I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được cấu tạo của khí quyển.
- Hiểu rõ các khối khí và tính chất của chúng.
- Hiểu về các frông, sự chuyển dịch của frông và tác động của chúng.
2. Kĩ năng
- Biết cách phân tích biểu đồ
- Hiểu biết được cấu trúc của khí quyển, các khối khí và frông trên cơ sở các hình trong SGK.
3. Thái độ
Nhận biết được sự cần thiết phải chống ô nhiễm không khí do khí thải để bảo vệ lớp ôzôn của tầng bình lưu.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sơ đồ các tầng khí quyển.
- Hình 13.1 SGK phóng to.
- Một số hình ảnh về mây, mưa, dông, .
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Trả bài kiểm tra
3. Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 13: Khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHƯƠNG IV
BÀI : 13
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được cấu tạo của khí quyển.
- Hiểu rõ các khối khí và tính chất của chúng.
- Hiểu về các frông, sự chuyển dịch của frông và tác động của chúng.
2. Kĩ năng
- Biết cách phân tích biểu đồ
- Hiểu biết được cấu trúc của khí quyển, các khối khí và frông trên cơ sở các hình trong SGK.
3. Thái độ
Nhận biết được sự cần thiết phải chống ô nhiễm không khí do khí thải để bảo vệ lớp ôzôn của tầng bình lưu.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Sơ đồ các tầng khí quyển.
- Hình 13.1 SGK phóng to.
- Một số hình ảnh về mây, mưa, dông, ...
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Trả bài kiểm tra
3. Bài mới
Khí quyển có ảnh hưởng đến sự hình thành thời tiết và khí hậu, có vai trò đặc biệt quan trọng đến đời sống con người. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số đặc đỉêm của khí quyển như thành phần và cấu trúc của khí quyển, các khối khí và các frông,...
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khí quyển, thành phần của khí quyển
I. THÀNH PHẦN CỦA KHÍ QUYỂN
- Khí quyển là gì?
- Là lớp không khí bao quanh trái đất
- Quan sát hình 13.1, hãy cho biết không khí gồm các thành phần nào? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Thành phần khí quyển bao gồm Nitơ (78,1%), Ôxi (20,43%), hơi nước và các khí khác (1,4%)
- Thành phần khí quyển bao gồm Nitơ (78,1%), Ôxi (20,43%), hơi nước và các khí khác (1,4%)
- Hơi nước trong khí quyển có vai trò gì?
- Điều hòa nhiệt độ không khí; tạo ra các hiện tượng, khí tượng; Duy trì sự sống.
- Vai trò: Điều hòa nhiệt độ không khí; tạo ra các hiện tượng, khí tượng; Duy trì sự sống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu trúc của khí quyển
II. CẤU TRÚC CỦA KHÍ QUYỂN
- Dựa vào hình 13.2, hãy cho biết khí quyển gồm mấy tầng? Đó là những tầng nào?
- Khí quyển gồm 5 tầng: đối lưu, bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt, tầng ngoài.
- Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
+ N1: tìm hiểu tầng đối lưu
+ N2: tìm hiểu tầng bình lưu
+ N3: tìm hiểu tầng giữa
+ N4: tìm hiểu tầng nhiệt và tầng ngoài.
- GV chuẩn kiến thức.
- Sau thời gian thảo luận 5', đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
Các tầng
Vị trí (độ cao)
Đặc điểm
Vai trò
1. Đối lưu
Từ mặt đất đến 8km ở cực và 16km ở xích đạo
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao (TB=0,60C/100m), đỉnh tầng đối lưu nhiệt độ -800C.
- Tập trung 80%KK, >3/4 lượng hơi nước của khí quyển, nhiều khí CO2, các phần tử vật chất rắn...
- Ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến cuộc sống trên TĐ.
- Nơi diễn ra các hoạt động khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp,...
- Điều hòa nhiệt độ trên bề mặt TĐ.
2. Bình lưu
Từ đỉnh tầng đối lưu đến 50km
- KK loãng, khô và chuyển động theo chiều ngang.
- Có lớp ôzôn, tập trung ở độ cao 22-25km.
- Nhiệt độ tăng theo chiều cao, đỉnh tầng +100C
Tầng ôzôn ngăn cản tia bức xạ có hại cho sự sống
3. Tầng giữa
Từ 50 " 80km
- KK rất loãng.
