A. Mục tiêu.
Sau bài học này, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kt - xh. Một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới của đất nước ta.
- Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở nước ta.
- Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.
2. Kĩ năng:
- Biết liên hệ kiến thức địa lí với các kiến thức lịch sử, GDCD trong lĩnh hội tri thức mới.
- Biết liên hệ sgk với các vấn đề thực tiễn của cuộc sống khi tìm hiểu về các thành tựu của công cuộc Đổi mới và hội nhập.
126 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 12 - Trường THPT Tam Nông - Năm học: 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Ngày soạn: 13/8/2012
Tiết 1 - Bài 1
VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
A. Mục tiêu.
Sau bài học này, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kt - xh. Một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới của đất nước ta.
- Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở nước ta.
- Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.
2. Kĩ năng:
- Biết liên hệ kiến thức địa lí với các kiến thức lịch sử, GDCD trong lĩnh hội tri thức mới.
- Biết liên hệ sgk với các vấn đề thực tiễn của cuộc sống khi tìm hiểu về các thành tựu của công cuộc Đổi mới và hội nhập.
3. Thái độ:
- Xác định tinh thần, trách nhiệm của mỗi người đối với sự phát triển của đất nước.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Một số tư liệu về hội nhập quốc tế và khu vực.
2. Chuẩn bị của trò:
- Vở ghi, sgk địa 12.
C. Tiến trình bài học.
1. Ổn định:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A1
12A2
12A3
12A4
12A7
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS trong lớp tóm tắt lại chương trình địa lí lớp 11.
3. Giảng bài mới:
* Mở bài: GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh về các thành tựu kinh tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập với thế giới và khu vực.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc sgk, quan sát hình 1.1 ở sgk trả lời một số câu hỏi sau:
+ Tại sao nước ta phải đặt ra vấn đề Đổi mới nền kinh tế-xã hội?
+ Đường lối Đổi mới từ Đại hội Đảng VI đưa nền kinh tế, xã hội nước ta phát triển theo xu thế nào?
+ Công cuộc Đổi mới đã đạt được những thành tựu gì?
- HS đọc sgk và tóm tắt. GV gọi 2 HS ghi tóm tắt lên bảng.
- GV nhận xét. Giảng giải.
* Hoạt động 2: Cả lớp.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nước ta trong giai đoạn hội nhập quốc tế và khu vực:
+ Bối cảnh, thành tựu đạt được?
- HS đọc sgk, hiểu biết tìm hiểu và tóm tắt các ý chính.
- GV chốt ý và giải thích với HS: VN được kết nạp là thành viên thứ 150 của WTO ( Tổ chức thương mại thế giới ) vào tháng 11-2006, nhưng chỉ khi quốc hội VN thông qua, đến tháng 1-2007 VN mới trở thành thành viên chính thức của WTO.
- GV giải thích cho HS các nguồn vốn:
- GV cho HS phân tích Hình 1.2 để thấy ý nghĩa của việc phát triển nhiều thành phần kt, góp phần huy động vốn tốt nhất các nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển kt, tăng nhanh GDP.
* Hoạt động 3: Cá nhân.
- GV đặt câu hỏi: Em cho biết định hướng chính của VN trong giai đoạn hiện nay là gì?
- HS đọc sgk, và hiểu biêt phát biểu.
- GV giảng giải cho HS hiểu rõ về các chính sách.
1. Công cuộc Đổi mới là cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội.
a. Bối cảnh.
- Nền kinh tế nước ta sau chiến tranh rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Lạm phát có thời kì lên tới ba con số.
b. Diễn biến.
- Công cuộc Đổi mới được manh nha năm 1979, đầu tiên là lĩnh vực nông nghiệp.
- Đường lối đổi mới là đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo 3 xu thế.
+ Dân chủ hóa đời sống kt-xh.
+Phát triển nền kt hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c. Thành tựu.
- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kt-xh kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức độ một con số.
- Tốc độ tăng trưởng kt khá cao.
- Cơ cấu kt chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.
- Cơ cấu kt theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét.
- Đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói, giảm nghèo.
2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực.
a. Bối cảnh.
- Toàn cầu hóa cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, đồng thời đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh quyết liệt.
- VN và HK bình thường hóa quan hệ từ đầu năm 1995.
