I/ MỤC TIÊU :
- HS nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng tâm (đối xứng qua một điểm), hai hình đối xứng tâm và khái niệm hình có tâm đối xứng.
- HS vẽ được đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm cho trước, biết chứng minh hai điểm đối xứng qua tâm, biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Bảng phụ, thước thẳng, com pa,
- HS : Ôn đối xứng trục ; học và làm bài ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
20 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 8 (chi tiết) - Tuần 7 đến tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: / /2013
TUẦN 7
TIẾT 13
§8. ĐỐI XỨNG TÂM
I/ MỤC TIÊU :
- HS nắm vững định nghĩa hai điểm đối xứng tâm (đối xứng qua một điểm), hai hình đối xứng tâm và khái niệm hình có tâm đối xứng.
- HS vẽ được đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một điểm cho trước, biết chứng minh hai điểm đối xứng qua tâm, biết nhận ra một số hình có tâm đối xứng trong thực tế.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Bảng phụ, thước thẳng, com pa,
- HS : Ôn đối xứng trục ; học và làm bài ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Câu 1) Nêu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành
Câu 2) Cho êABC có D,E,F theo thứ tự lần lượt là trung điểm AB,AC,BC. Chứng minh tứ giác DEFB là hình bình hành.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Hai điểm đối xứng qua một điểm (10’)
- Cho HS làm ?1
- Nói: A’ là điểm đối xứng với điểm A qua điểm O, A là điểm đối xứng với A’ qua O => Hai điểm A và A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O.
- Vậy thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua O ?
- GV nêu qui ước như sgk
- HS thực hành ?1
- HS nghe, hiểu
- HS phát biểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O
- HS ghi bài
1. Hai điểm đối xứng qua một điểm:
a) Định nghĩa : (sgk)
A và A’ đối xứng với nhau qua O.
- Hai điểm gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó
b) Qui ước : Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O.
Hoạt động 2 : Hai hình đối xứng qua một điểm (10’)
- Hai hình H và H’ khi nào thì được gọi là hai hình đối xứng nhau qua điểm O ?
- Cho HS là ?2
- Vẽ điểm A’ đối xứng với A qua O
- Vẽ điểm B’ đối xứng với B qua O
- Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB, vẽ điểm C’ đối xứng với C qua O
- Dùng thước để kiểm nghiệm rằng điểm C’ thuộc đoạn thẳng A’B’
- Ta nói AB và A’B’ là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua điểm O
- Thế nào là hai hình đối xứng nhau qua một điểm?
- Giới thiệu tâm đối xứng của hai hình (đó là điểm O)
- Treo bảng phụ (hình 77, SGK):
- Hãy chỉ rõ trên hình 77 các cặp đoạn thẳng, đường thẳng nào đối xứng nhau qua O ? Giải thích ?
- GV chỉ dẫn trên hình vẽ chốt lại
- Nêu lưu ý như sgk
- Giới thiệu hai hình H và H’ đối xứng với nhau qua tâm O
- HS nghe để phán đoán …
- HS làm ?2
- Điểm C’ thuộc đoạn A’B’
- HS nêu định nghĩa hai hình đối xứng với nhau qua một điểm
- HS ghi bài
- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời:
+ Các cặp đoạn thẳng đối xứng : AB và A’B’, AC và A’C’, BC và B’C’
+ Góc : BAC và B’A’C’, …
+ Đường thẳng AC và A’C’
+ Tam giác ABC và tam giác A’B’C’
- Quan sát hình 78, nghe giới thiệu
2.Hai hình đối xứng qua một điểm :
Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng nhau qua điểm O.
O gọi là tâm đối xứng
Định nghĩa : Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm O nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm O và ngược lại
Lưu ý: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một điểm thì chúng bằng nhau.
Hoạt động 3 : Hình có tâm đối xứng (10’)
- Cho HS làm ?3
- Hình đối xứng với mỗi cạnh của hình bình hành ABCD qua O là hình nào ?
- GV vẽ thêm hai điểm M thuộc cạnh AB của hình bình hành
- Yêu cầu HS vẽ M’ đối xứng với M qua O
- Điểm M’ đối xứng với điểm M điểm O cũng thuộc cạnh hình bình hành.
- Ta nói điểm O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD
- Thế nào là hình có tâm đối xứng ?
