Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 64: Thực hành: Dựa vào át lát, phân tích đặc điểm phân bố tài nguyên biển và các ngành kinh tế biển

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Cũng cố các kiến thức về các nguồn lực phát triển kinh tế biển nước ta.

- Cũng cố các kiến thức về các vấn đề phát triển và phân bố các ngành kinh tế biển chung của cả nước và riêng của các ùng có biển.

2. Kỹ năng:

- Kĩ năng đọc át lát địa lí Việt Nam theo chủ đề cho trước.

- Kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp tài liệu

- Kĩ năng viết báo cáo

- Kĩ năng làm việc nhóm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 64: Thực hành: Dựa vào át lát, phân tích đặc điểm phân bố tài nguyên biển và các ngành kinh tế biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64 Ngày soạn: //2008 Bài 57 thực hành: dựa vào át lát, phân tích đặc điểm Phân bố tài nguyên biển và các ngành kinh tế biển I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Cũng cố các kiến thức về các nguồn lực phát triển kinh tế biển nước ta. - Cũng cố các kiến thức về các vấn đề phát triển và phân bố các ngành kinh tế biển chung của cả nước và riêng của các ùng có biển. 2. Kỹ năng: - Kĩ năng đọc át lát địa lí Việt Nam theo chủ đề cho trước. - Kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp tài liệu - Kĩ năng viết báo cáo - Kĩ năng làm việc nhóm. II. Thiết bị dạy học - át lát địa lí Việt Nam - Một số thông tin bổ sung về tài nguyên biển III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: Tại sao nói: “Việc phát triển kinh tế – xã hội các huyện đảo có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội cuat nước ta hiện tại cũng như tương lai”? 3. Bài mới. Hoạt động 1. Hoạt động của GV Hoạt động của GV Bài 1 Đọc át lát địa lí Việt Nam và dựa và kiến thức đã học, các thông tin bổ sung từ sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, hãy liên hệ: Đặc điểm phân bố các nguồn lợi hải sản nước ta. Các tỉnh có điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản: nước mặn, nước lợ chủ yếu Sự phân bố các trung tâm du lịch và các điểm du lịch nổi tiếng. Sự phân bố các cảng lớn Các mỏ dầu, khí đang khai thác trên thềm lụch địa. Gv hướng dẫn học sinh đọc át lát địa lí Việt Nam, xác định các trang cầ đọc đó là: Trang 2 – 3 (hành chính): các tỉnh giáp biển? Vùng biển và hải đảo nước ta. Trang 4 – 5 (Hình thể): Các điều kiện đáy biển thể hiện qua các đường đẳng sâu. Trang 6: các bồn trũng có tiềm năng dầu khí. Các mỏ dầu, khí đã phát hiện trên thềm lụch địa. Trang 7: Đường đi của bão trên biển Đông. Trang 8: các vùng đất cát biển Trang 9 – 10: các dòng biển, các cửa sông, vũng vịnh kín gió. Trang 13, 15, 16, 18, 20: có các kiến thức về tài nguyên biển từ thuỷ sản, du lịch, khoáng sản và du lịch biển. Gv chia học sinh làm các nhóm để cùng làm những phần việc cho bản báo cáo: Nhóm 1: Đánh giá các nguồn lợi để phát triển ngành thuỷ sản. Nhóm 2: Đánh giá các điều kiện xây dựng các cảng biển và phát triển GT Nhóm 3: Đánh giá các điều kiện phát triển du lịch biển - đảo. Nhóm 4: Đánh giá các điều kiện khai thác khoáng sản trên thềm lục địa, làm muối biển. Gv cho học sinh thảo luận. Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả. Gv nhắc lại cho cả lớp các ý chính Chuẩn bị át lát địa lí Việt Nam và các thông tin liên quan theo yêu cầu của giáo viên. Đọc bài tập 1. Xác định nội dung cần hoàn thành. Xác định các trang át lát địa lí Việt Nam có các kiến thức liên quan. Theo giỏi hướng dẫn của giáo viên Chia làm 4 nhóm theo sự phân công của giáo viên, cư nhóm trưởng, thư ký của nhóm. Nghe nhiệm vụ vủa nhóm. Thảo luận theo chủ đè và hoàn thành và ghi biên bản nhóm có chọc lọc ý kiến. Các nhóm trình bày kết quả, các thành viên khác bổ sung. So sánh kết quả khi giáo viên đã chốt lại vấn đề Hoạt động 2. Hoạt động của GV Hoạt động của GV Bài 2 Đọc át lát địa lí Việt Nam và dựa và kiến thức đã học hãy trình bày vai trò kinh tế biển với sự phát triển kinh tế xã hội của một trong các vùng: TDMN Bắc Bộ, ĐBSH, BTB, DHNTB, ĐNB, ĐBSCL Gv hướng dẫn đọc át lát địa lí Việt Nam tương tự bài tập 1, liên hệ bài 1 để làm bài 2, kết hợp các trang từ trang 21 đến trang 24 át lát địa lí Việt Nam. Gv làm mẫu một vùng: ví dụ Trung du miền núi Bắc Bộ: Các tỉnh giáp biển: Quảng Ninh Tài nguyên: Thuỷ sản, giao thông đường biển, du lich biển Tình hình phát triển phân bố các ngành kinh tế biển của vùng Gv chia lớp thành các nhóm và cho học sinh làm về các vung còn lại Cho học sinh trình bày theo nhóm và tổng kết. Đọc yêu cầu bài 2. Xác định trên át lát địa lí Việt Nam các vùng kinh tế giáp biển Xác định các trang át lát cần đọc. Theo giỏi giáo viên làm mẫu. Học sinh làm theo nhóm, mỗi nhóm làm một vùng. Học sinh trình bày kết quả. Đối chiếu, so sánh kết quả. 4. Cũng cố - đánh giá. - Gv nêu lại tầm quan trọng của Biển Đông đối với sự phát triển kinh tế nước ta nói chung và các vùng nói riêng. - Giáo viên đánh giá học sinh qua kết quả làm việc của các nhóm. 5. Hoạt động nối tiếp - Yêu cầu học sinh về nhà viết bài báo cáo về sự phát triển các ngành kinh tế biển nước ta theo bài thực hành

File đính kèm:

  • docTiet 64.doc