Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 13: Khí quyển

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần

 1. Về kiến thức :

 - Nắm được cấutạo của khí quyển

 -Hiểu được các khối khí và tính chất của chúng

 - Hiểu rõ các frông, sự di chuyển của frông và tác động của chúng

 2. Về kỹ năng :

 - Biết cách phân tích biểu đồ

 - Hiểu được cấu trúc của khí quyển, các khối khí và frông trên cơ sở các hình trong sgk

 3. thái độ

 Phân biệt được cần thiết phải chống ô nhiễm không khí do khí thải để bảo vệ tồng ôzôn ở tầng bình lưu

II/. Thiết bị dạy học :

 Phóng to hình 13.2 trong SGK

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 13: Khí quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . . .. Ngày soạn . . tháng . .. . năm 20. . . Tiết . . . . Ngày dạy..tháng..năm 20. . . . CHƯƠNG IV : KHÍ QUYỂN Bài 13 KHÍ QUYỂN I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần 1. Về kiến thức : - Nắm được cấutạo của khí quyển -Hiểu được các khối khí và tính chất của chúng - Hiểu rõ các frông, sự di chuyển của frông và tác động của chúng 2. Về kỹ năng : - Biết cách phân tích biểu đồ - Hiểu được cấu trúc của khí quyển, các khối khí và frông trên cơ sở các hình trong sgk 3. thái độ Phân biệt được cần thiết phải chống ô nhiễm không khí do khí thải để bảo vệ tồng ôzôn ở tầng bình lưu II/. Thiết bị dạy học : Phóng to hình 13.2 trong SGK III/. Trọng tâm bài học - Tầng đối lưu, tầng bình lưu - Sự biến đổi thời tiết ở những nơi có frông đi qua IV/. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra: 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Cá nhân/cặp GV: HS đọc SGK cho biết khí quyển là gì? * Quan sát hình 13.1 cho biết: - Tỉ lệ các thành phần chứa trong không khí? - Nêu nhận xét và vai trò của hơi nước trong khí quyển. HĐ 2: Cặp/ nhóm * Bước 1: HS các nhóm làm việc theo phiếu học tập * Bước 2: HS đại diện các nhóm trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức. HĐ 3: Cá nhân * Bước 1: - HS đọc mục II SGK, nâu tên và xác địng vị trí các khối khí. - Trình bày và giải thích về đặc điểm của các khối khí. * Bước 2: - Đại diện HS trìng bày kết quả và xác định trên bản đồ vị trí hình thành các khối khí (ở lục địa, đại dương, vĩ độ thấp, vĩ độ cao) - GV chuẩn kiến thức, giải thích rõ hơn về nguyên nhânhình thànhvà những đặc điểm của các khối khí. HĐ 4: Cả lớp HS đọc nội dung mục IV, kết hợp vốn hiểu biết hãy cho biết: - Frông là gì? - Tên, vị trí của các frông? - Tác động của frông khi đi qua 1 khu vực? Gv: Frông được hình thành khi 2 khối khí có nguồn gốc tính chất khác nhau ( nhiệt độ chênh lệch, chuyển động hội tụ về 1 phía). Trên mỗi bán cầu có 4 khôi khí cơ bản và 2 frông: FA; FP; khu vực xích đạo chỉ tạo nên dãyhội tụ nhiệt đới mà không hình thnàh frông. Khi các frông chuyển động đến đâu, làm cho nhiệt độ, khí áp, hướng gió thay đổi nhanh chóng, có mây và mưa. Vì vậy dẫn đến sự biến đổi đột ngột của thời tiết và khí hậu nơi đó Khái niệm khí quyển: Khí quyển là lớp không khí bao quanh tđ thường xuyên chịu tác động của vũ trụ, trước hết là mặt trời. I. Thành phần của khí quyển Khí quyển bao gồm các chất khí : Ni-tơ (78%); Oxy (21%); các chất khí khác (1%). Ngoài ra còn có hơi nước, tro,bụi II. Cấu trúc của khí quyển ; gồm có 5 tầng 1. Tầng đối lưu: giới hạn- dày ở xích đạo: 16km; ở cực 8km, chiếm 80% khối lượng không khí * Đặc điểm: Không khí chuyển độngtheo chiều thẳng đứng, nhiệt độ giảm theo độ cao. Tầng đối lưu có vai trò điều hòa nhiệt độ của TĐ, duy trì sự sống, có nhiều hạt nhân ngưng kết gây ra hiện tượng mây, mưa 2. Tầng bình lưu: từ giới hạn trên của tầng đối lưu đến 50km * Đặc điểm: Không khí khô và chuyển động theo chiều ngang, nhiệt độ tăng theo độ cao, có tầng ôzôn ở độ cao 22-25km * Vai trò : Tầng ôzôn bảo vệ tđ khỏi tia cực tím 3. Tầng giữa: giới hạn từ 50-80km * Đặc điểm: Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao 4. Tầng nhiệt ( tầng ion): giới hạn 80 – 800km * Đặc điểm: Không khí loãng chứa nhiều ion. Có vai trò phản hồi sóng điện từ 5. Tầng ngoài: giới hạn 800 – 2000km * Đặc điểm: Không khí rất loãng, chủ yếu là hêli và hydro III. Các khối khí - Mỗi bán cầu có 4 khối khí: địa cực (A), ôn đới (P), chí tuuyến (T), và xích đạo (E) - mỗi khối khí lại phân chia thành kiểu hải dưong (nóng ẩm -m), kiểu lục địa (khô-c). riêng khối khí xích đạo luôn có tính chất nóng ẩm nên được ký hiệu là E m - Các khối khí khác nhau về tính chất, chúng luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua IV. Frông - Frông là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí có nguồn gốc và tính chất khác nhau. - Ở mỗi bán cầu có 2 frông cơ bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP), , riêng khu vực xích đạo do các khối khí đềucó tính chất nóng ẩm nên tạo thành dãy hội tụ nhiệt đới. - Nơi frông đi qua thời tiết thường thay đổi đổi ngột. V/. Đánh giá * Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất 1. Chất khí chiếm tỉ lệ cao nhất trong thành phần của khí quyển? a. Nitơ b. Oâxy c. CO2 d. Các khí khác 2. Các khối khí được hình thành ở: a. Tầng đối lưu b. Tầng bình lưu c. Tầng ngoài 3. Sự phân chia các khối khí nóng, khối khí lạnh, lục địa, hải dương được căn cứ vào; a. Hướng di chuyển của khối khí b. Phạm vi ảnh hưởng của khối khí c. Vị trí hình thành 4. Khi các frông di chuyển qua 1 nơi sẽ gây ra: a. Mưa b. Thay đổi nhiệt độ c. Thời tiết thay đổi đột ngột * So sánh vai trò, đặc điểm của tầng đối lưu và tầng bình lưu. VI/. Họat động nối tiếp Làm các bài tập 2,3 trang 52 SGK

File đính kèm:

  • docBAI 13 KHI QUYEN.doc