- Cho HS xem lại hình 79 : hãy tìm tâm đối xứng của hbh ? => đlí
- Cho HS làm ?4
- GV kết luận trong thực tế có hình có tâm đối xứng, có hình không có tâm đối xứng
- HS thực hiện ?3
- HS vẽ hình vào vở
- Đối xứng với AB qua O là CD
Đối xứng với BC qua O là DA …
- HS lên bảng vẽ
- Nghe, hiểu và ghi chép bài…
- Phát biểu lại định nghĩa hình có tâm đối xứng.
- Tâm đối xứng của hình bình hành là giao điểm hai đường chéo
- HS làm ?4
- HS quan sát hình vẽ và trả lời
- HS nghe, hiểu và ghi kết luận của GV
3. Hình có tâm đối xứng :
a) Định nghiã :
Điểm O gọi là tâm đối xứng của hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm O cũng thuộc hình H
b) Định lí :
Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng cảu hình bình hành đó
4. Củng cố (6’)
Bài 50 trang 95 SGK
- Treo bảng phụ vẽ hình 81
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ hình
- Gọi HS nhận xét
- HS lên bảng vẽ hình
- HS nhận xét
Bài 50 trang 95 SGK
Vẽ điểm A’ đối xứng với A qua B, vẽ điểm C’ đối xứng với C qua B
5. Dặn dò (2’)
Bài 52 trang 96 SGK
! Xem lại tính chất hình bình hành
Bài 53 trang 96 SGK
! Chứng minh ADME là hình bình hành
- Học bài : thuộc các định nghĩa, chú ý cách dựng điểm đối xứng qua điểm, hình đối xứng qua điểm
- Xem lại dấu hiệu nhân biết hình bình hành
- HS ghi nhận vào tập
Bài 52 trang 96 SGK
Bài 53 trang 96 SGK
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy: / /2013
TIẾT 14
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
- Vận dụng kiến thức về tâm đối xứng để chứng minh hai điểm , hai hình đối xứng nhau qua một điểm
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : thước kẻ, phấn màu.
- HS : Ôn đối xứng trục; học và làm bài ở nhà
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (10’)(treo bảng phụ)
1) Nêu định nghĩa hai điểm đối xứng và định lý giao điểm của hình bình về đối xứng tâm.
2) Giải BT 53 SGK/96.
3. Bài mới: Luyện tập (35’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Bài 54 trang 96 SGK (20’)
Bài 54 trang 96 SGK
- Treo bảng phụ ghi đề bài
- Cho HS đọc đề và phân tích đề.
- Đề bài cho ta điều gì ?
- Đề bài hỏi điều gì ?
- Yêu cầu HS vẽ hình nêu GT-KL
- Muốn chứng minh điểm B đối xứng với điểm C qua O ta phải chứng minh điều gì ?
-Ba điểm C, O, B có nằm trên đường thẳng chưa?
-Ta cần chứng minh ba điểm C, O, B nằm trên đường thẳng.
-Ta phải chứng minh điều đó như thế nào?
-OH là gì của OAB?
-Như thế, OAB là tam giác gì?
-Ta có thêm điều gì?
-Do đó ta có gì?
-Tương tự cho tam giác OAC ta cũng có:
-Như thế ta suy ra được gì?
-Gọi HS lên bảng trình bày lại
- Cho HS nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
- HS đọc đề và phân tích
+Góc xOy có số đo bằng 900.
+Điểm A và B đối xứng với nhau qua Ox
+Điểm A và X đối xứng với nhau qua Oy
-Chứng minh: điểm B đối xứng với điểm C qua O.
-HS vẽ hình ghi GT và KL.
-Ta chứng minh điểm O là trung điểm của đoạn thẳng BC.
- Chưa biết.
-HS lắng nghe.
-Tổng .
-OH là đường trung trực và là đường trung truyến của tam giác OAB.
- Tam giác cân.
-OH là đường phân giác của góc AOB.
-OA = OB và
-OA = OC và
-OB = OC
Do đó: ba điểm B, O, C thẳng hàng.
Vậy: điểm B đối xứng với điểm C qua O
Bài 54 trang 96 SGK
Cho góc vuông xOy, điểm A nằm trong góc đó. Gọi B là điểm đối xứng với A qua Ox, gọi C là điểm đối xứng với A qua Oy. Chứng minh rằng điểm B đối xứng với điểm C qua O.
Chứng minh: điểm B đối xứng với điểm C qua O
Gọi H, I lần lược là giao điểm của AB và AC với tia Ox và Oy.
