I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh nắm được kiến thức về trục đối xứng của đường tròn.
- Củng cố các kiến thức về sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn qua một số bài tập.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, suy luận chứng minh hình học.
3. Thái độ: Phát triển tư duy lô gic, óc sáng tạo
II- Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học
GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ ghi trước một vài bài tập, bút dạ, phấn màu.
HS: chuẩn bị một tấm bìa hình tròn, Thước thẳng, com pa
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học 9 - Tiết 19: Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 19: SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN. TÍNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan
Những kiến thức mới cần hình thành
- Sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn
- Hình có trục đối xứng, hình có tâm đối xứng lớp 8
- Trục đối xứng của đường tròn.
- Kĩ năng vẽ hình, suy luận chứng minh hình học.
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh nắm được kiến thức về trục đối xứng của đường tròn.
- Củng cố các kiến thức về sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn qua một số bài tập.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, suy luận chứng minh hình học.
3. Thái độ: Phát triển tư duy lô gic, óc sáng tạo
II- Chuẩn bị
1. Đồ dùng dạy học
GV: Thước thẳng, compa, bảng phụ ghi trước một vài bài tập, bút dạ, phấn màu.
HS: chuẩn bị một tấm bìa hình tròn, Thước thẳng, com pa
2. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, hoạt động nhóm
III- Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
(?) Đường tròn xác định khi nào? Nó có tâm và trục đối xứng không? Nếu có nó là đường thẳng nào? Điểm nào trong đường tròn?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
4. Trục đối xứng(10’)
HĐ1: Hãy lấy ra miếng bìa hình tròn:
- Vẽ một đường thẳng qua tâm của miếng bìa
- Gấp miếng bìa hình tròn theo đường thẳng vừa vẽ.
- Có nhận xét gì sau khi gấp.
(?) Đường tròn có bao nhiêu trục đối xứng (GV cho HS gấp hình theo 1 vài đường kính khác)
HĐ2: Hãy làm ?5 (hình vẽ ở bảng phụ) Rút ra kết luận ở SGK trang 9
HS: Hai nửa miếng bìa trùng lên nhau
- Đường thẳng đó là tâm đối xứng của hình tròn.
- Như vậy đường tròn có vô số trục đối xứng
Hoạt động cá nhân làm ?5 rồi rút ra kết luận
- Đường tròn là hình có trục đối xứng
- Bất kỳ đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn
4. Trục đối xứng
?5
Gọi H là giao điểm của CC’ và AA’
+ Nếu H không trùng O thì tam giác OCC’ có OH vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến nên là tam giác cân. Suy ra
OC’= OC=R. Vậy C’ thuộc (O).
+ Nếu H trùng O thì OC’= OC= R nên C’ cũng thuộc (O).
- Đường tròn là hình có trục đối xứng
- Bất kỳ đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn.
Luyện tập (25’)
HĐ3 : Treo bảng phụ bài tập 6 SGK yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả lời và giải thích tại sao
HĐ4: Treo bảng bài tập 7:
- Cho học sinh đọc đề bài
- Chia lớp thành các nhóm cho thảo luận
HĐ5: Cho học sinh đọc bài tập 8 SGK
- Cho học sinh vẽ hình phác thảo và giáo viên vẽ
trên bảng hình phác thảo
- Nếu dựng được đường tròn như đề bài yêu cầu thì OB và OC như thế nào?
- Từ đó rút ra điều gì?
- Đọc đề bài bài 6
- Đứng tại chỗ trả lời.
- Đọc đề bài
- Các nhóm thảo luận và lên bảng nối
- Đọc bài tập 8 SGK
- Vẽ hình phác thảo.
- OB = OC
Suy ra O nằm trên trung trực của BC
- O nằm trên Ay
Vậy O là giao điểm của trung trực BC và Ay
1- Bài tập 6:
a) Có 1 tâm đối xứng và 2 trục đối xứng
b) Không có tâm đối xứng, chỉ có 1 trục đối xứng.
2- Bài tập 7:
1 - 4
2 - 6
3 - 5
3- Bài tập 8:
- Dựng trung trực d của BC
- Gọi d cắt Ay ở O
- Dựng(O;OB).Vậy (O;OB) là đường tròn cần dựng
3. Củng cố: (3’)
Qua bài các em cần nắm được: Đường tròn là hình có trục đối xứng, bất kỳ đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn. Cách xác định tâm của đường tròn.
4.Dặn dò: (2’)
- Làm các bài tập khác trong sách bài tập
- Làm bài 9 trong SGK
- Chuẩn bị 2
File đính kèm:
- hinh-t19.doc