I/ Mục tiêu:
*Về kiến thức: Học sinh được ôn tập các kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, về vị trí tương đói của hai đường tròn, của đường thẳng và đường tròn
*Về kỹ năng: Học sinh biết vận duịng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán và chứng minh
*Rèn luyện cho học sinh cách phân tích tìm lời giải bài toán và trình bày lời giải, làm quen với dạng bài tập về tìm vị trí của một điểm để một đoạn thẳng có độ dài lớn nhất
* Thái độ: Nghiêm túc, chú ý nghe giảng.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học khối 9 - Tiết 32, 33: Ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số: 32
ôn tập chương ii ( tiết 1)
I/ Mục tiêu:
*Về kiến thức: Học sinh được ôn tập các kiến thức đã học về tính chất đối xứng của đường tròn, liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây, về vị trí tương đói của hai đường tròn, của đường thẳng và đường tròn
*Về kỹ năng: Học sinh biết vận duịng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán và chứng minh
*Rèn luyện cho học sinh cách phân tích tìm lời giải bài toán và trình bày lời giải, làm quen với dạng bài tập về tìm vị trí của một điểm để một đoạn thẳng có độ dài lớn nhất
* Thái độ: Nghiêm túc, chú ý nghe giảng.
II/ Chuẩn bị:
GV: - Bảng phụ ghi các bài tập;
- Thước thẳng, eke, compa
HS: - Ôn tập theo các câu hỏi
- Thước thẳng, eke , compa
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A-ổn định tổ chức:
B-Kiểm tra bài cũ:
Học sinh : Điền vào chỗ () để được các định lý
1/ Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là
2/ Trong một đường tròn
a/ Đường kính vuông góc với một dây thì đi qua
b/ Đường kính đi qua trung điểm của một dây . thì..
c/ Hai dây bằng nhau thì.
Hai dây . thì bằng nhau
d/ Dây lớn hơn thì tâm hơn. Dây tâm hơn thì hơn
Học sinh khác nhận xét kết quả của bạn
G- nhận xét bổ sung và cho điểm
G- Nêu các vị trí tương đối của hai đường thẳng và đường tròn và các hệ thức tương ứng?
? Phát biểu các tính chất của tiếp tuyến của đường tròn
3- Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 41 tr 128 sgk:
G- hướng dẫn học sinh vẽ hình
?Đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông HBE có tâm ở đâu?
? Tương tự đối với đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông HCF?
a/ hãy xác định vị trí tương đối của (I) và (O)? Của (K) và (O); của (K) và (I)
?Tứ giác AEHF là hình gì ?
? Muốn chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật ta có những cách nào?
? Gọi học sinh chứng minh
? Để chứng minh đẳng thức tích ta chứng minh bằng cách nào ?
H- trả lời ( cùng bằng tích thứ ba)
?Chứng minh AE . AB = AH2 ?
?Chứng minh AF. AC= AH2?
?Còn cách nào khác ?
? Muốn chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn ta cần chứng minh điều gì?
H- trả lời
? Muốn chứng minh hai đường thẳng vuông góc ta có những cách nào?
H- trả lời
? Trong trường hợp này ta dùng cách nào?
Gọi một học sinh đứng tại chỗ chứng minh
? Để EF đạt giá trị lớn nhất ta tìm giá trị lớn nhất của đoạn thẳng nào?
? Khi nào AH đạt giá trị lớn nhất?
? Hãy nêu cách chứng minh khác?
1
Bài số 41 sgk tr 128:
a/ Ta có BI + IO = BO
IO = BO – BI
Nên (I) tiếp xúc trong với (O)
Có OK + KC = OC
OK = OC – KC
Nên (K) tiếp xúc trong với (O)
Có HK + IH = IK
Nên (K) tiếp xúc ngoàivới (I)
b/Tứ giác AEHF là hình chữ nhật
Thật vậy :
Ta có: AO = OB = OC =
ABC vuông tại A
A = 900
E = F = A = 900
AEHF là hình chữ nhật
c/ Tam giác vuông EHB có
HE AB (gt)
AH2 = AE . AB ( Hệ thức lượng trong tam giác vuông)
Tương tự đối với tam giác vuông AHC có HF AC (gt)
AH2 = AF . AC
Vậy AE . AB = AF . AC
d/ GEH có GE = GH ( t/c hình chữ nhật)
GEH cân E1 = H1
IEH có IE = IH = bán kính của (I)
IEH cân E2 = H2
Vậy E1 + E2 = H1 + H2 = 900
Hay EF EI
EF là tiếp tuyến của (I)
chứng minh tương tự ta có EF là tiếp tuyến của (K)
e/ Ta có AEHF là hình chữ nhật (cmt)
AH = EF
EF lớn nhất AH lớn nhất
Mặt khác BC AD (gt)
AH = HD = ( đ/l đường kính và dây)
Vậy AH lớn nhất AD lớn nhất AD là đường kính của (O)
H trùng O
D- Củng cố
Cách chứng minh đẳng thức dạng tích?
E- Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm bài tập: 42; 43 trong sgk t128 ;83; 84 ; 85 ; 86 SBT tr 141
6. Rút kinh nghiệm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Ký duyệt giáo án
Ngày tháng năm 2011
Phó hiệu trưởng
Trịnh Phong Quang
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số: 33
ôn tập chương ii ( tiếp)
I/ Mục tiêu:
*Về kiến thức: Tiếp tục ôn tập và củng cố các kiến thức đã học trong chương II hình học
*Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập về tính toán và chứng minh, trắc nghiệm.
*Về kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình trình bày bài toán chứng minh bài toán
* Thái độ: Nghiêm túc, chú ý nghe giảng.