Vì có OH là đường trung trực và là đường trung truyến nên là tam giác cân, và OH cũng là đường phân giác.
Do đó: OA = OB và (1)
Tương tự, OI là đường trung trực và là đường trung truyến của nên là tam giác cân, và OI cũng là đường phân giác.
Suy ra: OA = OC và (2)
Từ (1) và (2) ta được:OB = OC (cùng bằng OA)
Mà : (gt)
ÞDo đó: ba điểm B, O, C thẳng hàng và O là trung điểm BC.
Vậy: điểm B đối xứng với điểm C qua O
Hoạt động 2 Bài 55 trang 96 SGK (13’)
Bài 54 trang 96 SGK
- Treo bảng phụ ghi đề bài
-Cho HS đọc đề và phân tích đề.
- Đề bài cho ta điều gì ?
- Đề bài hỏi điều gì ?
- Yêu cầu HS vẽ hình nêu GT-KL.
-Hướng dẫn HS CM.
-HS trình bày CM.
- HS đọc và phân tích đề.
-Cho hình bình hành ABCD và O là giao điểm của hai đường chéo. Một đường thẳng qua O cắt AB và CD tại M và N.
-Chứng minh: điểm M đối xứng với điểm N qua O.
-HS vẽ hình và ghi GT và KL.
-Trả lời theo từng gọi ý phân tích của GV.
-Trình bày CM
Bài 54 trang 96 SGK
Chứng minh: điểm M đối xứng với điểm N qua O
Xét
Ta có: (so le trong)
OA = OC (T/c hbh)
(đối đỉnh)
Suy ra : (c-g-c)
Do đó:OM = ON (cạnh t. ứng)
Vậy: điểm M đối xứng với điểm N qua O
5. Dặn dò (2’)
Bài 56 trang 96 SGK
- Về nhà xem lại hình bình hành. Tiết sau đem thước compa để học bài “ §9. Hình chữ nhật “
HS ghi nhận vào tập
- HS về xem lại định nghĩa hình có tâm đối xứng
Bài 56 trang 96 SGK
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy: / /2013
TUẦN 8:
TIẾT 15:
§9. HÌNH CHỮ NHẬT
I/ MỤC TIÊU :
- HS nắm vững định nghĩa hình chữ nhật, các tính chất của hình chữ nhật; nắm vững các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, tính chất trung tuyến ứng với cạnh huyền của một tam giác vuông.
- HS biết vẽ hình chữ nhật (theo định nghĩa và theo tính chất đặc trưng của nó), nhận biết hình chữ nhật theo dấu hiệu của nó, nhận biết tam giác vuông theo tính chất đường trung tuyến thuộc cạnh huyền, biết cách chứng minh tứ giác là hình chữ nhật.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước thẳng, compa, êke; bảng phụ (đề kiểm tra, hình vẽ).
- HS : Ôn tập hình thang, làm bài ở nhà; dụng cụ: thước thẳng, compa …
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Treo bảng phụ) (5’)
1/ Định nghĩa hình thang cân và các tính chất của hình thang cân.
- Nêu các dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
2/ Phát biểu định nghĩa về hình bình hành và các tính chất của hình bình hành.
- Nêu các dấu hiệu nhận biết về hình bình hành.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Hình thành định nghĩa (8’)
- Tứ giác có 4 góc bằng nhau thì mỗi góc bằng bao nhiêu độ? Vì sao?
- GV chốt lại: Tứ giác có 4 góc vuông là hình chữ nhật=> Định nghĩa hình chữ nhật?
- Phát biểu định nghĩa, ghi bảng
- Cho HS làm ?1
- HS suy nghĩ trả lời: Một tứ giác có tổng bốn góc bằng 3600. nếu các góc bằng nhau thì mỗi góc bằng 3600 : 4 = 900
- HS suy nghĩ, phát biểu …
- Phát biểu nhắc lại.
- Thực hiện ?1 , trả lời:
aTa có :
ADDC (ABCD là hcn)
BCDC (ABCD là hcn)
=> AD//BC (cùng vuông góc với CD)
Tương tự : AB//CD
Vậy : ABCD là hình bình hành (các cạnh đối song song)
aTa có AB//CD (cmt)
Nên ABCD là hình thang
Mà
Do đó ABCD là hình thang cân
- HS rút ra nhận xét
1. Định nghĩa :
Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông
Tứ giác ABCD là hình chữ nhật
Û
Từ định nghĩa hình chữ nhật ta suy ra hình chữ nhật cũng là hình bình hành, cũng là một hình thang cân.
