I Mục tiêu :
1. Kiến thức:
* Học sinh biết : cấu tạo phân tử, danh pháp và đồng phân của anken. Tính chất vật lí của anken.
* Học sinh hiểu: vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan.
* Học sinh vận dụng: viết được các đồng phân của anken (đồng phân mạch cacbon, đồng phân nối đôi).
2. Kĩ năng : viết đồng phân, đọc tên theo danh pháp quốc tế.
3. Thái độ : nghiêm túc, tích cực.
4. Trọng tâm : đồng phân.
II. Phương pháp : đàm thoại, so sánh.
III. Chuẩn bị:
1. GV :
2. HS : kiến thức bài ankan.
IV. Các hoạt động dạy học :
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
3.Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 11 - Tiết 42: Anken, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: HIDROCACBON KHÔNG NO
Môn Hóa 11 cơ bản
Tuần: Ns: 25/01/08
Tiết PPCT: 42, (43)
Lớp: 11B Nd:
ANKEN
I Mục tiêu :
1. Kiến thức:
* Học sinh biết : cấu tạo phân tử, danh pháp và đồng phân của anken. Tính chất vật lí của anken.
* Học sinh hiểu: vì sao anken có nhiều đồng phân hơn ankan.
* Học sinh vận dụng: viết được các đồng phân của anken (đồng phân mạch cacbon, đồng phân nối đôi).
2. Kĩ năng : viết đồng phân, đọc tên theo danh pháp quốc tế.
3. Thái độ : nghiêm túc, tích cực.
4. Trọng tâm : đồng phân.
II. Phương pháp : đàm thoại, so sánh.
III. Chuẩn bị:
1. GV :
2. HS : kiến thức bài ankan.
IV. Các hoạt động dạy học :
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:
3.Bài mới:
Hoạt động của Thầy:
Hoạt động của Trò:
Nội dung:
Hoạt động 1: đồng đẳng
GV giới thiệu chất đơn giản nhất của anken là etilen. Yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm cấu tạo của etilen. Rút ra khái niệm và CTC anken.
Hoạt động 2: đồng phân
*Đồng phân cấu tạo
Em hãy viết CTCT của C2H4, C3H6, C4H8. Nhận xét gì về đồng phân của C4H8.
- GV nêu vấn đề: do trong ptử anken có lk đôi C=C nên anken (n≥4) còn thêm đồng phân vị trí nối đôi.
*Đồng phân hình học:
GV viết CTCT của but-2-en dạng cis và dạng trans.
Hoạt động 3: danh pháp
-Cho biết quy tắc gọi tên theo tên thông thường và tên quốc tế.
- GV lưu ý HS cách đọc tên mạch phân nhánh.
- GV đưa một số anken cho HS đọc tên
C3H6 propilen, propen
C4H8 butilen. buten
(CH3)2CH-CH2-CH=CH2-CH3
.
Hoạt động 4: nêu tính chất vật lí của anken: trạng thái, quy luật biến đổi tnc, ts, khối lượng riêng, tính tan.
Hoạt động 5: củng cố
Viết các CTCT và đoc tên các đồng phân của C5H10
-HS nhận xét về đặc điểm cấu tạo của etilen.
-HC không no mạch hở.
- CnH2n
-Viết CTCT
-C4H8 có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nối đôi
Rút kết luận về đồng phân hình học
Nghiên cứu SGK
Tương tự như ankan
propilen, propen
butilen. buten
Phát biểu dựa vào SGK
I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP:
1. Dãy đồng đẳng anken:
C2H4, C3H6, C4H8lập thành dãy đồng đẳng anken (hay olefin).
* Anken là những hidrocacbon mạch hở trong phân tử có một liên kết đôi C = C.
* CTC: CnH2n (n≥2)
2. Đồng phân:
a. Đồng phân cấu tạo:
Từ C4H8 trở đi, ứng với một CTPT có các đồng phân về mạch cacbon và đồng phân về vị trí nối đôi.
Thí dụ: C4H8
b. Đồng phân hình học: là đồng phân tạo nên do sự phân bố khác nhau về vị trí không gian của các nhóm nguyên tử.
+ Đồng phân cis-: đồng phân có mạch chính ở cùng một phía của liên kết đôi.
+ Đồng phân trans-: đồng phân có mạch chính ở hai phía khác nhau của liên kết đôi.
3. Danh pháp:
a. Tên thông thường:
Một số anken có tên thông thường.
Tên anken = tên ankan có cùng số ngtử C (– AN) + ILEN
b. Tên thay thế:
+ Anken mạch không phân nhánh:
Tên anken = tên ankan có cùng số ngtử C (– AN) + EN
+ Anken mạch phân nhánh:
B1. Chọn mạch chính là mạch cacbon dài nhất chứa nối đôi và có nhiều mạch nhánh nhất.
B2. Đánh số thứ tự nguyên tử cacbon mạch chính từ phía gần nối đôi hơn.
B3. Đọc tên:
Tên anken = số chỉ vị trí nhánh - tên nhánh + tên cacbon mạch chính - số chỉ vị trí nối đôi - en.
Thí dụ:
C3H6 propilen, propen
C4H8 butilen. buten
(CH3)2CH-CH2-CH=CH2-CH3: 5-metyl-hex-2-en
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
- Ở điều kiện thường, các anken từ C2H4 đến C4H8 là chất khí; từ C5H10 trở đi là chất lỏng hay chất rắn.
- Tnc, Ts và khối lượng riêng của các anken tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.
- Các anken đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
4. Dặn dò: so sánh tính chất hóa học của ankan và anken.
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_mon_hoa_hoc_lop_11_tiet_42_anken.doc