A. MỤC TIÊU:
Kiểm tra sự hiểu bài của HS về các kiến thức trong chương I.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Chuẩn bị cho HS mỗi em một đề kiểm tra.
- HS: Ôn tập các kiến thức trong chương và các dạng bài tập.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 8 (chuẩn) - Tiết 25, 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25: kiểm tra một tiết
Soạn :
Giảng:
A. mục tiêu:
Kiểm tra sự hiểu bài của HS về các kiến thức trong chương I.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Chuẩn bị cho HS mỗi em một đề kiểm tra.
- HS: Ôn tập các kiến thức trong chương và các dạng bài tập.
C. Đề bài:
Bài 1: (3 điểm) Điền dấu "x" vào ô thích hợp.
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
1
Hình chữ nhật là một hình bình hành có một góc vuông.
2
Hình thoi là một hình thang cân.
3
Hình vuông vừa là hình thang cân, vừa là hình thoi.
4
Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
5
Tứ giác có hai đường chéo vuông góc là hình thoi.
6
Trong hình chữ nhật, giao điểm hai đường chéo cách đều 4 đỉnh của hình chữ nhật.
Bài 2: ( 3 điểm) Vẽ hình thang cân ABCD (AB // CD), đường trung bình MN của hình thang cân. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của AB và CD. Xác định điểm đối xứng của các điểm A,N,C qua EF.
Bài 3: (4 điểm) Cho tam giác ABC. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC.
a) Hỏi tứ giác BMNC là hình gì? Tại sao?
b) Trên tia đối của tia NM xác định điểm E sao cho NE = NM.
Hỏi tứ giác AECM là hình gì? Vì sao?
D. Đáp án - Biểu điểm:
Bài 1: (3 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
1) Đúng 4) Sai
2) Sai 5) Sai
3) Đúng 6) Sai
Bài 2: (3 điểm)
A E B
M N
D C
F
Vẽ hình đúng: 1,5 điểm.
Xác định đúng các điểm đối xứng: 1,5 điểm.
Điểm đối xứng của A qua EF là B
Điểm đối xứng của N qua EF là M
Điểm đối xứng của C qua EF là D.
Bài 3: (4 điểm).
Vẽ hình : 0,5 điểm.
A
M N E
B C
a) Chứng minh tứ giác BMNC là hình thang: 2 điểm
b) Chứng minh tứ giác AECM là hình bình hành : 1,5 điểm.
Tiết 26: đa giác -đa giác đều
Soạn :
Giảng:
A. mục tiêu:
Kiến thức: + HS nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều.
+ HS biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.
+ Vẽ được và nhận biết một số đa giác lồi, một số đa giác đều.
+ Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều.
+ Biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác.
+ Qua vẽ hình và quan sát hình vẽ, HS biết cách quy nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.
- Thái độ : Kiên trì trong suy luận (tìm đoán và suy diễn), cẩn thận chính xác trong vẽ hình.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ .
- HS : Thước thẳng, com pa, thước đo góc. Ôn tập định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi.
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động I
ôn tập về tứ giác và đặt vấn đề (8 ph)
- GV nhắc lại định nghĩa tứ giác ABCD.
- Định nghĩa tứ giác lồi.
- GV đặt vấn đề vào bài.
Hoạt động II
1. Khái niệm về đa giác (12 ph)
- GV treo bảng phụ hình 112 đến 117 SGK.
- Hs quan sát và nghe giới thiệu các hình đó đều là đa giác.
- GV giới thiệu định nghĩa, đỉnh , cạnh của đa giác đó.
- HS nhắc lại định nghĩa, đọc tên các đỉnh là các điểm A,B,C,D,E. Tên các cạnh là các đoạn thẳng AB, BCc, CD,DE,EA.
- Yêu cầu HS thực hiện ?1.
- Khái niệm đa giác lồi cũng tương tự như khái niệm tứ giác lồi. Vậy thế nào là tứ giác lồi?
- Yêu cầu HS làm ?2.
- GV nêu chú ý SGK.
- GV đưa ?3 lên bảng phụ yêu cầu HS đọc và phát phiếu học tập cho HS hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
- GV kiểm tra bài của vài nhóm.
- GV giói thiệu đa giác có n đỉnh (n ³ 3) và cách gọi như SGK.
* Định nghĩa: SGK.
?1. Hình gồm 5 đoạn thẳng AB,BC,CD, DE, EA không phải là đa giác vì đoạn AE, ED cùng nằm trên một đường thẳng.
* Định nghĩa tứ giác lồi: SGK.
?2. Các đa giác ở hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi vì mỗi đa giác đó nằm ở cả hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa một cạnh của đa giác.
?3.
- Các đỉnh là các điểm A, B, C, D, E, G.
- Các đỉnh kề nhau là A và B...
- Các cạnh là các đoạn thẳng AB, BC, CD...
- Các đường chéo AC, AD, AE...
- Các điểm nằm trong đa giác là: M, N, P.
- Các điểm nằm ngoài đa giác là: Q,R.
Hoạt động III
2. Đa giác đềU (12 ph)
- Thế nào là đa giác đều?
- HS quan sát hình 120 SGK và phát biểu định nghĩa.
- GV chốt lại: Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.
- Yêu cầu HS làm ?4.
- Yêu cầu HS vẽ hình vào vở.
- Yêu cầu HS làm bài 2 SGK.
* Định nghĩa: SGK.
?4.
- Tam giác đều có 3 trục đối xứng.
- Hình vuông có 4 trục đối xứng.
- Ngũ giác đều có 5 trục đối xứng.
- Lục giác đều có 6 trục đối xứng và một tâm đối xứngO.
Bài 2:
Đa giác đều:
- Có tất cả các cạnh bằng nhau là hình thoi.
- Có tất cả các góc bằng nhau là hình chữ nhật.
Hoạt động IV
Xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác (10 ph)
- GV đưa bài tập 4 lên bảng phụ. GV hướng dẫn HS điền cho thích hợp.
Bài 5 SGK.
- Yêu cầu HS nêu công thức số đo mỗi góc của một đa giác đều n cạnh.
- Hãy tính số đo mỗi góc của ngũ giác đều, lục giác đều.
Bài 5
Tổng số đo mỗi góc của hình n giác bằng (n - 2). 1800
ị Số đo mỗi góc của hình n giác đều là
Số đo mỗi góc của ngũ giác đều là
Số đo mỗi góc của lục giác đều là :
= 1200
Hoạt động V
Củng cố (4 ph)
- Thế nào là đa giác đều?
- Làm bài 1 tr 126 SBT.
- Thế nào là đa giác đều? Hãy kể tên một số đa giác đều mà em biết.
Bài 1 SBT
Hình c, e, g là đa giác lồi.
Hoạt động VI
Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Thuộc định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.
- Làm bài tập 1, 3SGK; 2,3,5 SBT
File đính kèm:
- T25-26.DOC