Hoạt động 2 : Tìm tính chất (5’)
- Hình chữ nhật vừa là hình thang cân, vừa là hình bình hành . Vậy em có thể cho biết hình chữ nhật có những tính chất nào?
- GV chốt lại: Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân
- Từ tính chất của hình thang cân và hình bình hành ta có tính chất đặc trưng của hình chữ nhật như thế nào ?
- HS suy nghĩ, trả lời:…
aTính chất hình thang cân : Hai đường chéo bằng nhau.
aTính chất hình bình hành:
+Các cạnh đối bằng nhau.
+Các góc đối bằng nhau.
+Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường …
- HS nhắc lại tính chất hình chữ nhật, ghi bài
2. Tính chất :
- Hình chữ nhật có tất cả tính chất của hình bình hành và hình thang cân.
Trong hình chữ nhật, hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Hoạt động 3 : Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật (9’)
- Đưa ra bảng phụ giới thiệu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình chữ nhật.
- Đây thực chất là các định lí, mỗi định lí có phần GT-KL của nó. Về nhà hãy tự ghi GT-KL và chứng minh các dấu hiệu này. Ở đây, ta chứng minh dấu hiệu 4.
- Hãy viết GT-KL của dấu hiệu 4 ?
- Muốn chứng minh ABCD là hình chữ nhật ta ta phải cm gì?
- Giả thiết ABCD là hình bình hành cho ta biết gì?
- Giả thiết hai đường chéo AC và BD bằng nhau cho ta biết thêm điều gì?
-Kết hợp GT, ta có kết luận gì về tứ giácABCD ?
- GV chốt lại và ghi phần chứng minh lên bảng
- HS ghi nhận các dấu hiệu vào vở
- HS đọc (nhiều lần) từng dấu hiệu
-HS ghi GT-KL của dấu hiệu 4
HS suy nghĩ trả lời: ta phải chứng minh
- Các cạnh đối song song, các góc đối bằng nhau …
- Kết luận được ABCD là hình thang cân
- Kết hợp ta suy ra được ABCD có 4 góc bằng nhau …
- HS ghi bài
3. Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật :
(sgk trang 97)
GT ABCD là hình bình hành
AC = BD
KL ABCD là hình chữ nhật
Chứng minh
Ta có ABCD là hình bình hành Nên AB//CD
(1)
Ta có AB//CD, AC = BD (gt) Nên ABCD là hình thang cân
Þ (2)
Từ (1)và(2) Þ
Vậy ABCD là hình chữ nhật
Hoạt động 4 : Áp dụng (9’)
- Treo bảng phụ vẽ hình 86 lên bảng. Cho HS là ?3
- Lần lượt nêu từng câu hỏi
- Cho HS tham gia nhận xét
- GV chốt lại vấn đề …
- Treo bảng phụ vẽ hình 87 lên bảng . Cho HS làm ?4
- Lần lượt nêu từng câu hỏi
- Cho HS tham gia nhận xét
- GV chốt lại vấn đề …
- HS quan sát suy nghĩ
Trả lời câu hỏi
a) Tứ giác ABCD có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường nên là hình bình hành
Hình bình hành ABCD có nên là hình chữ nhật
b) ABCD là hình chữ nhật
Nên AD = BC
Mà AM = ½ AD
Þ AM = ½ BC
c) Từ đó ta có thể phát biểu:
Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền.
- HS khác nhận xét
- HS quan sát suy nghĩ
- HS quan sát, trả lời tại chỗ :
a) ABCD là hình chữ nhật vì là hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau
b) Tam giác ABC vuông tại A
c) Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
- HS khác nhận xét
- HS ghi định lí và nhắc lại
4. Áp dụng vào tam giác:
Định lí :
1. Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh hyền .
2. Nếu một tam giác có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
4. Củng cố (6’)
-Bài tập 60 trang 99 SGK
-Hướng dẫn HS sử dụng định lý phần ứng dụng và định và định lý Pytago để tính.
- Cho HS khác nhận xét
- GV chốt lại.
- HS đọc đề và phân tích.
-HS lên bảng tính
- HS khác nhận xét.