- Nước ta trở thành thành viên của ASEAN từ tháng 7-1995.
- Nước ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào 7-11-2006.
b. Thành tựu.
- Nước ta đã thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI).
- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế- kĩ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường an ninh khu vực
- Đẩy mạnh ngoại thương, VN đã trở thành một nước xuất khẩu khá lớn về một số mặt hàng.
3. Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập.
- Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng xóa đói giảm nghèo.
- Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kt thị trường định hướng XHCN.
- Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển nền kt tri thức.
- Đẩy mạnh hội nhập kt quốc tế để tăng tiềm lực kt quốc gia.
- Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hóa mới, chống lại các tệ nạn xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường.
4. Củng cố.
- Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng ntn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta?
- Hãy tìm những dẫn chứng về thành tựu của công cuộc Đổi mới ở nước ta?
5. Dặn dò.
- Về nhà trả lời các câu hỏi ở sgk.
- Đọc trước bài 2, chuẩn bị át lát địa lí 12.
Ngày tháng. năm 2012
Kí duyệt giáo án
Ngày soạn:19/8/2012
Tiết 2- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (tiết 1)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam: các điểm cực Bắc, cực Nam, Đông, Tây của phần đất liền; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.
2. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á, xác định được hệ tọa độ địa lí.
3. Thái độ, hành vi:
- Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng tham ra xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ hành chính Việt Nam, At lát địa lí 12
2. Chuẩn bị của trò:
- Át lát địa lí 12, sgk địa 12.
C. Tiến trình bài học.
1. Ổn định:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A1
12A2
12A3
12A4
12A7
2. Kiểm tra bài cũ:
* Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng ntn đến công cuộc Đổi mới ở nước ta?
* Hãy tìm những dẫn chứng về thành tựu của công cuộc đổi mới của nước ta?
3. Giảng bài mới:
* Mở bài: GV giới thiệu khái quát về đất nước VN: Hình dáng, diện tích, thuộc châu lục và khu vực nào trên thế giới. Từ đó cho HS biết bài học hôm nay sẽ cho các em biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp.
- Bước 1: GV treo bản đồ hành chính VN. Sau đó yêu cầu HS đọc sgk, quan sát bản đồ , hiểu biết của mình lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tóm tắt các đặc điểm của vị trí địa lí nước ta?
+ Nước ta tiếp giáp với nước nào trên đất liền và trên biển?
- Bước 2: HS quan sát bản đồ treo tường hoặc át lát, đọc sgk, hiểu biết trả lời và đưa ra ý kiến.
- Bước 3: GV chốt kiến thức, kết hợp chỉ bản đồ.
* Hoạt động 2: Cặp/ Nhóm.
- Bước 1: GV chia nhóm HS và yêu cầu các em thảo luận theo nội dung được phân:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu phạm vi lãnh thổ vùng đất?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu vùng biển?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu vùng trời?
- Bước 2: HS đọc sgk, quan sát át lát địa 12. Sau đó thảo luận và đưa ra ý kiến. Các nhóm bổ sung.
- Bước 3: GV chỉ bản đồ để chốt ý. Yêu cầu HS kể tên một số cửa khẩu quan trọng ở trên đất liền?
( + TQ: Móng Cái, Hữu Nghị, Đồng Đăng, Lào Cai..
+ Lào: Cầu Treo, Lao Bảo
+ Cam pu chia: Mộc Bài, Vĩnh Xương)
1. Vị trí địa lí.
- Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần TT của khu vực ĐNA.
- Hệ tọa độ địa lí:(trên đất liền)
*Trên đất liền:
+ Điểm cực bắc: 23023’B thuộc Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang.
+ Điểm cực nam: 8034’B thuộc Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau.
+ Điểm cực tây: 102019’Đ thuộc Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên.
+ Điểm cực đông: 109024’Đ thuộc Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa.
*Trên biển: kéo dài đến 6050’B và khoảng từ 1010Đ đến 117020’Đ
- Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á –Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thaí Bình Dương rộng lớn.
- Việt Nam nằm trên đường hằng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế quan trọng.
- Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực giờ thứ 7 ( giờ GMT).
2. Phạm vi lãnh thổ.
a. Vùng đất.
- Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích: 331.212km2 (niên giám thống kê 2006).