II/ Chuẩn bị:
GV: - Bảng phụ ghi các bài tập;
- Thước thẳng, eke, com pa
HS: - Ôn tập lý thuyết chương II và làm các bài tập
- Thước thẳng, eke
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A-ổn định tổ chức:
B-Kiểm tra bài cũ:
Học sinh : Cho góc xAy khác góc bẹt. Đường tròn (O; R) tiếp xúc với hai cạnh Ax và Ay lần lượt tại B và C. Hãy điền vào chỗ (.) để có khẳng định đúng:
a/ Tam giác ABO là tam giác .
b/ Tam giác ABC là tam giác .
c/ Đường thẳng AO là . của đoạn BC
d/ AO là tia phân giác của góc ..
C- Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập :
Cho đường tròn (O; 20 cm) cắt (O; 15 cm) tại A và B; O và O’ nằm khác phía đối với AB. Vẽ đường kính AOE và đường kính AO’F biết AB = 24 cm
a/ Đoạn nối tâm OO’ có độ dài là:
A. 7cm ; B. 25cm ; C. 30cm
b/ Đoạn EF có độ dài là:
A. 50cm ; B. 60cm ; C. 20cm
c/ Diện tích tam giác AEF bằng:
A. 150cm2 ; B. 1200cm2 ; C. 600cm2
G- yêu cầu học sinh làm bài tập 1 theo nhóm
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Học sinh nhóm khác nhận xét kết quả của nhóm bạn
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 42 tr 128 sgk:
Gọi một học sinh đọc bài toán
G- Hướng dẫn học sinh vẽ hình
Học sinh vẽ hình vào vở
? Muốn chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật ta phải chứng minh điều gì?
G- yêu cầu học sinh làm ý a theo nhóm
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
G- nhận xét bổ sung
? Để chứng minh đẳng thức ta có những cách nào ?
Gọi học sinh chứng minh
Học sinh khác nhận xét kết quả của bạn
G- nhận xét bổ sung
?Đường tròn đường kính BC có đi qua A không? tại sao?
? Tai sao OO’ là tiếp tuyến của (M)
H- trả lời
? Muốn chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn ta phải chứng minh điều gì?
G- yêu cầu học sinh làm ý d theo nhóm
G- kiểm tra hoạt động của các nhóm
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
G- nhận xét bổ sung
G- đưa bảng phụ có ghi bài tập 43 tr 128 sgk:
Gọi một học sinh đọc bài toán
G- Hướng dẫn học sinh vẽ hình
Học sinh vẽ hình vào vở
?Bài toán yêu cầu chứng minh điều gì?
?Để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta có cách nào?
G- gợi ý: Khi nhắc đến dây cung của đường tròn ta thường chú ý đến định lý nào?
G -Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình phụ chứng minh IA là đường trung bình của hình thang OMNO’
Gọi học sinh chứng minh
? Để chứng minh KB AB ta phải chứng minh điều gì?
? Muốn chứng minh hai đường thẳng song song ta có cách nào?
Bài số 1:
O 9 4
O’
A
B
H
F
E
A/ B. 25cm
B/ A. 50cm
C/ C. 600cm2
Bài 2: ( Bài số 42 Sgk Tr 128)
O
O’
A
B
C
M
E
F
I
a/ Ta có MO là phân giác của BMA (T/c hai tiếp tuyến cắt nhau)
Tương tự MO’ là phân giác của AMC
Mà BMA và ANC là hai góc kề bù MO MO’
hay OMO’ = 900
ta lại có MA = MB (T/c hai tiếp tuyến cắt nhau)
OB = OA = bán kính của (O)
MO là tung trực củÂB
MOAB MEA = 900
Tương tự ta có MFA = 900
Vậy tứ giác AEMF là hình chữ nhật (tứ giác có 3 góc vuông)
b/Tam giác vuông MAO có
AE MO MA 2 = ME . MO
Tam giác vuông MAO’ có
AF MO’ MA 2 = MF . MO’
Do đó ME. MO = MF . MO’
c/Ta có MB = MC = MA
A đường tròn đường kính BC
Mà OO’ MA
OO’ là tiếp tuyến của (M)
d/ Gọi I là trung điểm của OO’
Tam giác vuông OMO’ có MI là trung tuyến thuộc cạnh huyền
MI = M (I)
Hình thang OBCO’ có MI là đường trung bình ( MB = MC; IO = IO’)
MI // OB mà BC OB
BC IM
BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO’
Bài 3: ( Bài số 43 Sgk Tr 128)
a/ Kẻ OM AC, O’N AD
OM // IA // O’N
OMNO’ là hình thang
Xét hình thang OMNO’ có
IO = IO’IA // OM // O’N (cmt)
O 9 4
O’
A
B
I H
D
M
C
K
N
=>IA là đường trung bình của hình thang
AM = AN mà OM AC
MC = MA =
( Đ/l đường kính và dây)
Tương tự NA = ND =
Do đó AC = AD
b/ (O) và (O’) cắt nhau tại A và B
OO’ AB tại H và HA = HB
( t/c đường nối tâm)
Xét AKB có AH = HB (cmt)
AI = IK (gt)
IH là đường trung bình của tam giác AKB IH // KB
Mà OO’ AB
KB AB
D- Củng cố
Cách chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn?
E- Hướng dẫn về nhà
Ôn tập lý thuyết và làm bài tập 87; 88 rong SBT tr 141; 142
6. Rút kinh nghiệm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Ký duyệt giáo án
Ngày tháng năm 2011
Phó hiệu trưởng
Trịnh Phong Quang
File đính kèm:
- H9 - T17.doc