I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức :
- Hiểu rõ các vòng tuần hòan của nước trên tđ
- Nhận biết sự hình thành nước ngầm và vai trò của nước ngầm trong sản xuất và đời sống
- Hiểu rõ nguồn ggốc, đặc điểm và quá trình phát triển của nó
2. Về kỹ năng :
Phân tích các hình ảnh để nhận biết các vòng tuần hòan của nước trên TĐ, sự phát triển của hồ, đầm
3. Thái độ
Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước trong sạch
II/. Thiết bị dạy học :
- Tận dụng những hình ảnh của SGK để dạy và học
- Sưu tầm thêm 1 số tranh ảnh về các hồ có nguồn gốc khác nhau
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 19: Thủy quyển, tuần hoàn của nước trên trái đất – Nước ngầm, hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn thángnăm ..
Tiết 22 Ngày dạy ..thángnăm ..
CHƯƠNG V – THỦY QUYỂN
Bài 19 THỦY QUYỂN, TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT – NƯỚC NGẦM, HỒ
I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức :
- Hiểu rõ các vòng tuần hòan của nước trên tđ
- Nhận biết sự hình thành nước ngầm và vai trò của nước ngầm trong sản xuất và đời sống
- Hiểu rõ nguồn ggốc, đặc điểm và quá trình phát triển của nó
2. Về kỹ năng :
Phân tích các hình ảnh để nhận biết các vòng tuần hòan của nước trên TĐ, sự phát triển của hồ, đầm
3. Thái độ
Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước trong sạch
II/. Thiết bị dạy học :
Tận dụng những hình ảnh của SGK để dạy và học
Sưu tầm thêm 1 số tranh ảnh về các hồ có nguồn gốc khác nhau
III. Trọng tâm bài học
Nước ngầm
IV/. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
3. Bài mới
Họat động của GV và HS
Nội dung
HĐ 1: Cả lớp
GV yêu cầu HS dựa vào SGK nêu khái niệm thủy quyển.
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ nước trên TĐ và nêu tên các loại nước trên TĐ cũng như tỉ trọng của từng loại .
- Đại diện HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Lưu ý nước nhọt trên tđ chỉ chiếm 3%, nước sông và hồ chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong số đó
Hđ 2: cá nhân
* Bước 1: HS dựa vào hình 19.1 làm phiếu học tập số 1
Gợi ý: So sánh phạm vi và quá trình diễn ra của vòng tuần hòan lớn vá vòng tuần hoàn nhỏ. Tìm ra mối quan hệ giữa 2 vòng tuầnhoàn này.
* Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày dựa vào hình 19.1 trên bảng, GV giúp HS chuẩn kiến thức
HĐ 3: Cả lớp
GV nêu nguồn gốc của nước ngầm và yêu cầu HS đọc SGK phân tích điều kiện tạo thành nước ngầm, và có thể nêu câu hỏi:
- Cấu tạo của đất như thế nào thì sẽ thấm nước nhiều hơn?
- Tại sao nguồn cung cấp nước và lượng nước bốc hơi ảnh hưởng đến mực nước ngầm? Nêu ví dụ minh họa.
- Tại sao phá rừng sẽ làm cho mực nước ngầm hạ thấp?
- Tại sao phải bảo vệ nguồn nước ngầm?
HĐ 4: Cá nhân
* Bước 1: cho HS xem hình ảnh các loại ho à( nếu có) yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với việc phân tích hình anûh, hoàn thành phiếu học tập số 2.
* Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày, GV bổ sung kiến thức
I. Thủy quyển
Thủy quyển là lớp nước trên TĐ, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
II. Tuần hòan của nước trên TĐ
1. Vòng tuần hòan nhỏ: Nước chỉ tham gia vào 2 giai đoạn: nước bốc hơi từ các biển và đại dương (kể cả bốc hơi từ thực vật) tạo thành mây, sau đó mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống đất
2. Vòng tuần hòan lớn:
- Nước tham gia vào 3 giai đoạn: Nước bốc hơi từ các biển và đại dương, tạo thành mây được gió đưa vào đất liền tạo thành mưa rơi xuống mặt đất ( hoặc tuyết rơi) sau đó tạo thành dòng chảy và đổ ra biển và đại dương
- Nước tham gia vào 4 giai đoạn: nước bốc hơi từ các biển và đại dương => thành mây được gió đưa vào đất liền => gặp lạnh => mưa rơi xuống đất => dòng chảy; 1 phần nước ngấm vào đất tạo thành nước ngầm, sau đó đổ ra các biển và đại dương
III. Nước ngầm
1. Nguồn gốc: Phần lớn nước ngầm là do nước trên bề mặt đất thấm xuống.
2. Điều kiện hình thành nước ngầm: Nước ngầm được hbình thành phụ thuộc vào:
- Nguốn cung cấp nước và lượng nước bốc hơi.
- Địa hình
- Cấu tạo của đất đá
- Lớp phủ thực vật
* Ý nghĩa: Phục vụ cho sản xuất và sinh họat
IV. Hồ
1. Phân loại
- Dựa vào nguồn gốc hình thành có thể phân ra: hồ móng ngựa, hố băng hà, hồ núi lửa, hồ kiến tạo
- Dựa vào tính chấtcủanước: hố nước ngọt, hồ nước mặn
2.Quá trình phát triển
Trong quá trình phát triển hồ sẽ cạn dần và biến thành đầm lầy
IV/. Đánh giá
Loại hồ được hình thành từ khúc uốn của 1 con sông là :
a. Hồ kiến tạo b. Hồ do sông hình thành
c. Hồ móng ngựa d. Hồ núi lửa
2. Hồ do gió tạo thành thường phát hiện ở
a. Cao nguyên b. Sa mạc
c. Hoang mạc d. b và c đúng
3. Thủy quyển là gì? Trình bày các vòng tuần hòan của nước.
V/. Họat động nối tiếp
Hòan thành các câu hỏi và bài tập trong SGK
File đính kèm:
- BAI 19 THUY QUYEN- TUAN HOAN CUA NUOC TREN TRAI DAT.doc