(Như vậy phần đát liền kéo dài 15 độ vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang với diện tích 331212km2)
- Có 4500km đường biên giới trên đất liền: Trung Quốc 1400km, Lào gần 2100km, CamPuChia trên 1100km.
- Đường bờ biển dài 3260km, cong như chữ S, chạy từ Móng Cái(Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
- Có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ trên biển Đông, có 2 quần đảo lớn ngoài khơi xa trên Biển Đông: Trường Sa (Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà Nẵng).
b. Vùng biển.
* Bù lại, phần biển nước ta mở khá rộng về phía đông và đông nam với khoảng 1 triệu km2 gồm hai quần đảo lớn Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa ( Đà Nẵng), tiếp giáp với vùng biển của Trung Quốc, Philippin, Brunay, Indonexia, Malaysia, Thái Lan và Campuchia.
+ Vùng biển nước ta gồm:
- Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
- Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí.
- Tiếp giáp lãnh hải là vùng được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, rộng 12 hải lí.
- Đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lí (tính từ đường cơ sở).
- Thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m.
-> diện tích trên biển khoảng 1triệu km² ở biển Đông.
c. Vùng tròi.
- Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta.
4. Củng cố.
- Câu 1: Xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á.
5. Dặn dò.
- Tìm hiểu ý nghĩa vị trí địa lí Việt Nam.
Ngày tháng. năm 2012
Kí duyệt giáo án
Ngày soạn: 26/8/2012
Tiết 2- Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (tiết 2)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kt-xh và quốc phòng.
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích các kênh chữ và hình vẽ.
3. Thái độ, hành vi:
- Củng cố lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng tham ra xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ hành chính Việt Nam, At lát địa lí 12
2. Chuẩn bị của trò:
- Át lát địa lí 12, sgk địa 12.
C. Tiến trình bài học.
1. Ổn định:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A1
12A2
12A3
12A4
12A7
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí VN?
- GV: Nêu phạm vi lãnh thổ vùng đất và vùng biển của nước ta?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động : Cá nhân/ Cả lớp.
- GV yêu cầu HS đọc sgk, hiểu biết và quan sát bản đồ, kiến thức đã học trả lời các câu hỏi sau:
+ Vị trí địa lí VN có ý nghĩa đối với tự nhiên như thế nào?
+ Vị trí địa lí VN có ý nghĩa đối với nền kinh tế, văn hóa,xã hội và quốc phòng như thế nào?
- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
- GV chuẩn kiến thức, và đặt câu hỏi thêm:
+ Vì sao VN không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ?
(GV giải thích: do vị trí nước ta:
*Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.
* Tiếp giáp với biển Đông, nguồn dự trữ nhiệt, ẩm dồi dào.)
+ Kể tên một số cảng biển, sân bay quan trọng của VN?
* Cảng biển: Hải phòng, Cái Lân, Chân Mây, Cam Ranh, Sài Gòn, Cần Thơ.
* Sân bay: Nội Bài, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh..
1. Vị trí địa lí.
2. Phạm vi lãnh thổ.
a. Vùng đất.
b. Vùng biển.
c. Vùng tròi
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam.
a. Ý nghĩa tự nhiên.
* Thuận lợi:
+ Nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, khoảng từ 23023’B - 8034’B nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nửa cầu bắc do đó thiên nhiên nước ta mang đăc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt ẩm cao. Vì vậy, nước ta không bị khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Châu Phi. Đồng thời, do chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: Mùa đông bớt lạnh và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
+ Nước ta giáp Biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, Biển Đông tăng cường tính ẩm cho nhiều khối khí trước khi ảnh hưởng đến lãnh thổ đất liền.
+ Nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là nguồn kháng sản năng lượng và kim loại màu.
+ Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều luồng động vật và thực vật thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau khiến cho nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú.
+ Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa Miền Bắc và Miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi, ven biển và hải đảo.
* Khó khăn:
- Có nhiều thiên tai trên thế giới: bão, lũ, lụt
b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng.
* Về kinh tế:
+ VN nằm trên ngã tư đường hằng hải và hàng không quốc tế quan trọng => giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Nước ta còn là cửa ngõ ra biển cho các nước Lào, TL, CPC, TQ.
