A. MỤC TIÊU:
- Nhằm đánh giá lại quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương đồng thời lấy điểm hệ số 2 theo qui định cho học sinh.
- Rèn đức tính trung thực; khách quan; tự giác cho học sinh.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Kiểm tra viết.
C. CHUẨN BỊ
*Thầy: Đề kiểm tra.
*Trò: Giấy. bút.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định tổ chức.
II Tiến hành kiểm tra.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 9 - Tiết 19, 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25 /10/2006
Tiết 19 KIỂM TRA 1 TIẾT
======o0o======
A. MỤC TIÊU:
- Nhằm đánh giá lại quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương đồng thời lấy điểm hệ số 2 theo qui định cho học sinh.
- Rèn đức tính trung thực; khách quan; tự giác cho học sinh.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Kiểm tra viết.
C. CHUẨN BỊ
*Thầy: Đề kiểm tra.
*Trò: Giấy. bút.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định tổ chức.
II Tiến hành kiểm tra.
Đề ra.
A.Trắc Nghiệm:
Câu 1: Cho tam giác ABC với các cạnh tương ứng là a, b, c Xác định tính đúng (Đ) sai (S) trong các khẳng định sau:
Khẳng định
Đ
S
A.
Với a = 25; b = 7; c = 26 thì DABC vuông tại A.
B.
Với a = 8; b = 15; c = 17 thì DABC vuông tại A.
C.
Với a = 17; b = 8; c = 16 thì DABC vuông tại A.
D.
Với a = 20; b = 21; c = 29 thì DABC vuông tại A.
Câu 2: Hãy chọn đáp án đúng:
DABC vuông tại A, b = 20; c = 21 Độ dài đường cao AH là:
A. 15. B. 18,33.
C.. D..
Câu 3: Đánh dấu “x” vào ô thích hợp:
Trong hình bên, lập được các hệ thức
Đúng
N
M
K
L
Sai
1) NK2=MK.ML
2) NM2=MK.ML
3)
4)
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng nhất:
A. Sin Cos với mọi
B. Tg < Cotg vì Cotg = .
C. Không có góc nào thỏa mản Tg = Cotg.
D. Tồn tại góc thỏa mản: Sin = Cos.
Câu 5: Hãy chọn đáp án đúng:
DABC vuông tại A, BC = a, AB = c, AC = b ; = 600; c = 5. Độ dài b là
A. B. .
D. 2,5. D. 10.
Câu 6: Kết quả nào sau đây đúng:
Chiều cao AH của hình bên là:
A. 20m. B. .
C.. D.
B. Tự Luận:
Câu 1: Cho tam giác MNP có MN=5m, =70o, =32o. Kẻ đường cao NH của tam giác đó. Hãy tính (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba)
Đường cao NH.
Cạnh NP.
Đáp án và biểu điểm
A. Trắc Nghiệm: 6 điểm
Câu 1: 2 điểm
A. S B. S C. S D. S
Câu 3: 2 điểm
A. S B. Đ C. Đ D. S
Câu
2
4
5
6
Kết quả
C
D
B
B
(Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
B. Tự Luận: 4 điểm
Trong tam giác vuông MHN có:
NH = MN.sin M = 5.sin 700 » 4,698 m (2 điểm)
Trong tam giác vuông NHP có:
Sin
Chương II: ĐƯỜNG TRÒN
Tiết 20 Ngày soạn: 5/11 /2006
SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN- TÍNH CHẤT
ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN
===========o0o===========
A. MỤC TIÊU:
* Qua bài này Học sinh hiểu được:
- Đường tròn ; Kí hiệu đường tròn.
- Điều kiện xác định đường tròn; Đường tròn ngoại tiếp tam giác.
* Kỷ năng xác định, vẽ đường tròn ; nhận biết điểm thuộc, không thuộc đường tròn.
* Cẩn thận ; Sáng tạo trong vẽ hình và chứng minh.
B.PHƯƠNG PHÁP: * Đàm thoại.
* Nêu vấn đề.
* Trực quan.
C.CHUẨN BỊ: * GV: Thước thẳng ; compa; SGK.
* HS: Thước thẳng ; compa; SGK.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định tổ chức: * Nắm sỉ số lớp.
II/ Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu chương trình
III/ Bài mới:
1/ Đặt vấn đề:
Trong chương trình học toán hình 8 ta đã nghiên cứu về tứ giác và đa giác.
Chương trình hình cơ bản của hình 9 là nghiên cứu về đường tròn và hình tròn.
Vậy đường tròn là gì? Làm thế nào để xác định nó? Đó là nội dung của tiết học hôm nay.
2/Triển khai bài mới:
a. Hoạt động 1: Nhắc lại về đường tròn.
*GV: Cho học sinh đọc rỏ định nghĩa sgk.
GV vẽ hình lên bảng.
d : K/C từ M đến O thì ứng với 3 vị trí của M đối với (O ; R) giửa d và R có quan hệ gì?
*GV đưa đề bài và hình vẽ lên màn hình * HS lên bảng thực hiện
Nêu sự gióng nhau và khác nhau giữa đường tròn và hình tròn?
* (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
*O là giao của 3 đường trung trực của 3 cạnh của tam giác.
*GV: Cho một học sinh đứng tại chổ đọc rỏ chú ý SGK
GV vẽ ba điểm A; B; C thẳng hàng lên bảng rồi hỏi:
-Em nào chứng minh được bài này?
d1 d2
*Nếu học sinh không hiểu thì gv gợi ý theo hệ thống câu hỏi sau:
*Đường tròn qua hai điểm A và B có tâm nằm ở đâu?
*Đường tròn qua hai điểm C và B có tâm nằm ở đâu?
