1. Về kiến thức:
+ Biết các khái niệm điểm cực đại, điểm cực tiểu; diểm cực trị của hàm số
+ Biết các điều kiện đủ để hàm số có cực trị.
2. Về kĩ năng:
+ Sử dụng thành thạo các điều kiện đủ để tìm cực trị của hàm số.
3. Về tư duy và thái độ:
+ Hiểu mối quan hệ giữa sự tồn tại cực trị và dấu của đạo hàm.
+ Cẩn thận, chính xác; Tích cực hoạt động; rèn luyện tư duy trực quan, tương tự.
3 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giải tích lớp 12 - Tuần 2 - Tiết 5 - Bài 2: Cực trị của hàm số ( 2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§2. CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ ( 2 tiết)
Tuần: 2
Tiết chương trình : 5
Ngày dạy:158/08/2012
I. MỤC TIÊU:
Về kiến thức:
+ Biết các khái niệm điểm cực đại, điểm cực tiểu; diểm cực trị của hàm số
+ Biết các điều kiện đủ để hàm số có cực trị.
Về kĩ năng:
+ Sử dụng thành thạo các điều kiện đủ để tìm cực trị của hàm số.
Về tư duy và thái độ:
+ Hiểu mối quan hệ giữa sự tồn tại cực trị và dấu của đạo hàm.
+ Cẩn thận, chính xác; Tích cực hoạt động; rèn luyện tư duy trực quan, tương tự.
II. TRỌNG TÂM:
+ Quy tắc tìm cực trị
III. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, bảng phụ
Học sinh: Nắm kiến thức bài cũ, nghiên cứu bài mới, đồ dùng học tập.
IV. TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức : Kiểm tra tác phong, sỉ số, thái độ học tập
2. Kiểm tra bài cũ : 1/Hãy nêu định lí 1
2/Áp dụng định lí 1, tìm các điểm cực trị của hàm số sau:
Hoạt động của GV – Học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu
+Treo bảng phụ có ghi câu hỏi
+Gọi HS lên bảng trả lời
+Nhận xét, bổ sung thêm
1/Hãy nêu định lí 1
2/Áp dụng định lí 1, tìm các điểm cực trị của hàm số sau:
Giải:
Tập xác định: D = R\{0}
Từ BBT suy ra x = -1 là điểm cực đại của hàm số và x = 1 là điểm cực tiểu của hàm số
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Dẫn dắt khái niệm
Hoạt động của GV – Học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu
GV: Từ bài cũ ta có quy tắc thứ nhất để tìm cực trị hàm số,
+Yêu cầu HS nêu các bước tìm cực trị của hàm số từ định lí 1
+GV treo bảng phụ ghi quy tắc I
+Phát vấn: Quan hệ giữa đạo hàm cấp hai với cực trị của hàm số?
+GV thuyết trình và treo bảng phụ ghi định lí 2, quy tắc II
Hs: lắng nghe và làm theo hướng dẫn
Gv: gọi hs Tính thêm:
+ y”(1) = ?
+ y”(3) =?
Gv: gọi hs có nhận xét gì?
=> từ dó đưa ra dlý 2
Hs: Tiêp nhận định lý
Gv: đưa ra đlý !
Gv: Vậy muốn tìm cực trị ta phảii làm gì?
Hs: - Nêu quy tắc 2
III-Quy tắc tìm cực trị:
*Quy tắc I:
Để tìm điểm cực đại, cực tiểu của hàm số y=f(x), quy tắc I:
1) Tìm TXĐ.
2) Tính f’(x).Tìm những điểm x0 mà f’(x0)=0 hoặc f’(x0) không tồn tại.
3) Xét dấu f’(x) .
4) Kết luận về điểm cực đại, điểm cực tiểu
Ví dụ: Tìm các điểm cực trị của hàm số sau:
y = x(x – 3 )2 .
Hd: Txđ: D =
y’ = 3x2 – 12x + 9
y’= 0 3x2 – 12x + 9 = 0
Kl: hs đạt cực dại tại x = 1 ,f(1) = 4
Hsdạt cực tiểu tại x = 3 , f(3) = 0
*Định lí 2:
Giả sử hàm số y=f(x) và có đạo hàm cấp hai trên khoảng K=(x0-h;x0+h) với h>0. Khi đó:
a) Nếu f’(x0) = 0, f’’(x0) > 0 thì x0 là điểm cực tiểu.
b) Nếu f’(x0) = 0, f’’(x0) < 0 thì x0 là điểm cực đại
*Quy tắc II:
Để tìm điểm cực đại, cực tiểu của hàm số y=f(x) ta có quy tắc II:
1) Tìm TXĐ.
2) Tính f’(x). Tìm những điểm xi mà f’(xi)=0 hoặc f’(xi) không tồn tại.
3) Tính f’’(x) và f’’(xi)
4) Dựa vào dấu của f’’(xi) kết luận về điểm cực đại, điểm cực tiểu.
*Hoạt động 2: Luyện tập, củng cố
Hoạt động của GV – Học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu
+Yêu cầu HS vận dụng quy tắc II để tìm cực trị của hàm số
+HS giải
+HS trả lời
+Phát vấn: Khi nào nên dùng quy tắc I, khi nào nên dùng quy tắc II ?
+Đối với hàm số không có đạo hàm cấp 1 (và do đó không có đạo hàm cấp 2) thì không thể dùng quy tắc II. Riêng đối với hàm số lượng giác nên sử dụng quy tắc II để tìm các cực trị
*Ví dụ 1:
Tìm các điểm cực trị của hàm số:
f(x) = x4 – 2x2 + 1
Giải:
Tập xác định của hàm số: D = R
f’(x) = 4x3 – 4x = 4x(x2 – 1)
f’(x) = 0 ; x = 0
f”(x) = 12x2 - 4
f”(1) = 8 >0 x = -1 và x = 1 là hai điểm cực tiểu
f”(0) = -4 < 0 x = 0 là điểm cực đại
Kết luận:
f(x) đạt cực tiểu tại x = -1 và x = 1;
fCT = f(1) = 0
f(x) đạt cực đại tại x = 0;
fCĐ = f(0) = 1
*Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
Hoạt động của GV
Ghi bảng- Trình chiếu
+Yêu cầu HS hoạt động nhóm. Nhóm nào giải xong trước lên bảng trình bày lời giải
+HS thực hiện hoạt động nhóm
*Ví dụ 2:
Tìm các điểm cực trị của hàm số
f(x) = x – sin2x
Giải:
Tập xác định : D = R
f’(x) = 1 – 2cos2x
f’(x) = 0 cos2x =
(k)
f”(x) = 4sin2x
f”() = 2 > 0
f”(- ) = -2 < 0
Kết luận:
x = ( k) là các điểm cực tiểu của hàm số
x = -( k) là các điểm cực đại của hàm số
4. Củng cố toàn bài:
Các mệnh đề sau đúng hay sai?
1/ Số điểm cực tr ị của hàm số y = 2x3 – 3x2 là 3
2/ Hàm số y = - x4 + 2x2 đạt cực trị tại điểm x = 0
Đáp án: 1/ Sai
2/ Đúng
5. Hư ớng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà:
Định lý 2 và các quy tắc I, II tìm cực trị của hàm số
BTVN: làm các bài tập còn lại ở trang 18 sgk
Đọc bài và tìm hiểu bài mới trước ở nhà
V-Phụ lục: bảng phụ ghi các quy tắc I, II và định lí 2
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..
File đính kèm:
- Tiết 05.doc