I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức :
- Hiểu được dân số thế giới luôn luôn biến động, nguyên chính là do sinh đẻ và tử vong.
- phân biệt được các tỉ suất sinh, tử , gia tăng cơ học và gia tăng thực tế.
- Biết cách tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên.
2. Về kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng nhậtn xét, phân tích biểu đồ, lược đồ,bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên.
- Nâng cao kỹ năng thảo luận , hợp tác theo nhóm
3. Về thái độ:
- Nhận thức đúng đắn về dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chíng sách dân số của quốc gia và địa phương.
II/. Thiết bị dạy học :
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 30: Dân số và sự gia tăng dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . . .. Ngày soạn . . tháng . .. . năm 20. . .
Tiết . . . . Ngày dạy..tháng..năm 20. . . .
PHẦN II: ĐỊA LÝ KINH TẾ – XÃ HỘI
--oo0oo--
CHƯƠNG VIII: ĐỊA LÝ DÂN CƯ
BÀI 30 DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần
1. Về kiến thức :
- Hiểu được dân số thế giới luôn luôn biến động, nguyên chính là do sinh đẻ và tử vong.
- phân biệt được các tỉ suất sinh, tử , gia tăng cơ học và gia tăng thực tế.
- Biết cách tính tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên.
2. Về kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng nhậtn xét, phân tích biểu đồ, lược đồ,bảng số liệu về tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên.
- Nâng cao kỹ năng thảo luận , hợp tác theo nhóm
3. Về thái độ:
- Nhận thức đúng đắn về dân số, ủng hộ và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện pháp, chíng sách dân số của quốc gia và địa phương.
II/. Thiết bị dạy học :
- Bản đồ phân bố dân cư và càc đô thị lớn trên thế giới.
- Hình 22.3 trong SGK
- Biểu đồ tỉ suất sing, tỉ suất tử thời kỳ 1950-2005
III/. Trọng tâm bài học
- Dân số và qui mô dân số của các nước .
- Tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên.
- Ý nghĩa của gia tăng cơ học và gia tăng thực tế,
IV/. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1:Cá nhân
- HS đọc mục 1 trong SGK và rút ra nhận xét về qui mô dân số thế giới. Cho dẫn chứng chứng minh.
-GV nhấn mạnh: qui mô dân số có sự chênh lệch giũa 2 nhóm nước : Phát triển và đang phát triển.
- HS dựa vào bảng số liệu dân số thế giới từ năm 1804-2001 nhận xét về tình hình phát triển dân số thế giới.
- GV gợi ý : Tính số năm dân số tăng thêm 1 tỉ người và rút ra nhận xét.
HĐ 2: Cặp
Đọc mục 1 (a, b, c ) và dựa vào biểu đồ 22.1, 22.2 lược đồ 22.3 cho biết tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số thế giới là gì ?
- Nhận xét về xu hướng biến động tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô của thế giới, của các nước phát triển và các nước đang phát triển trong giai đọan 1950-2000.
- Nhận xét tình hình gia tăng dân số tự nhiên hàng năm trên thế giới giai đoạn 1950-2000.
- HS làm việc, sau đó một vài HS đại diện báo cáo kết quả . GV chuẩn kiến thức và giải thích các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh và tử, các nhóm nước nước có tỉ suất gia tăngtự nhiên khác nhau.
- GV giải thích vì sao tỉ suất gia tăng tự nhiên được coi lá động lực pháttriển dân số.
- Hậu quả của việc gia tăng dân số không hợp lý có ảnh hưởng đến KT-XH và môi trường.
I Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới.
1. Dân số thế giới.
- Tính đến năm 2005 dân số thế giới đạt 6,477 tỉ người.
- Qui mô dân số giũa các nước, các vùng lãnh thổ rất khác nhau.
2. Tình hình phát triển dân số thế giới.
- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn lại.
+ Thời gaian dân số dân số tăng thêm 1 tỉ người từ 123 năm xuống còn 12 năm.
+ Thời gian dân số tăng gấp đôi rút ngắn từ 123 năm xuống còn 47 năm.
- Tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh, qui mô dân số ngày càng lớn
II. Gia tăng dân số.
1. Gia tăng tự nhiên
a. Tỉ suất sinh thô : Là tương quan giữasố trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm(‰).
b. Tỉ suất tử thô: là tương quan giũasố người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm (‰) .
c. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: là sự chênh lệch gi7ũa tỉ sưất sinh thô và tỉ suất tử thô(%).
Tg = S - T
* Nhận xét:
- Tỉ suất sinh thô có xu hướng giảm mạnh, những nước phát triển giảm nhanh hơn.
- Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm rõ rệt .
- Tỉ suất tăng tự nhiên : Có thể được chia ra làm 4 nhóm nước :
+ Gia tăng tự nhiên bằng 0 hoặc âm: LB Nga, các nước Đông Aâu, CHLB Đức
+ Gia tăng tự nhiên chậm(0,1-0,9%): Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc
+ Gia tăng tự nhiên trung bình (1-1,9%): VN, Mông Cổ, Aán Độ, Mêxico
+ Gia tăng tự nhiên cao và rất cao (từ 2% trở lên): khu vực Tây Nam Aù, các nước chân Phi
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên được coi là động lực phát tiển dân số.
- Hậu quả của việc phát triển dân số không hợp lý sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến KT-XH và môi trường.
2. Gia tăng cơ học
- Sự chuyể dịch của dân cư từ nơi này sang nơi khác dẫn đến sự biến động cơ học của dân số.
- Tỉ suất gia tăng cơ học được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư .
- Gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến qui mô dân số trên tòan thế giới.
3. Gia tăng dân số
Tỉ suất gia tăng dân số được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học(%).
V/. Đánh giá
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1.Tỉ suất sinh thô là:
a. Số trẻ em được sinh ra trong năm.
b. Số trẻ em được sinh ra trong năm so với tổng số dân.
c. Số trẻ em được sinh ra trong năm so với tổng số dân cùng thời điểm
d. Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm.
2. Tỉ suất gia tăng tự nhiên là:
a. Sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
b. Sự chênh lậch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
c. Cả 2 phương án trên
3. Gia tăng dân số được xác định bằng:
a. Tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.
b. Hiệu số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.
c. Cà 2 phương án trên.
VI/. Họat động nối tiếp :
Làm các câu hỏi 1, 2 trong SGK
File đính kèm:
- BAI 30 DAN SO VA SU GIA TANG DAN SO.doc