A.MỤC TIÊU:
- Củng cố cho HS nắm được định nghĩa đường tròn, cách xác định đường, tính chất đối xứng của đường tròn. Trong đường tròn thì đường kính là dây lớn nhất. Nắm được định lý mối liên hệ giữa đường kính và dây.
- Rèn kỹ năng chứng minh điểm thuộc đường tròn, vẽ đường tròn qua 3 điểm, xác định tâm đối xứng, trục đối xứng của đường tròn, kỹ năng sử dụng compa để vẽ các hình có liên quan đến cung tròn, kỹ năng so sánh các dây cung, kỹ năng CM 2 đường thẳng vuông góc, chứng minh đường trung trực của đoạn thẳng.
- Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chính xác, óc thẩm mỹ, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, hình thành và củng cố óc thẩm mỹ.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 9 - Tiết 22: Đường kính và dây của đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 26/10/2011 Tiết CT: 22
MÔN HÌNH HỌC LỚP 9 GVBM: Trần Văn Diễm
BÀI 2: ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN.
A.MỤC TIÊU:
Củng cố cho HS nắm được định nghĩa đường tròn, cách xác định đường, tính chất đối xứng của đường tròn. Trong đường tròn thì đường kính là dây lớn nhất. Nắm được định lý mối liên hệ giữa đường kính và dây.
Rèn kỹ năng chứng minh điểm thuộc đường tròn, vẽ đường tròn qua 3 điểm, xác định tâm đối xứng, trục đối xứng của đường tròn, kỹ năng sử dụng compa để vẽ các hình có liên quan đến cung tròn, kỹ năng so sánh các dây cung, kỹ năng CM 2 đường thẳng vuông góc, chứng minh đường trung trực của đoạn thẳng...
Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chính xác, óc thẩm mỹ, tính linh hoạt trong vận dụng kiến thức, hình thành và củng cố óc thẩm mỹ.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, Thước, compa.
HS: Vở, SGK, compa, thước.
C. CÁC BƯỚC TRÊN LỚP:
I. ỔN ĐỊNH LỚP:
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Nêu định nghĩa đường tròn, trục đối xứng của đường tròn: 3’
III. TỔ CHỨC LUYỆN TẬP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TG
1. So sánh độ dài của đường kính và dây:
Bài toán:
GV: Gọi HS đọc kỹ bài toán SGK.
GV: Gọi HS nêu hướng chứng minh bài toán.
GV: Cho HS nhận xét.
Gợi ý: Nếu AB là đường kính Þ AB = ? R.
Trong tam giác DCO sử dụng bất đẳng thức trong tam giác, so sánh DC và OC + OD. Þ điều phải CM.
Vậy: Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là dây nào?
GV: Yêu cầu HS phát biểu thành định lý.
1. So sánh độ dài của đường kính và dây:
Nếu CD là đường kính ta có CD = 2R.
Nếu CD không là đường kính. Aùp dụng bất đẳng thức trong tam giác COD ta có: CD < OC + OD = 2R.
Vậy ta luôn có dây CD £ 2R.
HS: Nhận xét và phát biểu thành định lý
Định lý 1: Trong các dây của đường tròn, đường kính là dây lớn nhất.
HS: Đọc kỹ bài toán và tìm hướng giải quyết
12’
2. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây:
Định lý 2: (SGK).
GV: Yêu cầu HS đọc kỹ định lý 2. Gọi HS vẽ hình và ghi GT, KL của định lý, tìm hướng giải quyết bài toán. Gọi HS lên bảng CM.
GV: Yêu cầu HS làm ?1SGK.
Định lý 3: (SGK).
GV: Yêu cầu HS đọc kỹ định lý 3. Gọi HS vẽ hình và ghi GT, KL của định lý, tìm hướng giải quyết bài toán.
Gọi HS lên bảng CM.
2. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây:
CM: DOCD cân tại O và OC = OD = R; OI ^ CD Þ OI là đường cao và cũng là trung tuyến Þ IC = ID.
Định lý 2: (SGK). HS đọc kỹ định lý, vẽ hình và ghi GT và KL.
HS: Làm ?1SGK: Ví dụ 2 đường kính AB và CD. AB qua trung điểm của CD nhưng AB không ^ với CD
Định lý 3: (SGK). HS đọc kỹ định lý, vẽ hình và ghi GT và KL.
CM: DOCD cân tại O và OC = OD = R; IC = ID Þ OI là đường cao và cũng là trung tuyến Þ OI ^ CD hay AB ^ CD.
5’
5’
3. Aùp dụng:
GV: Yêu cầu HS làm ?3SGK.
3. Aùp dụng:
HS: Thảo luận nhóm Làm ? 3SGK
MA = MB Þ OM ^ AB (Theo định lý 2) Þ D AOM vuông tại M. Aùp dụng định lý Pitago ta có:
OA2 = OM2+MA2
10’
IV. CỦNG CỐ:
Định lý 1,2,3 (nhất là định lý đường kính và dây).
GV gợi ý HS là BT 11, 12 trên lớp 10’
V: VỀ NHÀ: Học kỹ bài, chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- 22.doc