+ Phát triển nền kt đa dạng, kt mở, hội nhập vào thế giới
* Về văn hóa – xã hội: vị trí cho phép nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt với các nước láng giềng và các nước trong khu vực ĐNA.
* Quốc phòng: biển Đông với nước ta là một chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kt và bảo vệ đất nc.
b/ Khó khăn:
- Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thiếu ổn định, sự phân hóa mùa của khí hậu, tính thất thường của thời tiết, các tai biến thiên nhiên.
- Nước ta có diện tích không lớn nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển dài, hơn nữa Biển Đông lại chung với nhiều nước. Vì thể việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gặp nhiều khó khăn.
- Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào một tình thế vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển.
4. Củng cố.
- Câu 1: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí VN?
5. Dặn dò
- Chuẩn bị một số dụng cụ cho bài thực hành: Thước kẻ, bút chì, giấy A4..
Ngày tháng. năm 2012
Kí duyệt giáo án
Ngày soạn:02/9/2012
Tiết 4 – Bài 3
THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM
A.Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
1.Kiến thức:
- Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông và các điểm, các đường tạo khung. Xác định được vị trí địa lí VN và một số địa danh quan trọng
2. Kĩ năng:
- Vẽ tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần đất liền) và một số đối tượng địa lí.
3. Thái độ:
- Học tập nghiêm túc
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Át lát địa lí 12, sgk địa 12.
- Khung lãnh thổ Việt Nam có lưới kinh tuyến, vĩ tuyến (phóng to trên khổ giấy A4),
2. Chuẩn bị của trò:
- Át lát địa lí 12, sgk địa 12.
- Giấy A4, Bút chì, Thước kẻ
C. Tiến trình bài học.
1. Tổ chức:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
12A1
12A2
12A3
12A4
12A7
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu ý nghĩa của vị trí địa lí?
3. Bài mới:
* Mở bài: GV nêu yêu cầu của bài thực hành: Vẽ lược đồ VN, điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng của VN.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Cả lớp.
- GV hướng dẫn học sinh vẽ khung ô vuông.
- HS vẽ trên giấy A4
- GV: HD học sinh xác định điểm và đường khống chế trên khung lãnh thổ Việt Nam phóng to
- HS kết hợp hình 3 (Sgk 19) tự xác định điểm và đường khống chế, nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam.
- GV hướng dẫn HS vẽ từng đoạn biên giới và bờ biển tạo thành khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam.
+ Đ1: Từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, Điện Biên) đến Lào Cai
+ Đ2: Từ Lào Cai đến Lũng Cú
+ Đ3: Từ Lũng Cú đến Móng Cái
+ Đ4: Từ Móng Cái đến phía Nam ĐBSH
+ Đ5: Từ phía Nam ĐBSH đến phía Nam Hoành Sơn
+ Đ6: Từ Nam Hoành Sơn đến NTB
+ Đ7: Từ Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau
+ Đ8: Từ mũi Cà Mau đến Rạch Giá, Hà Tiên
+ Đ9: Biên giới giữa ĐB Nam Bộ và Campuchia
+ Đ10: Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào
+ Đ11: Biên giới từ Thừa Thiên Huế đến cực Tây Nghệ An và Lào
+ Đ12: Biên giới phía Tây của Nghệ An, Thanh Hóa với Lào
+ Đ13: phần còn lại của biên giới phía Nam Sơn La, Tây ĐB với Lào
Hs: Kết hợp hình 3 (Sgk 19) vẽ khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam theo hướng dẫn
- GV: Quan sát, sửa sai.
- GV hướng dẫn HS dùng kí hiệu tượng trưng cho đảo san hô để thể hiện QĐ Trường Sa và Hoàng Sa
- HS điền vào khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam 2 QĐ Trường Sa và Hoàng Sa.
Gv: Chỉ trên khung lãnh thổ Việt Nam phóng to, HD h/s vẽ các sông chính của Việt Nam
- Bắc Bộ: Sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình
- Bắc Trung Bộ: sông Mã – Chu, Sông Cả
- Nam Bộ: sông Đồng Nai, sông Cửu Long
Hs: Vẽ theo hướng dẫn.
* Hoạt động 2: Cá nhân/ Cặp.
- GV yêu cầu HS xác định và điền lên lược đồ Việt Nam các địa danh quan trọng.
