Giáo án môn Hình học 9 - Kỳ II - Tiết 48: Tứ giác nội tiếp đường tròn

I.MỤC TIÊU :

 HS hiểu được thế nào là tứ giác nội tiếp đường tròn.

 HS biết rằng có những tứ giác nội tiếp được và có những tứ giác không nội tiếp được bất cứ đường tròn nào.

 HS nắm điều kiện để một tứ giác nội tiếp được đường tròn (điều kiện ắt có và điều kiện đủ).

 HS sử dụng được tính chất của tứ giác nội tiếp trong làm toán và thực hành.

II.CHUẨN BỊ :

 GV + HS: Thước thẳng , compa (Bảng phụ bài tập 53)

 HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 9 - Kỳ II - Tiết 48: Tứ giác nội tiếp đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dạy: TỨ GIÁC NỘI TIẾP ĐƯỜNG TRÒN Tuần 24, TPPCT 48 Ngày soạn: . . ./. . ./2008 ngày dạy:. . ./. . . /2008 I.MỤC TIÊU : @ HS hiểu được thế nào là tứ giác nội tiếp đường tròn. @ HS biết rằng có những tứ giác nội tiếp được và có những tứ giác không nội tiếp được bất cứ đường tròn nào. @ HS nắm điều kiện để một tứ giác nội tiếp được đường tròn (điều kiện ắt có và điều kiện đủ). @ HS sử dụng được tính chất của tứ giác nội tiếp trong làm toán và thực hành. II.CHUẨN BỊ : Ä GV + HS: Thước thẳng , compa (Bảng phụ bài tập 53) Ä HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước. III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :  Kiểm tra: 1) Cho hình vẽ : Hãy tính: sđDÂB + sđDCÂB 2) HS khác lên vẽ hình theo yêu cầu: a) Vẽ một đường tròn tâm O rồi vẽ tứ giác có tất cả bốn đỉnh đều nằm trên đường tròn đó. b) Vẽ một đường tròn tâm I rồi vẽ tứ giác tuỳ ý có ba đỉnh nằm trên đường tròn đó còn đỉnh thứ tư thì không nằm trên đường tròn. ‚ Bài mới : Giáo viên Học sinh Trình bày bảng + Từ các hình vẽ 2a,b ở phần kiểm tra, GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nhận biết hình nào gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (yêu cầu HS chỉ rõ kiến thức nằm ở trang mấy mục mấy trong SGK. + HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. 1) Khái niệm tứ giác nội tiếp: * Định nghĩa: Tứ giác có bốn đỉnh đều nằm trên một đường tròn gọi là tứ giác đường tròn (gọi tắt là tứ giác nội tiếp). + Dựa vào câu 1 ở phần kiểm tra, hỏi: Trong tứ giác nội tiếp, tổng số đo 2 góc đối diện bằng mấy? + HS dựa vào kết quả của câu 1 (phần kiểm tra) à định lí 2) Định lý : Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng 1800. Giáo viên Học sinh Trình bày bảng + GV giới thiệu định lí đảo trong SGK và hướng dẫn HS đi chứng minh. + Giả sử tứ giác ABCD có B + D = 1800 + Vẽ đường tròn tâm O đi qua ba điểm A, B, C à ta đi chứng minh điểm D cũng nằm trên đườgn tròn tâm O. + HS ghi định lí trong SGK hoặc chừa trống về nhà ghi. 3) Định lí đảo: Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn. Chứng minh: Giả sử tứ giác ABCD có B + D = 1800 Vẽ đường tròn tâm O đi qua ba điểm A, B, C (bao giờ cũng vẽ được một đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng). Khi đó điểm D cũng nằm trên (O). Thật vậy: Hai điểm A và C chia đường tròn tâm O thành hai cung ABC và AmC. Bất kì điểm nào nằm trên cung AmC cũng đều nhìn đoạn thẳng AC dưới góc (1800 – BÂ) => Cung AmC là cung chứa góc (1800 – BÂ) (1) Mặt khác theo giả thiết ta có: B + D = 1800 => D = 1800 – B (2) Từ (1) và (2) suy ra điểm D nằm trên cung AmC của đường tròn (O) . tức là tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O (đpcm) ƒ Củng cố: Ä Bài tập 53, 54 / SGK. Lời dặn : ð Học thuộc lòng định nghĩa tứ giác nội tiếp. Đặc biệt, học thật kỹ định lí thuận và đảo của tứ giác nội tiếp một đường tròn. ð Bài tập về nhà : 55, 56, 57, 58 / SGK

File đính kèm:

  • docHinh9_Tiet 48.doc