I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu và giải thích được một số hệ quả chuyển động tự quay của trái đất.
- Hiểu và trình bày được một số hệ quả chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Quả địa cầu.
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
Câu hỏi: Hãy tóm tắt học thuyết Bíc Bang về sự hình thành vũ trụ?
3. Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 6: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/10/2006
Ngày dạy: 02/10/2006
TIẾT 7
Bài 6: HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu và giải thích được một số hệ quả chuyển động tự quay của trái đất.
- Hiểu và trình bày được một số hệ quả chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Quả địa cầu.
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài củ:
Câu hỏi: Hãy tóm tắt học thuyết Bíc Bang về sự hình thành vũ trụ?
3. Bài mới
Mở bài:
Tiết trước các em đã tìm hiểu trái đất có hai vận động: Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời. Như vậy trong quá trình tự quay và chuyển động quanh mặt trời của Trái Đất tạo ra những hệ quả nào. Tiết này thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Cá nhân.
Bước 1: GV cho HS xem quả địa cầu và dùng đèn chiếu yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Vì sao trên Trái Đất có ngày và đêm?
- Vì sao ngày đêm kế tiếp không ngừng trên trái đất?
Bước 2: GV gọi HS phát biểu, nhận xét, bổ sung.
HĐ 2: Cá nhân.
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 6.1 SGK trả lời các câu hỏi:
- Phân biệt giờ địa phương và giờ quốc tế?
- Vì sao người ta phải chia các khu vực giờ và cách tính giờ thống nhất trên thế giới?
- Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế?
Bước 2: GV gọi học sinh trả lời, nhận xét.
HĐ 3: Cá nhân
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
- Dựa vào hình 6.2 SGK cho biết: Các vật chuyển động ở nữa cầu bắc bị lệch sang phía nào, nữa cầu nam bị lệch sang phía nào? Nguyên nhân có sự lệch đó?
GV nhận xét, bổ sung.
HĐ 4: Nhóm (chia lớp thành 3 nhóm)
Nhóm 1: Dựa vào hình 6.3 và kênh chữ trong SGK hãy
- Hiện tượng mạt trời lên thiên đỉnh là gì?
- Nơi nào trên trái đất có mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần, nơi nào có 1 lần?
- Thế nào là chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời?
Nhóm 2: Dựa vào hình 6.4 và kênh chữ trong sách giáo khoa
- Mùa là gì? Vì sao có hiện tượng mùa trên trái đất?
- Các nước theo dương lịch ở nữa cầu bắc có mấy mùa? Tại sao nói: Mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẽ, mùa đông lạnh lẽo?
Nhóm 3: Dựa vào hình 6.5 và kênh chữ trong SGK hãy
- Thời gian nào, những mùa nào của nữa cầu Bắc có ngày ngắn hơn đêm; nữa cầu Nam có ngày dài hơn đêm? Vì sao?
- Vào những ngày nào khắp nơi trên trái đất có ngày bằng đêm?
- Ở xích đạo độ dài ngày đêm như thế nào? Càng xa xích đạo về hai cực đồ dài ngày đêm như thế nào?
- Từ hai vòng cực về hai cực thì ngày và đêm có hiện tượng gì? Tại cực có hiện tượng gì?
I. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất.
1. Sự luân phiên ngày, đêm.
Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.
- Giờ địa phương (giờ mặt trời): Các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
- Giờ quốc tế: Giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
- Lực làm lệch hướng là lực Côriôlit.
+ Nửa cầu Bắc: Lệch về bên phải.
+ Nửa cầu Nam: Lệch về bên trái.
- Lực Côriôlit tác động đến sự chuyển động của khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay ...
II. Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất.
1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời.
Chuyển động không có thực của mặt trời giữa hai chí tuyến.
2. Các mùa trong năm.
- Mùa: Là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
3. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
- Mùa xuân và hạ có ngày dài, đêm ngắn. Mùa thu và đông ngày ngắn, đêm dài.
- Ngày 21/3 và 23/9: ngày dài bằng đêm.
- Ở xích đạo: độ dài ngày đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo về hai cực độ dài ngày đêm càng chênh lệch.
- Từ hai vòng cực về hai cực: Có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Tại hai cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài 6 tháng.
4. Củng cố:
- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đã sinh ra những hệ quả địa lí nào? Hãy trình bày những hệ quả đó?
- Thế nào là chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời?
5. Dặn dò:
- Làm bài tập số 3 trang 32 SGK.
- Giải thích câu ca dao: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
- Chuẩn bị compa, bút chì, thước kẻ, tẩy để tiết sau làm bài tập thực hành.
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NANG CAO T 7.doc