Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 69: Ôn tập

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Hệ thống hoá lại đựơc kiến thức về địa lí công nghiệp Việt Nam, các vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

- Các vùng kinh tế ở nước ta và vấn đề phát triển kinh tế biển, kinh tế trọng điểm.

- Ôn lại các kiến thức về biểu đồ, sử dụng at lat.

2. Kỹ năng:

- Sơ đồ hoá, hệ thông hoá

- Liên hệ, so sánh các nội dung kiến thức.

- Rèn luyện kỹ năng biểu đồ, bản đồ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Đức Thọ - Tiết 69: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 69 Ngày soạn:28/04/2008 ôn tập I. Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá lại đựơc kiến thức về địa lí công nghiệp Việt Nam, các vấn đề phát triển và phân bố ngành dịch vụ. - Các vùng kinh tế ở nước ta và vấn đề phát triển kinh tế biển, kinh tế trọng điểm. - Ôn lại các kiến thức về biểu đồ, sử dụng at lat. 2. Kỹ năng: - Sơ đồ hoá, hệ thông hoá - Liên hệ, so sánh các nội dung kiến thức. - Rèn luyện kỹ năng biểu đồ, bản đồ. II. Thiết bị dạy học - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam - Bản đồ công nghiệp Việt Nam - Bản đồ GTVT Việt Nam - Bản đồ các vùng kinh tế - At lat địa lí Việt Nam III. Tiến trình dạy học 1. ổn định 2. Bài cũ: - So sánh thế mạnh và thực trạng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam? 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung KTCB Hoạt động 1. Gv cho học sinh nghiên cứu toàn bộ chương trình đã học từ đầu học kỳ II đến nay. Yêu cầu học sinh hệ thống hoá kiến thức. Sơ đồ hoá kiến thức địa lí công nghiệp . Xác định trên bản đồ các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện củanc? Tại sao công nghiệp năng lượng đựơc xem là công nghiệp trọng điểm? Giải thích vì sao công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trở thành các ngành công nghiệp trọng điểm cảu nước ta? Nêu đặc điểm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? TCLT công nghiệp nước ta bao gồm các hình thức nào? Xác định trên bản đồ một số hình thức đó? 1. Địa lí công nghiệp - Công nghiệp năng lượng: là ngành công nghiệp trọng điểm, bao gồm: + Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu: Khai thác than và khai thác dầu – khí. + Công nghiệp điện lực: Ngày càng phát triển mạnh, bao gồm thuỷ điện và nhiệt nhiệt, trong đó thuỷ điện chiếm 3/4. - Công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản: là ngành công nghiệp trọng điểm, nước ta có nhiều thế mạng để phát triển dựa vào nguồn nguyên liệu phong phú, lao động dồi dào Ngành công nghiệp này chia là 3 phân ngành: + Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ trồng trọt. + Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi. + Công nghiệp chế biến thuỷ hải sản. - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Tạo ra nhiều loại hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cơ cầu ngành đa dạng, bao gồm nhiều phân ngành. Hoạt động 2. Dịch vụ bao gồm các ngành nào? Phân tích các điều kiện thuận lợi phát triển ngành giao thông vận tải nước ta? Xác định các tuyến giao thông đường bộ quan trọng ở nước ta? ở địa phương em có các quốc lộ quan trọng nào? Tại sao giao thông vận tải đường biển lại có khối lượng luân chuyển lớn nhất trong các loại hình giao thông nước ta? Gv thông báo. Vai trò ngành thông tin liên lạc? Các hình thức phát triển thông tin lien lạc nước ta? Chứng minh hoạt động ngoại thương nước ta ngày ngày có nhiều chuyển biến tích cực? Vẽ sơ đồ phân loại tài nguyên nước ta? Các trung tâm du lịch lớn của nước ta? Các tam giác tăng trưởng du lich? 2. Địa lí các ngành dich vụ - Giao