tònh trạng độc canh cây lúa.
b. Thực trạng
- Diện tích gieo trồng: 3,8 – triệu ha cây lương thực (46% cả nước), trong đó lúa là 3,7 – 3,9 triệu ha (51% cả nước).
- Cơ cấu mùa vụ: hè thu và đông xuân là chính
- Năng suất lúa: 45,8 tạ/ha,thứ 2 cả nước (2002)
- Sản lượng lúa: 16 – 18 triệu tấn/năm (50,3% cả nước – 2002).
- BQLT đầu người đạt trên 1000kg/ người/năm
- Phân bố: Kiên Giang: 57 vạn ha với 2,5 triệu tấn; An Giang: 50 vạn ha với 2,7 triệu ha; Đồng Tháp, Long An
c. Định hướng tiếp tục phát triển
- Giải quyết tốt vấn đề thuỷ lợi để mở rộng diện tích.
- Thay đổi cơ cấu mùa vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất.
- Đầu tư vốn để cải tạo đất hoang hoá.
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến
Hoạt động 3.
GV cho học sinh làm việc nhóm nhỏ trao đổi câu hỏi: Chứng minh ĐBSCL là vùng trọng điểm số 1 của cả nước về sản xuấ thực phẩm?
+ Về quy mô diện tích?
+ Về cơ cấu mùa vụ?
+ Về Năng suất, sản lượng?
+ Phân tích bảng 55.1.
+ Quan sát at lát địa lí Việt Năm hãy trình bày sự phân bố cây lương thực về diện tích, sản lượng của một số tỉnh dẫn đầu.
GV hướng dẫn kết hợp phân tích hình 55.1 và 55.2 để thấy rõ hơn.
Để tiếp tục phát triển hơn nữa ngành trồng cây LT vùng cần giải quyết tốt các vấn đề gì?
GV phân tích thêm.
Hoạt động 4.
Gv nêu vấn đề: “Đồng bằng sông Cửu Long không những là vùng trọng điểm sản xuất lương thực mà còn là vùng trọng điểm sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước”. Em hãy chứng minh và giải thích nhận định trên.
Gv cho học sinh thảo luận, về khẳ năng phát triển ngành thuỷ sản và về chăn nuôi để giải thích nhận định và từ đó rút ra khả năng phát triển ngành thuỷ sản, chăn nuôi của vùng.
Học sinh liên hệ kiến thức và at lat địa lí Việt Nam và sách giáo khoa để đưa ra các số liệu chứng minh ĐBSCL là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước.
+ Về Thuỷ sản?
+ Về chăn nuôi?
Gv mở rộng phân tích thêm, việc phát triển mở rộng ngành nuôi trồng thuỷ sản làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, do đó cần bảo vệ rừng ngập mặn
3. Khả năng và thực trạng sản xuất thực phẩm
a. Khả năng
- Về thuỷ sản: ĐBSCL giáp vùng biển giàu tiềm năng với nhiều ngư trường lớn, toạ điều kiện thuận lợi cho đánh bắt hải sản. Vùng có nhiều bãi triều và luồng lạch thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
- Về chăn nuôi: có thế mạnh về sản xuất lương thực, diện tích mặt nước thuận lợi chăn nuôi lợn và gia cầm
b. Thực trạng
- Thuỷ sản: dẫn đầu cả nước
+ Sản lượng: 1,1 – 1,4 triệu tấn (1/2 cả nước)
+ Phân bố: Kiên Giang (30,44 vạn), Cà Mau (21,2 vạn tấn), An Giang (20,67 vạn tấn) năm 2003.
- Chăn nuôi:
+ Chăn nuôi lợn: 3,0 – 3,2 triệu con
+ Chăn nuôi bò: 20 – 28 vạn con
+ Chăn nuôi gia cầm đặc biệt là vịt.
c. Định hướng: cần kết hợp hài hoà phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái đặc biệt là diện tích rừng ngập mặn.
4. Cũng cố - đánh giá.
- GV vẽ sơ đồ cấu trúc bài học để cũng cố kiến thức (tham khảo sơ đồ trong SGV).
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Chứng minh ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?
+ Chứng minh ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước?
+ Mối quan hệ giữa sản xuất lương thực, thực phẩm với việc cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL?
File đính kèm:
- Tiet 62.doc