- HS tự xác định và điền lên lược đồ.
- GV chỉ bản đồ và gọi vài HS kiểm tra, sửa sai.
I.Vẽ lược đồ
1. Vẽ khung ô vuông
- Gồm 40 ô vuông (5 x 8) mỗi chiều tương ứng 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến.
- Lưới ô vuông thể hiện lưới kinh – vĩ tuyến từ 1020 Đ- 1120Đ và từ 80B đến 240B
- Đánh số thứ tự:
+ Hàng ngang: từ trái – phải: từ A – E
+ Hàng dọc: từ trên – xuống: từ 1 – 8
2. Vẽ khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam
3. Vẽ khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam
4. Vẽ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
- Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng (ô E4)
- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa (ô E8)
5. Vẽ sông chính:
II. Điền địa danh quan trọng lên lược đồ
- Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh
- Vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan
- Đảo Phú Quốc, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
4. Củng cố:
- Kiểm tra bài thực hành của học sinh
- Sửa sai
5. Dặn dò:
- Hoàn thiện bài thực hành
- Chuẩn bị bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Ngày tháng. năm 2012
Kí duyệt giáo án
Ngày soạn:09/9/2012
Tiết 5 – Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (TIẾT 1)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của địa hình và các khu vực địa hình đồi núi.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình khu vực núi.
3. Thái độ
- Ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích hiện tượng tự nhiên.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ tự nhiên VN.
- Át lát địa lí 12.
2. Chuẩn bị của trò:
- SGK, át lát địa lí 12.
C. Tiến trình bài học.
1. Ổn định:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A1
12A2
12A3
12A4
12A7
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở thực hành 1 số HS, chấm lấy điểm 15 phút.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cá nhân/ Cả lớp.
- GV treo bản đồ tự nhiên VN, yêu cầu HS đọc sgk, quan sát bản đồ, và những hiểu biết trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu nhận xét về địa hình VN?
- HS làm theo yêu cầu và sau đó phát biểu ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.Đặt thêm câu hỏi cho HS:
+ Hãy nêu những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa? ( )
+ Hãy lấy VD tác động của con người đến địa hình nước ta?
* Hoạt động 2: Cặp/ Nhóm.
- Bước 1: GV chia lớp ra thành 4 nhóm và phát phiếu học tập:
+ Nhóm 1: Quan sát hình 6, đọc sgk, hiểu biết điền các nội dung phù hợp vào bảng sau:
Đặc điểm
Vùng Đông Bắc
Giới hạn
Hướng núi
Cấu trúc
Hình thái
+ Nhóm 2: Quan sát H6, đọc sgk, hiểu biết điền nội dung vào bảng:
Đặc điểm
Vùng Tây Bắc
Giới hạn
Hướng núi
Cấu trúc
Hình thái
+ Nhóm 3: Quan sát H6, đọc sgk, hiểu biết điền nội dung vào bảng:
Đặc điểm
Vùng Trường Sơn Bắc
Giới hạn
Hướng núi
Cấu trúc
Hình thái
+ Nhóm 4: Quan sát H6, đọc sgk, hiểu biết điền nội dung vào bảng:
Đặc điểm
Vùng Trường Sơn Nam
Giới hạn
Hướng núi
Cấu trúc
Hình thái
- Bước 2: HS thảo luận nhóm. Sau đó đại diện các nhóm trình bày.
- Bước 3: GV chỉ bản đồ và chuẩn kiến thức.
1. Đặc điểm chung của địa hình.
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- ¾ là đồi núi, ¼ đồng bằng.
- Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp chiếm 85% diện tích. Độ cao > 2000m chiếm 1%.
b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
- Trẻ và phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam
- Hướng địa hình:
+ TB – ĐN: hữu ngạn sông Hồng-> Bạch Mã.
+ Vòng cung: vùng Đông Bắc, Nam Trung Bộ.
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi.
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng.
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
2. Các khu vực địa hình.
a. Khu vực đồi núi.
- Vùng núi Đông Bắc:
- Vùng núi Tây Bắc:
- Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Vùng núi Trường Sơn Nam:
* Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du.
- Bán bình nguyên ĐNB với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.
- Đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
* Thông tin phản hồi phiếu học tập
Đặc điểm
Vùng Đông Bắc
Vùng Tây Bắc
Vùng Trường Sơn Bắc
Vùng Trường Sơn Nam
Giới hạn
Nằm ở tả ngạn sông Hồng
Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
Từ phía Nam dãy Bạch Mã trở vào đến vĩ tuyến 11º B
Hướng núi
Vòng cung
TB- ĐN.
TB- ĐN.
Vòng cung
Cấu trúc
Có 4 cánh cung lớn chụm đầu về Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông.
Có địa hình cao nhất nước ta, có tính phân bậc
Các dãy núi song song và so le
Gồm các khối núi và các cao nguyên
Hình thái
- Địa hình thấp dần từ TB->ĐN.
- Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên thượng nguồn sông Chảy giáp biên giới Việt – Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp.
Có 3 dải địa hình chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Phía Đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt – Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh phanxipăng (3143m).
- Phía Tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào.
- Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình, Thanh Hóa. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.
-Thấp và hẹp ngang ,cao ở 2 đầu, thấp ở giữa.
- Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An.
- Phía Nam là vùng núi Tây TT – Huế.
- ở giữa thấp trũng là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị.
- Địa hình với những đỉnh núi cao hơn 2000m nghiêng dần về phía Đông, sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đ= hẹp ven biển, phía Tây là các cao nguyên badan bằng phẳng, bán bình nguyên... tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông – Tây.
4. Củng cố.
- Dựa H6 ở sgk hãy:
+ Nêu nhận xét ngắn đặc điểm địa hình VN?
+ CM sự đa dạng của địa hình?
+Kể tên những cánh cung vùng ĐB?
+ Hãy xác định những dãy núi lớn của vùng Tây Bắc?
+ Nhận xét độ cao và hướng núi giữa BTS và NTS?
5.Dặn dò.
- Học các câu hỏi trong sgk.
- Đọc trước bài 7.
Ngày tháng. năm 2012
Kí duyệt giáo án
Ngày soạn:16/9/2012
Tiết 6 – Bài 7
ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiếp theo)
A. Mục tiêu.
Sau bài học, HS cần
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của địa hình khu vực đồng bằng.
- Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đến phát triển kt-xh.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ tự nhiên VN để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình đ.bằng.
3. Thái độ
- Ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích hiện tượng tự nhiên.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ tự nhiên VN. Át lát địa lí VN.
2. Chuẩn bị của trò:
- Át lát địa lí VN 12. Sách giáo khoa địa lí 12.
C. Tiến trình bài học.
1. Ổn định:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
HS vắng
12A1
12A2
12A3
12A4
12A7
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm địa hình VN? Chỉ và đọc tên các dãy núi cánh cung ở nước ta?
- Nhận xét sự khác nhau về độ cao và hướng dãy núi giữa TSB và TSN?
+ Độ cao: TSB có núi thấp hơn TSN. Núi ở TSB chủ yếu là núi thấp, trung bình, Núi ở TSN có những đỉnh cao trên 2000m.
+ Hướng: TSB có hướng tây bắc - đông nam, TSN có hướng vòng cung quay lồi ra biển.
3. Giảng bài mới:
* Mở bài: Ở bài học trước chúng ta đã tìm hiểu đặc điểm địa hình nước ta và sự phân hoá địa hình ở khu vực đồi núi. Hôm nay các em sẽ tìm hiểu tiếp địa hình ở khu vực đồng bằng, những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của 2 khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển KT- XH ở nước ta.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1:Cặp/ Nhóm.
- Bước 1: GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Sau đó yêu cầu các nhóm dựa vào kiến thức đã học, quan sát hình 6, đọc sgk trả lời theo các yêu cầu của từng nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu và nhận xét về địa hình đồng bằng sông Hồng?
+ Nhóm 2: Nhận xét về địa hình của đồng bằng sông Cửu Long?
+ Nhóm 3: Nhận xét về đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung?
- Bước 2: HS thảo luận. Sau đó đại diện các nhóm trình bày.
- Bước 3: GV chỉ bản đồ và chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 2: Cá nhân/ Cả lớp.
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc sgk, và những hiểu biết để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu những thế mạnh và hạn chế của kv đồi
File đính kèm:
- Dia li 12 CB 2012 2013.doc