Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 7: Thực hành hệ quả địa lí chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

- Vận dụng kiến thức đã học về hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất để giải thích sự thay đổi giờ chiếu sáng, các góc chiếu sáng và lượng nhiệt ở các địa điểm khác nhau trên bề mặt Trái Đất.

-Tính góc chiếu sáng lúc 12 giờ (góc nhập xạ) ở bán cầu Bắc và Nam.

- Biết tính cụ thể về vị trí góc chiếu sáng ở các vị trí đặc biệt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Phóng to hình 6.4 trong SGK

- Hình 6.5 trong SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài củ:

Câu hỏi: Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất đã sinh ra những hệ quả nào?

3. Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 7: Thực hành hệ quả địa lí chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . . . . . . . . . Ngày dạy: . . . . . . . . . . TIẾT 8 Bài 7: THỰC HÀNH HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: - Vận dụng kiến thức đã học về hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất để giải thích sự thay đổi giờ chiếu sáng, các góc chiếu sáng và lượng nhiệt ở các địa điểm khác nhau trên bề mặt Trái Đất. -Tính góc chiếu sáng lúc 12 giờ (góc nhập xạ) ở bán cầu Bắc và Nam. - Biết tính cụ thể về vị trí góc chiếu sáng ở các vị trí đặc biệt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Phóng to hình 6.4 trong SGK - Hình 6.5 trong SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài củ: Câu hỏi: Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất đã sinh ra những hệ quả nào? 3. Bài mới Mở bài: Tiết trước các em đã tìm hiểu trái đất có hai vận động: chuyển động quanh mặt trời của Trái Đất tạo ra 3 hệ quả. Những hệ quả này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống, tiết ngày ta sẽ tìm hiểu vấn đề này. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân Bước 1: GV yêu cầu học sinh làm bài tập 1 trong SGK - Nguyên nhân dẫn đến số giờ chiếu sáng ở các vĩ tuyến khác nhau? - Giải thích sự giống nhau và khác nhau về số giờ chiếu sáng ở các vĩ tuyến? Bước 2: HS trình bày kết quả và giáo viên nhận xét, bổ sung. HĐ 2: Nhóm Bước 1: Chia lớp thành 5 nhóm và mỗi nhóm tính một ví truyến trong bài tập 2 Nhóm 1: Tính góc chiếu sáng ở vĩ tuyến 66033’B (VCB) Nhóm 2: Tính góc chiếu sáng ở vĩ tuyến 23027’B (CTB) Nhóm 3: Tính góc chiếu sáng ở vĩ tuyến O0 (XĐ) Nhóm 4: Tính góc chiếu sáng ở vĩ tuyến 23027’N (CTN) Nhóm 5: Tính góc chiếu sáng ở vĩ tuyến 66033’N (VCN) Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét, bổ sung. Học sinh phải vẽ hình khi tính góc nhập xạ để khỏi lẫn lộn. HĐ 3: Nhóm Bước 1: Chia lớp thành 2 nhóm Nhóm 1: Nhận xét về thời gian chiếu sáng ở bài tập 1. Nhóm 2: Nhận xét về độ lớn của góc chiếu sáng ở bài tập 2. Bước 2: Đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét, bổ sung. Bài 1: Vĩ tuyến Số giờ chiếu sáng trong ngày 21 - 3 22 - 6 23 - 9 22 - 12 66033’B 12 24 12 0 23027’B 12 13 1/2 12 10 1/2 O0 12 12 12 12 23027’N 12 10 1/2 12 13 1/2 66033’N 12 0 12 24 Nguyên nhân của sự khác nhau hoặc giống nhau của số giờ chiếu sáng trong ngày tại các vĩ tuyến: Do trong quá trình chuyển động xung quanh mặt trời trục trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’ và không đổi phương. - Ngày 21/3 và 23/9: Tia sáng mặt trời chiếu vương góc với Trái Đất tại xích đạo, đường phân chia sáng tối trùng với trục của trái đất nên trái đất không có đầu nào nghiêng về phía mặt trời. Vì vậy mọi nơi trên Trái Đất ngày dài bằng đêm và bằng 12 giờ. - Ngày 22/6: Nửa cầu Bắc nghiêng về phía mặt trời, đường phân chia sáng tối đi sau cực bắc và trước cực nam. Tia sáng mặt trời chiếu vương góc với Trái Đất tại chí tuyến Bắc. Diện tích được chiếu sáng ở nửa cầu bắc lớn hơn diện tích nằm trong bóng tối. Vì vậy ở nữa cầu bắc có ngày dài đêm ngắn. Nữa cầu nam thì ngược lại. Ngày 22/6 nửa cầu bắc có ngày dài nhất, nữa cầu nam có ngày ngắn nhất. Vòng cực bắc có 24 giờ là ngày, vòng cực nam có đêm dài 24 giờ. - Ngày 22/12: ngược lại ngày 22/6 Bài 2: Tính góc nhập xạ của tia sáng mặt trời lúc 12 giờ trưa. Vĩ tuyến Góc chiếu sáng lúc 12 giờ trưa 21/3 và 23/9 22/6 22/12 66033’B (VCB) 23027’ 46054’ O0 23027’B (CTB) 66033’ 900 43006’ O0 (XĐ) 900 66033’ 66033’ 23027’N (CTN) 66033’ 43006’ 900 66033’N (VCN) 23027’ O0 46054’ * Khi tính góc nhập xạ học sinh cần chú ý: - Ngày 21/3 và 23/9: Mặt trời chiếu thẳng góc trái đất tại xích đạo (góc nhập xạ tại xích đạo bằng 900 ). - Ngày 22/6: Mặt trời chiếu thẳng góc với trái đất tại 23027’B (Chí tuyến bắc) nên góc nhập xạ chí tuyến bắc bằng 900. - Ngày 22/12: Mặt trời chiếu thẳng góc với trái đất tại 23027’N (Chí tuyến Nam) nên góc nhập xạ chí tuyến Nam bằng 900. Bài 3: a. Thời gian chiếu sang: - Ngày 21/3 và 23/9: Mọi nơi trên Trái Đất đều có số giờ chiếu sáng là 12 giờ. - Ngày 22/6: Số giờ chiếu sáng giảm dần từ vòng cực Bắc đến vòng cực Nam. Vòng cực Bắc số giờ chiếu sáng là 24 giờ, vòng cực Nam số giờ chiếu sáng là 0. - Ngày 22/12: Ngược lại với ngày 22/6. b. Độ lớn của góc chiếu sáng: - Ngày 21/3 và 23/9: Xích đạo có góc chiếu sáng lớn nhất 900, góc chiếu sáng giảm dần từ xích đạo về hai cực. - Ngày 22/6: Chí tuyến Bắc có góc chiếu sáng lớn nhất 900, giảm dần về hai cực, tại vòng cực nam góc chiếu sáng 00. - Ngày 22/12: Chí tuyến Nam có góc chiếu sáng lớn nhất, giảm dần về hai cực, tại vòng cực Bắc góc chiếu sáng 00 4. Củng cố: - Tính góc nhập xạ ở các vĩ độ khác nhau? - Nhận xét số giờ chiếu sáng ở các vĩ độ khác nhau? 5. Dặn dò: KT, ngày 02/10/2006 Tổ trưởng Mã Thị Xuân Thu Các em về nhà tiếp tục làm bài tập và chuẩn bị trước bài 8: Học thuyết về sự hình thành của trái đất. Cấu trúc của Trái Đất.

File đính kèm:

  • docGIAO AN 10 NANG CAO T8.doc