- Nhiệt độ giảm mạnh theo ciều cai, đỉnh tầng đạt -70"-800C
4. Tầng nhiệt
Từ 80 " 800km
- KK rất loãng
- Chứa các điện tích âm, dương
Phản hồi sóng vô tuyến điện
5. Tầng ngoài
Từ 800km " trên 2000km
- KK cực loãng, khoảng cách giữa các phân tử KK=600km
- Chủ yếu là hiđrô, hêli
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các khối khí
III. CÁC KHỐI KHÍ
- Trong tầng đối lưu, ở mỗi bán cầu có các khối khí nào? Các khối khí có đặc điểm gì?
- Mỗi bán cầu có 4 khối khí:
+ Địa cực rất lạnh, kí hiệu là A
+ Ôn đới lạnh, kí hiệu là P
+ Chí tuyến rất nóng, kí hiệu là T
+ Xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E
- Mỗi bán cầu có 4 khối khí:
+ Địa cực rất lạnh, kí hiệu là A
+ Ôn đới lạnh, kí hiệu là P
+ Chí tuyến rất nóng, kí hiệu là T
+ Xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E
- Có sự khác nhau về tính chất của từng khối khí.
- Tại sao lại có sự hình thành các khối khí với tính chất khác nhau?
- TĐ hình cầu, khả năng tiếp nhận năng lượng MT ở mỗi vĩ độ khác nhau.
- Bề mặt tiếp xúc mỗi địa phương khác nhau tạo khả năng tiếp thu nhiệt lượng cũng như khả năng cung cấp hơi nước - độ ẩm khác nhau.
- Các khối khí thường xuyên di chuyển đã gây nên hệ quả gì?
- Làm thay ddooir thời tiết những nơi chúng đi qua
- Bản thân các khối khí cũng bị thay đổi tính chất (biến tính: nóng " lạnh, và ngược lại)
Hoạt động 4: Tìm hiểu về các frông
IV: FRÔNG
- Frông khí quyển là gì?
- Là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau, khác biệt nhau về tính chất vật lí
- Là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau, khác biệt nhau về tính chất vật lí
- Trên mỗi bán cầu có các frông cơ bản nào?
- Trên mỗi bán cầu có 2 frông cơ bản là frông địa cực (FA) và frông ôn đới (FP)
- Trên mỗi bán cầu có 2 frông cơ bản là frông địa cực (FA) và frông ôn đới (FP)
- Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo nên frông thường xuyên và liên tục bởi chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió.
- Các khối khí xích đạo ở bán cầu bắc và bán cầu nam tiếp xúc nhau đều là các khối khí nóng ẩm,chỉ có hướng gio khác nhau; vì thế, chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu.
- Tại sao khi có frông đi qua, thời tiết sẽ thay đổi đột ngột?
- HS nêu được frồng là nơi giao tranh giữa hai khối khí có tính chất khác nhau nên khi frông đi qua sẽ có sự nhiễu loạn, thay đôi thời tiết. Địa phương được thay thế khối khí đang ngự trị bằng một khối khí khác,...
- Khi frông đi qua, thời tiết địa phương sẽ bị thay đổi.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Chọn câu trả lời đúng nhất:
1. Khí ôzôn ở tầng bình lưu được hình thành dưới tác dụng của
A. Hơi nước
B. Nhiệt độ cao
C. Bức sạ tử ngoại
D. Các liồng gió họat động theo phương nằm ngang
2. Các phân ftử vật chất rắn trong tầng đối lưu có tác dụng
A. Hấp thụ phân flớn tia tử ngoại từ mặt trời
B. Hấp thụ một phần bức xạ mặt trời
C. Là hạt nhân ngưng tụ để hơi nước động lại xung quanh
D. Là tác nhân quan trọng làm cho nhiệt độ tầng đối lưu giảm the độ cao.
3. Các khối khí được hình thành ở
A. Tầng đối lưu
B. Tầng bình lưu
C. Tầng giữa
D. Tầng nhiệt
4. Chất khí chiếm tỉ lệ cao nhất trong thành phần của khí quyển là
A. Khí ôxi
B. Khí Nitơ
C. Khí Hiđrô
D. Các khí khác
- Trả lời câu hỏi
1. Nêu vai trò của khí quyển đối với đời sống trên trái đất
2. Trên trái đất có mấy dải hội tụ nhiệt đới? Dải hội tụ nhiệt đới khác frông ở điểm chủ yếu nào?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Kí duyeät
Ngaøy:
BOÅ SUNG
Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài, chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- dia 10 nc.doc