Tâm của đường tròn qua ba điểm B; B; C có tâm được xác định như thế nào?
1. Định nghĩa đường tròn (sgk)
Kí hiệu: ( O ; R )
Hoặc : ( O ): Không chú ý đến bán kính của đường tròn.
*Nếu xét điểm M trong mp và ( O ; R )
M nằm trên ( O ; R )
M nằm trong ( O ; R )
M nằm ngoài ( O ; R )
d : K/C từ M đến O thì:
* d = R : M nằm trên (O ; R)
* d < R : M nằm trong (O ; R)
* d > R : M nằm ngoài (O ; R)
?1
Điểm H nằm ngoài (O)
Þ OH > R
Điểm K nằm trong (O)
Þ OK < R
Từ đó suy ra OH > OK
Trong tam giác OKH có OH > OK
Þ Ð OKH > Ð OHK
* Hình tròn:
Là tập hợp các điểm trên đường tròn và đường tròn.
2. Sự xác định đường tròn.
* Một điểm O và một số thực R > 0 cho trước xác định đường tròn ( O;R )
* Một đoạn cho trước xác định một đường tròn đường kính AB.
* Ba điểm không thẳng hàng xác định đường tròn qua ba điểm đó. Đường tròn qua ba điểm của tam giác gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác đó có tâm là giao điểm của ba đường trung trung trực của ba cạnh của tam giác.
* Chú ý: Qua ba điểm phân biệt thẳng hàng không có một đường tròn nào.
C/m: Gọi ba điểm thẳng hàng là A; B; C
Tâm của đường tròn qua hai điểm A;B phải nằm trên đường trung trực d1 qua trung điểm E của AB.
Tâm của đường tròn qua hai điểm B;C phải nằm trên đường trung trực d2 qua trung điểm F của BC.
Đường tròn qua ba điểm A;B;C có tâm phải là giao điểm của d1 và d2
mà d1 // d2 (vì cùng ^ AB)
d1 và d2 không cắt nhau .
Vậy không tồn tại đường tròn qua ba điểm thẳng hàng
b. Hoạt động2: Tâm đối xứng – trục đối xứng.
*GV: Ghi bảng và vẽ hình
*HS: Chép đề bài vào vở.
*GV: Muốn chứng minh tâm của đường tròn là tâm đối xứng của nó ta chứng minh như thế nào?
*HS: (Suy nghĩ - Trả lời...)
*GV: (Chốt lại vấn đề):
Ta phải chứng minh được rằng: “Điểm M’ đối xứng qua O mổi điểm M thuộc (O;R) cũng thuộc đường tròn đó”.
Nghĩa là ta chứng minh: ( gv ghi bảng)
*HS: Đứng tại chổ trả lời...
*GV (Kết luận): Qua chứng minh bài tập 1 ta thấy đường tròn là hình có tâm đối xứng. Tâm đối xứng của mổi đường tròn là tâm của nó.
*GV: Ghi bảng bài toán .
*HS: Ghi đề bài vào vở.
*GV: Muốn chứng minh bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn ta làm thế nào?
*HS: (Suy nghĩ - Trả lời...).
*GV (Chốt lại vấn đề): Ta phải chứng minh rằng “Điểm X’ đối xứng qua đường kính AB nào đó của mổi điểm M thuộc (O;R) cũng thuộc đường tròn đó”.
*GV (Hỏi): Em nào chứng minh được vấn đề này?
*HS: Đứng tại chổ trả lời.
*GV: Ghi bảng.
*GV: Qua mệnh đề trên đây “ Bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn ”.
Các em rút ra được kết luận gì về số lượng các trục đối xứng của một đường tròn?
*GV: (Chốt lại vấn đề)
Đường tròn chỉ có một tâm đối xứng.
Nhưng có vô số trục đối xứng.
Mổi đường kính là một trục đối xứng của đường tròn.
3. Tâm đối xứng.
O
M
M’
Bài toán 1. Chứng minh rằng tâm của đường tròn là tâm đối xứng của nó?
C/M:
G/S M là một điểm bất kì trên (O;R). Vì M (O;R) Nên OM = R.
Gọi M’ là diểm đối xứng của M qua O thì : OM = OM’.
Do đó : OM’ = R OM’ (O;R).
Vậy O là tâm đối xứn của (O;R).
* Đường tròn là hình có tâm đối xứng. Tâm đường tròn là tâm đối xứng của đường tròn đó.
4. Trục đối xứng
Bài toán: Chứng minh rằng bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn .
O
X
X’
B
A
C/M:
G/S AB là mọt đường kính bất kì của đường tròn tâm O và X là một điểm bất kì trên (O). Ta chứng minh X’ cũng thuộc (O).
Thật vậy: Vì X (O;R)
OX = R (1)
Vì X’và X đối xứng qua đường kính AB
OX = OX’
OX’ = R (2)
X’ (O;R)
Vậy AB là trục đối xứng của đường tròn; Vì AB bất kì nên suy ra mọi đường kính của đường tròn đều là trục đối xứng của nó.
IV. CŨNG CỐ : - Nêu khái niệm đường tròn; hình tròn?
- Khái niệm cung và dây cung?
- Các cách xác định đường tròn; Đường tròn ngoại tiếp tam giác.
V. DẶN DÒ : - Nắm vững kiến thức đã học
- Nghiên cứu cách chứng minh nhiều điểm cùng thuộc một
đường tròn
- Nghiên cứu thêm các phương pháp làm toán quỹ tích qua sách
tham khảo .
- Làm các bài tập ở sgk chuẩn bị tiết sau luyện tập.
a. . b
File đính kèm:
- TIET 19 -20.doc