Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 14: Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần

 1. Về kiến thức :

- Hiểu rõ nguồn cung cấp nhiệt ẩm chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề Mặt Đất được Mặt Trời cung cấp

 - Nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

 2. Về kỹ năng :

 Nhận biết nội dung kiến thức qua hình ảnh, số liệu thống kê, bản đồ.

II/. Thiết bị dạy học :

 - Phóng to bảng thống kê trong SGK

 - Các hình trong SGK

III/. Trọng tâm bài học

 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

IV/. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra:

 Trình bày đặc điểm của các tầng khí quyển

 3. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 14: Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . . .. Ngày soạn . . tháng . .. . năm 20. . . Tiết . . . . Ngày dạy..tháng..năm 20. . . . Bài 14 SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần 1. Về kiến thức : - Hiểu rõ nguồn cung cấp nhiệt ẩm chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề Mặt Đất được Mặt Trời cung cấp - Nắm được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất 2. Về kỹ năng : Nhận biết nội dung kiến thức qua hình ảnh, số liệu thống kê, bản đồ. II/. Thiết bị dạy học : - Phóng to bảng thống kê trong SGK - Các hình trong SGK III/. Trọng tâm bài học Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất IV/. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra: Trình bày đặc điểm của các tầng khí quyển 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Cả lớp - GV yêu cầu HS đọc mục I trong SGK để biết về bức xạ Mặt Trời và sự phân phối bức xạ Mặt Trời * GV nêu rõ hơn về bức xạ Mặt Trời - Là các dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời tới Trái Đất, chủ yếu làcác sóng điện từ, các tia ánh sáng nhìn thấy và không nhìn thấy - Được mặt đất hấp thu 47%, khí quyển hấp thu 1 phần , còn lại phản xạ vào không gian - Sự nóng lạnh của không khí ở tầng đối lưu chủ yếu là do sự truyền nhiệt từ bề mặt trái đất. Hđ 2: cặp * Bước 1: HS dựa vào bảnng 14.1 SGK hãy nhận xét và giải thích - Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ? - Sự thay đổi biên độ nhiệt độ trong năm theo vĩ độ? * Bước 2: - Đại diện HS trình bày - GV yêu cầu cả lớp bổ sung, GV chuẩn kiến thức. HĐ 3: Nhóm * Bước 1: HS quan sát bản đồ nhiệt độ thế giới, hình 14.1 SGK đọc mục 2 trao đổi theo những nội dung sau: - Xác định địa điểm Veckhôian trên bản đồ (điểm hàn cưc). Đọc trị số nhiệt độ trung bình năm của địa điểm này - Nhận xét sự thay đổi biên độ nhiệt độ nằmở các địa điểm trên vĩ tuyến 520B - Giải thích sự khác nhau về nhiệt độ giữa lục địa và đại dương. * Bước 2: Đại diện các lớp trình bày, cả lớp bồ sung góp ý, GV chuẩn kiến thức. + Các địa điểm ởgiữa lục địa có chế độ nhiệt cực đoan + Ở những miền gần biển vào mùa hạ có nhiệt độ mát hơn, vào mùa đông có nhiệt độ ấm hơn, biên độ nhiệt độ nhỏ. Càng vào sâu lục địa, do mùa đông lạnh, mùa hạ nóng nên biên độ nhiệt độ càng tăng. HĐ 4: Cá nhân * Bước 1: HS dựa vào hình 14.2 cho biết địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới nhiệt độ? - Phân tích mốiquan hệ của hướng phơi của sườn núi với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được - Ngoài các nhân tố trên, nhiệt độ không khí đã thay đổi theo những nhân tố nào? * Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức KL: Trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0.60C do càng lên cao không khí loãng hơn dưới thấp, không giữ được nhiệt độ. Ơû các miền núi, độ cao địa hình càng lớn, thí nhiệt độ không khí càng loãng Sườn núi (có các tia bức xạ chiếu thẳng tới) càng dốc thì góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng cao Sự tác động của dòng biển nóng lạnh cũng làm cho nhiệt độ không khí thayđổi I Bức xạ và nhiệt độ không khí - Bức xạ mặt trời là các dòng vật chất và năng lượng của Mặt Trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thu, khí quyền hấp thu 1 phần, còn lại phản xạ vào không gian - Không khí ở tầng đối lưu được cung cấp nhiệt là do nhiệt của bề Mặt Trái đất được Mặt Trời đốt nóng. - Góc chiếu của tia bức xạ MT càng lớn, cường độ bức xạ MT càng lớn, lượng nhiệt thu được càng lớn II.Bức xạ và nhiệt độ không khí 1. Phân bố theo vĩ độ địa lý - Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về 2 cực ( từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao) - Biên độ nhiệt độ tăng từ xích đạo về 2 cực 2. Phân bó theo lục địa và đại dương - Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiêt độ lớn - Nguyên nhân: Do sự hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau 3. Phân bó theo địa hình - Nhiệt độ không khí giảm theo độ cao. - Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi. - Nhiệt độ không khí cũng thay đổi khi có sự tác động của các nhân tố: dòng biển nóng, lạnh, lớp phủ thực vật, họat độ sản xuất của con người V/. Đánh giá 1. Nêu và giải thích sự phân bố của bức xạ MT. 2. Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phân bố nhiệt độ không khí trên TĐ? 3. Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng * Nhiệt độ ở tầng đối lưu chủ yếu là do: a. Bức xạ của MT cung cấp b. Nhiệt của khí quyển do MT đốt nóng cung cấp c. Nhiệt của bề mặt TĐ được MT đốt nóng cung cấp d. Cả a và c đúng * Nhiệt độ không khí thay đổi theo những yếu tố nào? a. Vĩ độ địa lý b. Lục địa và đại dương c. Địa hình d. Tất cả đều đúng * Nhiệt độ trung bình năm giảm từ Xích đạo về 2 cực a. Đúng b. Sai VI/. Họat động nối tiếp Làm câu 2 trang 55 SGK

File đính kèm:

  • docBAI 14- SU PHAN BO NHIET DO KHONG KHI TREN TRAI DAT.doc