Bài tập 60 trang 99 SGK
5. Dặn dò (3’)
Bài 59 trang 99 SGK
! Sử dụng tính chất hình chữ nhật cũng là hình bình hành
Bài 61 trang 99 SGK
! Sử dụng dấu hiệu 3 để chứng minh AHCE là hình chữ nhật
- Học bài : thuộc định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật.
- Chứng minh các dấu hiệu 1, 2, 3.
- Tiết sau “Luyên tập §9”
- HS về xem lại bài đối xứng tâm
- HS về xem lại cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật
- HS ghi chú vào tập
Bài 59 trang 99 SGK
Bài 61trang 99 SGK
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy: / /2013
TIẾT 16
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
- Củng cố phần lý thuyết đã học về định nghĩa, tính chất của hình chữ nhật, các dấu hiệu nhận biết về hình chữ nhật, tính chất của đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông, dấu hiệu nhận biết một tam giác vuông theo độ dài trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy.
- Rèn luyện kỹ năng chứng minh hình học: Chứng minh một tứ giác là một hình chữ nhật.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước, êke, compa.
- HS : Học lý thuyết hình chữ nhật, làm bài tập về nhà.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Treo bảng phụ) (5’)
1/ Phát biểu định nghĩa, tính chất của hình chữ nhật.
2/ Các câu sau đúng hay sai:
a) Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.
b) Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
c) Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
d) Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
3. Bài mới: Luyện tập (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Bài 63 trang 100 SGK (15’)
- Treo bảng phụ ghi đề
- Yêu cầu HS phân tích đề
- Đề bài cho ta điều gì ?
- Đề bài yêu cầu tìm điều gì ?
- Yêu cầu HS nêu GT-KL
- Hướng dẫn kẻ BHCD
- Tứ giác ABHD là hình gì ?
Vì sao ?
- Từ đó ta có điều gì ?
- Muốn tính AD ta phải tính đoạn nào ?
- Muốn tính được BH ta phải làm sao ?
- Trong tam giác vuông BHC ta biết được độ dài mấy đoạn ?
- Áp dụng định lí Pytago ta có điều gì ?
- Vậy AD bằng ?
- Gọi HS lên bảng trình bày
- Cho HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
- HS quan sát hình vẽ
- HS phân tích đề
- ABCD là hình thang vuông
AB = 10; BC = 13;CD = 15
- Tìm AD
- HS lên bảng nêu GT-KL
- HS vẽ theo hướng dẫn của GV
- ABHD là hình chữ nhật vì có 3 góc vuông
- AB = DH = 10 ; AD = BH
- Muốn tính AD ta phải tính được đoạn BH
-Ta dựa vào định lí Pytago vào tam giác vuông BHC
- BC = 13
HC = DC – DH = 15 -10 =5
BC2 = BH2 + HC2
BH2 = BC2 – HC2
BH2 = 132 – 52
BH2 = 169 – 25 = 144
BH =12
- AD = 12
- HS lên bảng trình bày lại
- HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập
- HS đọc đề và phân tích
Bài 63 trang 100 SGK
Tìm x trong các hình sau :
GT ABCD là hình thang vuông
AB = 10; BC = 13;CD = 15
KL Tính AD = ?
Ta có :
Nên ABCD là hình chữ nhật
Suy ra: AB = DH = 10 ; AD = BH
Do đó : HC = DC – DH
= 15 – 10 = 5
Áp dụng định lí Phytharo vào êBCH :
BC2 = BH2 + HC2
BH2 = BC2 – HC2
BH2 = 132 – 52
BH2 = 169 – 25 = 144
BH =12
=> AD = 12
Hoạt động 2 : Bài 63 trang 100 SGK(20’)
Bài 65 trang 100 SGK
- Treo bảng phụ ghi đề
- Đề bài cho ta điều gì ?
- Đề bài yêu cầu điều gì ?
- Hướng dẫn vẽ hình
- Yêu cầu HS nêu GT-KL
- Dự đoán EFGH là hình gì ?
- Khi nói tới trung điểm thì ta liên hệ đến điều gì đã học ?
- EF là gì của êABC ?
- Ta suy ra điều gì ?
- Tương tự đối với HG
- Ta suy ra điều gì ?
- Từ hai điều trên ta có điều gì?
- Vậy EFGH là hình gì ?
- EFGH còn thiếu điều kiện gì để là hình chữ nhật ?
- Ta có EF // AC và ACBD thì suy ra được điều gì ?
- Mà EH như thế nào với BD ?
- Ta suy ra điều gì ?
- Nên góc HEF bằng ?