thông vận tải: nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển ngành GTVT. Hiện nay nước ta cơ bản có đầy đủ các loại hình giao thông, tuy nhiên sự phân bố khác nhau giữa các vùng lãnh thổ. + Giao thông đường bộ: phát triển rộng khắp với các tuyến quốc lộ: 1A, đường HCM, 2, 3,4,5,6,7,8,9,14,52,22,80 nước ta đang xây dựng tuyến đường nối nước ta vói các nước trong khu vực qua tuyến đưòng xuyên á. + Giao thông đường sắt: phát triển mạnh sau khi đất nước thống nhất, hiện nay cơ sở vật chất có nhiều tiến bộ, mức đọ phục vụ ngày càng cao. + Giao thông đương biển: có khối lượng luân chuyển lớn nhất. + Giao thông đường sông: phát triển mạnh ở các lưu vực sông: Mê Kông - Đồng Nai, sông Hồng – sông Thái Bình, các lưu vực Miền Trung + Giao thông đưòng hàng không: phát triển ngày càng nhanh, đựơc đầu tư hiện đại hoá + Giao thông đường ống: mới phát triển trong thời gian gần đây. - Ngành thông tin liên lạc: phát triển với tốc độ nhanh trong thời kỳ đổi mới. - Ngành thương mại: Bao gồm hoạt động nội thương và ngoại thương. - Ngành du lịch: tài nguyên du lịch phong phú là tiền đề cơ bản phát triển du lịch nước ta. Hoạt động 3. Gv cho học sinh thảo thuận về các vùng kinh tế. Chia học sinh làm 8 nhóm học tập với nhiệm vụ: Thảo luận và trình bày những nét chính về vấn đề phát triển kinh tế ở các vùng. Nhóm 1: TDMNBB. Nhóm 2: ĐBSH Nhóm 3: BTB Nhóm 4: DHNTB Nhóm 5: Tây Nguyên Nhóm 6: ĐNB Nhóm 7: ĐBSCL Nhóm 8: Vấn đề phát triển kinh tế biển và các vùng kinh tế trọng điểm. 3. Các vấn đề phát triển kinh tế ở các vùng a. Vùng kinh tế TDMN phía Bắc Có nhiều thế mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp và phát triển tổng hợp kinh tế biển. b. ĐBSH Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hội tụ nhiều thế mạnh phát triển kinh tế. Tuy nhiên hiện nay sức ép dân số quá lớn, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. c. BTB và DHNTB Đây là 2 vùng kinh tế có vị trí là cầu nối Bắc – Nam, địa hình hẹp ngang kéo dài, phía Tây là dãy Trường Sơn, phía Đông là vùng biển rộng lớn. Vấn đề phát triển của vùng là hình thành cơ cấu kinh tế N – L – NN và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. d. Tây Nguyên Có thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và phát triển thuỷ điện kết hợ thuỷ lợi. Thuy nhiên khó khăn của vùng hiện nay là cơ sở vật chất còn yếu, thiếu, thiếu lao động đặc biệt là lao động lành nghề. e. Đông Nam Bộ Vùng kinh tế hội tụ đầy đủ thế mạnh phát triển kinh tế, hiện nay vùng có tỉ trọng GDP, sản lượng công nghiệp và khối lượng hàng xuất khẩu lớn nhất cả nước. Vấn đề đặt ra là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. d. ĐBSCL Là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta, là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta. Vấn đề là cải tạo và sử dụng hợp lý tài nguyên. e. Vấn đề phát triển kinh tế biển và các vùng kinh tế trọng điểm Hoạt động 4. Học sinh trình bày về các đặc điểm chủ yếu về 7 vùng kinh tế và sự phát triển kinh tế biển và các vùng kinh tế trọng điểm. Gv nhắc lại các ý chính. Hoạt động 5. Gv hướng dẫn học sinh phân tích các bảng số liệu của một số bài tập trong SGK. Làm các bài tập về giao thông vận tải, công nghiệp. Gv hướng dẫn hs khai thác kiến thức về công nghiệp và dịch vụ nước ta trong at lat. 4. Kỹ năng - Phân tích bảng số liệu - Biểu đồ miền - Biểu đồ đường biểu diễn - Biểu đồ tròn. - Sử dụng at lat địa lí Việt Nam 4. Cũng cố - đánh giá. - Gv cũng cố lại và dặn dò chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. - Gv đánh giá học sinh và cho điểm các học sinh nắm bài chắc thông qua kết quả làm viẹc của học sinh.

File đính kèm:

  • docTiet 69.doc