Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 52: Địa lý ngành thương mại

I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần

 1. Về kiến thức :

 - Biết được vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đối với việc phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường.

 - Hiểu được những nét cơ bản của thị trường thế giới và biến động của nó trong những năm gần đây, những tổ chức thương mại lớn trên thế giới hiện nay.

 2. Về kỹ năng :

 Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê.

II/. Thiết bị dạy học :

 Các sơ đồ, lược đồ, bảng thống kê trong SGK.

III/. Trọng tâm bài học

 - Ngành thương mại có vai trò điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng. Họat động htương mại gó phần thúc đẩy việc sản xuất hành hóa ở các vùng trong nước với thịtrường thế giới; giúp cho việc khai thác hiệu quả các lợi thế của đất nước.

 - Đặc điểm của thị trường thế giới.

 - Khái niệm về cán cân xuất- nhập khẩu.

 - Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu.

 - Sự phân bố thị trường thề giới

 - Những tổ chứcthương mại lớn trên thế giới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 52: Địa lý ngành thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần . . . Ngày soạn . . . tháng . năm 20.. . Tiết . .. Ngày dạy..tháng..năm 20. . . BÀI 52 : ĐỊA LÝ NGÀNH THƯƠNG MẠI I/. Mục tiêu bài học: Sau bài này học sinh cần 1. Về kiến thức : - Biết được vai trò của ngành thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đối với việc phục vụ đời sống của nhân dân, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. - Hiểu được những nét cơ bản của thị trường thế giới và biến động của nó trong những năm gần đây, những tổ chức thương mại lớn trên thế giới hiện nay. 2. Về kỹ năng : Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê. II/. Thiết bị dạy học : Các sơ đồ, lược đồ, bảng thống kê trong SGK. III/. Trọng tâm bài học - Ngành thương mại có vai trò điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng. Họat động htương mại gó phần thúc đẩy việc sản xuất hành hóa ở các vùng trong nước với thịtrường thế giới; giúp cho việc khai thác hiệu quả các lợi thế của đất nước. - Đặc điểm của thị trường thế giới. - Khái niệm về cán cân xuất- nhập khẩu. - Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu. - Sự phân bố thị trường thề giới - Những tổ chứcthương mại lớn trên thế giới. IV/. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra: Trình bày đặc điểm và phân loại ngành TTLL 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: Cả lớp Yêu cầu hs quan sát sơ đồ họat động của thị trường => tự rút ra khái niệm vềthị trường. - Nêu một số hàng hóa được bán gần nhà->nêu khái niệm hàng hóa. - Vật ngang giá là gì? Tại sao không dùng hàng hóa để trao đổi mà phải dùng tiền? - Qui luật cung – cầu là gì? Nêu ví dụ thực tế cho từng trường hợp ? HĐ 2 : Cả lớp * Bước 1 : HS dựa vảo SGK thảo luận theo gợi ý : - Vai trò của ngành thương mại ? - Ngành nội thương có vai trò gì ? Tại sao nội thương phát triển sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng ? - Ngành ngoại thương có vai trò gì ? Họat động xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ với nhau như thế nào ? tại sao nói thông qua đẩy mạnh họat động xuất – nhập khẩu nền kinh tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển ? * Bứoc 2 : Đại diện HS lên trình bày, GV chuẩn kiến thức. Có thể yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau : Xuất siêu là gì ? Nhập siêu là gì ? I. Khái niệm về thị trường. 1. Thị trường : Là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua. 2. Hàng hóa : Là vật đem ra mua bán trên thị trường. 3. Vật ngang giá: Làm thướcđo giá trịcủa hàng hóa. Vật ngang giá hiện nay là tiền. * Thị trường họat động theo quy luật cung - cầu II. Vai trò của ngành thương mại. * Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nó có vai trò điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng. Ngàng thương mại có thể được chia làm 2 ngành nhỏ như sau : - Nội thương làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các vùng trong một quốc gia. - Ngoại thương làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước trên thế giới. III. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu : 1. Khái niệm : Là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu. 2. Phân loại : - Xuất siêu : Giá trị xuất khẩu > giá trị nhập khẩu. - Nhập siêu : Giá trị xuất khẩu < giá trị nhập khẩu. 3. Cơ cấu hàng hóa xuất – nhập khẩu : a. Các nước đang phát triển : - Xuất khẩu : sản phẩm cây công nghiệp,lâm sản, nguyên liệu và khóang sản - Nhập khẩu : sản phẩm của CN chế biến, máy công cụ, LT-TP,.. b. Các nước phát triển thì ngược lại. V/. Đánh giá Chọn câu trả lời đúng nhất. 1. Tiền tệ đem trao đổi trên thị trường có thể được xem là : a. Thước đo giá trị của hàng hóa. b. Vật ngang giá c. Loại hàng hóa d. a và b đúng 2. Theo quy luật cung – cầu, khi cung lớn hơn cầu thì: a. Sản xuất ổn định, giá cả phải chăng. b. Sản xuất sẽ giảm sút, giá cả rẻ. c. Sản xuất phát triển mạnh, giá cả đắt d. Tất cả đều đúng. 3. Sắp xếp các ý ở cột A sao cho phù hợp với cột B A . Nhóm nước B. Các mặt hàng xuất-nhập khẩu 1. Nhóm nước phát triển 2. Nhóm nước đang phát triển Gạo, lúa mì, khoai tây, sắn Máy công cụ, các mặt hàng điện tử Than, sắt, dầu thô Xăng, dầu hỏa Các sản phẩm hóa dầu Cao su, cacao, cà phê Dừa, mít, chuối 4. Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới là: a. EU b. WTO c. ASEAN d. NAFTA VI/. Họat động nối tiếp : Làm câu 2 trang 158 SGK

File đính kèm:

  • docBAI 53 DIA LY NGANH THUONG MAI.doc