- Vậy hình bình hành EFGH là hình gì ?
- Cho HS chia nhóm . Thời gian làm bài 5’
- Cho đại diện nhóm lên bảng trình bày
- Cho HS nhóm khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
- ACBD . E, F, G , H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA.
- EFGH là hình gì? Vì sao?
- HS vẽ hình theo hướng dẫn
- HS nêu GT-KL
- EFGH là hình chữ nhật
- Khi nói đến trung điểm ta liên hệ đến đường trung bình
- EF là đg trung bình của êABC
- EF // AC và EF = ½ AC
- HG là đg trung bình củaêADC
- HG // AC và HG = ½ AC
- HG // EF và HG = EF
- EFGH là hình bình hành
- Thiếu 1 góc vuông
- EFBD
- EH // BD
=> EFEH
-
- Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó chia 4 nhóm hoạt động
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày
- HS nhóm khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập
Bài 65 trang 100 SGK
GT Tứ giác ABCD ; ACBD
EA = EB ; FB = FC
GC = GD ; HA = HD
KL Tứ giác EFGH là hình gì ?
Vì sao ?
Chứng minh
Ta có : E là trung điểm AB (gt)
F là trung điểm BC (gt)
Nên : EF là đường trung bình của êABC
=> EF // AC và EF = ½ AC
Tương tự : HG là đường trung bình củaêADC
=> HG // AC và HG = ½ AC
Do đó : HG // EF và HG = EF
Nên : EFGH là hình bình hành (có 2 cạnh đối ssong và bg nhau)
Ta lại có : EF // AC (cmt)
ACBD (gt)
=> EFBD
Mà EH // BD (EH là đường trung bình của êABD)
=> EFEH
=>
Vậy : Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật (có 1 góc vuông)
4. Dặn dò (5’)
Bài 62 trang 100 SGK
! Gọi O là trung điểm AB
a) Dựa vào đường trung tuyến ứng với cạnh huyền
b) Đường trung tuyến ứng với 1 cành và bằng ½ cạnh đó
Bài 64 trang 100 SGK
! Tính số đo = 900 của D AHD Þ . Tương tự cho các DBFC; DAGB; DECD
Bài 66 trang 100 SGK
! Chứng minh BCDF là hình chữ nhật và
- Xem lại các bài đã giải
- Ôn lại hình chữ nhật, hình bình hành.
- Xem lại phần áp dụng vào tam giác ở bài hình chữ nhật
- Dựa vào hai góc kề 1 cạnh cảu hình bình hành thì bù nhau
- Tổng ba góc trong 1 tam giác thì bằng 1800
- Dựa vào dấu hiệu tứ giác có 3 góc vuông
- HS nghe dặn và ghi chú vào tập
Bài 62 trang 100 SGK
Bài 64 trang 100 SGK
Bài 66 trang 100 SGK
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy: / /2013
TUẦN 9
TIẾT 17
§10. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
VỚI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CHO TRƯỚC
I/ MỤC TIÊU :
- HS hiểu được các khái niệm: “Khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng”, “khoảng cách giữa hai đường thẳng song song”; hiểu được tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước; nắm vững nội dung hai định lí về các đường thẳng song song cách đều.
- HS biết cách vẽ các đường thẳng song song cách đều theo một khoảng cách cho trước bằng cách phối hợp hai êke.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : thước thẳng, êke, compa, phấn màu, bảng phụ.
- HS : Ôn hình bình hành, hình chữ nhật; làm bài tập ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Treo bảng phụ) (5’)
Cho a//b. Gọi A, B là 2 điểm bất kì thuộc a. Kẻ AH và BK cùng vuông góc với b
a) Chứng minh tứ giác ABKH là hình chữ nhật .
b) Tính BK, biết AH = 2cm.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song (5’)
- Từ bài toán trên hãy cho biết : Nếu điểm A Î a có khoảng cách đến b bằng h thì khoảng cách từ điểm B Î a đến b bằng ?
- Ta có thể rút ra nhận xét gì?
- Ta nói h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b.
- Ta có định nghĩa…
HS suy nghĩ trả lời: từ bài toán trên cho ta kết luận khoảng cách từ B đến a cũng bằng h
- Mọi điểm thuộc đường thẳng a cách đường thẳng b một khoảng bằng h. Mọi điểm thuộc đường thẳng b cũng cách đường thẳng a một khoảng bằng h.
- HS nhắc lại định nghĩa.
1. Khoảng cách giữa hai đường thẳng song song :
h là khoảng cách giữa hai đường thẳng song song a và b
Định nghĩa: (SGK trang 101)
Hoạt động 2: Tính chất của các đều một đường thẳng cho trước (15’)
- Vẽ hình 94 lên bảng
- Cho HS thực hành ?2
- Cho HS chia nhóm . Thời gian làm bài là 5’
- Gọi HS trả lời
- Từ đó ta có kết luận gì?
=> Giới thiệu tính chất ở sgk.
- Treo tranh vẽ hình 95
- Cho HS thực hành tiếp ?3
- Gọi HS làm
- GV chốt lại vấn đề: những điểm nằm trên hai đường thẳng a và a’ song song với b cách b một khoảng là h thì có khoảng cách đến b là h. Ngược lại…
- Ta có nhận xét ?
- HS đọc đề ?2
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó chia nhóm thảo luận
- Đứng tại chỗ phát biểu cách làm :
AH // MK và AH = MK suy ra AMKH là hình bình hành. Vậy AM // b. Þ M Î a
Chứng minh tương tự ta có M’Î a’
- HS đọc tính chất SGK trang 101
- HS quan sát hình vẽ
- HS đọc ?3 ở SGK
- Theo tính chất trên, đỉnh A nằm trên 2 đường thẳng song song với BC, cách BC một khoảng 2cm
- HS đọc nhận xét ở sgk trang101
2. Tính chất của các đều một đường thẳng cho trước :
*Tính chất: (SGK trang101)
*Nhận xét: (SGK trang 101)
4. Củng cố (5’)
Bài 68 SGK trang 102
-Yêu cầu HS đọc và phân tích bài tập.
-Vẽ hình, ghi GT và KL.
-GV gọi ý hướng dẫn hs cm DKCA = DHBA (ch-gn).
-Yêu cầu hs trình bày.
-Nhận xét chốt lại
-HS đọc và phân tích bài 68.
-HS vẽ hình và ghi GT – KL.
-HS trả lời câu hỏi gọi ý của GV.
-Trình bày CM.
-Nhận xét.
Bài 68 SGK trang 102
5. Dặn dò (2’)
Bài 67 SGK trang 102
! Sử dụng tính chất đường thẳng song song cách đều
- Về xem lại kiến thức vừa học để tiết sau Luyện tập §10.
- Xem lại tính chất đường thẳng song song cách đều
- HS ghi chú vào tập
Bài 67 SGK trang 102
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày dạy: / /2013
TIẾT 18
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
- Củng cố các khái niệm khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng, khoảng cách giữa hai đường thẳng song song, ôn lại các bài toán cơ bản về tập hợp điểm.
- Làm quen bước đầu cách giải các bài toán về tìm tập hợp điểm có tính chất nào đó (bài toán quĩ tích) không yêu cầu chứng minh phần đảo.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : thước, êke, compa, bảng phụ, phấn màu.
- HS : Ôn kiến thức ở §10, làm bài tập về nhà.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Treo bảng phụ) (8’)
Câu 1. Phát biểu định nghĩa về khoảng cách giữa hai đường thẳng song song.
Câu 2. Phát biểu về tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước.
Bài tập 69 SGK trang 103.
3. Bài mới: Luyện tập (35’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Bài 71 trang 103 SGK (20’)
Bài 71 trang 103 SGK
- Cho HS đọc đề bài, vẽ hình và tóm tắt GT-KL
a) Muốn A, O, M thẳng hàng ta cần chứng minh điều gì ?
- Để O là trung điểm của AM ta cần làm gì ?
- Cho HS hợp tác nhóm để làm câu a . Thời gian làm bài là 5’
- Gọi một HS giải ở bảng
- Theo dõi HS làm bài
- Cho cả lớp nhận xét ở bảng
- GV hoàn chỉnh bài giải của HS hoặc ghi lời giải tóm tắt …
b) Hướng dẫn :
- Gọi P là trung điểm AB =>?
- Gọi Q là trung điểm AC =>?
=> điều gì ?
- Khi M di chuyển thì di chuyển trên đường nào ?
c) Đường vuông góc và đường xiên đường nào ngắn hơn ?
- HS đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT-KL
- O là trung điểm của AM
- Ta cần chứng minh ADM
File đính kèm:
- TUẦN 7 - TUẦN 10.doc