Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 9: Thuyết kiến tạo mảng. vật liệu cấu tạo trái đất

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, HS cần:

- Trình bày được nội dung của thuyết kiến tạo mảng.

- Phân tích và giải thích được các hiện tượng động đất, núi lửa .

- Phân biệt được các loại đá.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh, lược đồ của học sinh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- Hình vẽ trong sách giáo khoa.

- Bản đồ thế giới.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài củ:

Câu hỏi: Trình bày học thuyết hình thành Trái Đất Ốt – Tô Xmit?

3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý 10 - Bài 9: Thuyết kiến tạo mảng. vật liệu cấu tạo trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . . . .. . . . . . Ngày dạy: . . .. . . . . . . TIẾT 10 Bài 9: THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG. VẬT LIỆU CẤU TẠO TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần: - Trình bày được nội dung của thuyết kiến tạo mảng. - Phân tích và giải thích được các hiện tượng động đất, núi lửa ... - Phân biệt được các loại đá. - Rèn luyện kỹ năng phân tích hình ảnh, lược đồ của học sinh. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Hình vẽ trong sách giáo khoa. - Bản đồ thế giới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài củ: Câu hỏi: Trình bày học thuyết hình thành Trái Đất Ốt – Tô Xmit? 3. Bài mới Mở bài: Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp chính và các lớp này luôn có sự dịch chuyển, vì sao lại có sự chuyển dịch đó? Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá nào? Đặc điểm của các loại đá đó? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cá nhân - GV giới thiệu khái quát về thuyết trôi lục địa. GV yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi - Nhìn vào hình 9.1 trang 37 SGK em có nhận xét gì về sự ăn khớp của ranh giới các lục địa (châu Mỹ với châu Á – Âu, Phi)? - Giá trị của thuyết này? Hạn chế? HĐ 2: Nhóm Bước 1: Chia lớp ra làm 4 nhóm Nhóm 1: Dựa vào hình 9.1 hãy kể tên các mảng kiến tạo lớn của Trái Đất? Nhóm 2: Nêu đặc điểm của các Trung Du Miền Núi Phía Bắc mảng kiến tạo (cấu trúc, sự di chuyển) Nhóm 3: Dựa vào hình 9.2 và 9.3 hãy trình bày sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo? Kết quả của sự chuyển dịch đó? Nhóm 4: Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo. Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét và bổ sung. “Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên”. HĐ 3: Cá nhân Dựa vào sách giáo khoa hãy cho thầy biết thế nào là khoáng vật? Kể tên một số khoáng vật trong thiên nhiên mà em biết? HĐ 4: Nhóm Bước 1: Chia lớp ra làm 3 nhóm Nhóm 1: Đá macma Nguồn gốc hình thành? Đặc tính? Nhóm 2: Đá trầm tích Nguồn gốc hình thành? Đặc tính? Nhóm 3: Đá biến chất Nguồn gốc hình thành? Đặc tính? Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét. Các tính chất của đá ảnh hưởng lớn đến các quá trình phong hóa, hình thành các dạng địa hình vầ đất trên bề mặt Trái Đất (đá cứng, đá mềm, đá dể thắm nước, đá không thắm nước có ảnh hưởng đến quá trình phong hóa, xâm thực. I. Thuyết kiến tạo mảng * Thuyết trôi lục địa: - Trước đây, Trái Đất là một lục địa duy nhất về sau bị gãy vỡ và tách ra thành những bộ phận riêng biệt. - Giả thuyết dựa trên sự quan sát về hình thái, địa chất và di tích hóa thạch. * Thuyết kiến tạo mảng: - Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo. - Các mảng kiến tạo gồm: bộ phận lục địa nổi trên bề mặt trái đất và bộ phận của đáy đại dương. - Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển (kiến tạo, động đất, núi lửa). - Những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa ... II. Vật liệu cấu tạo của vỏ Trái Đất. 1. Khoáng vật Khoáng vật là những đơn chất hoặc là hợp chất hóa học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả hoạt động của những hóa trình lí hóa khác nhau xảy ra trong vỏ trái đất hoặc trên bề mặt Trái Đất. 2. Đá: - Đá là tập hợp có quy luật của một hay nhiều loại khoáng vật. - Dựa vào nguồn gốc có 3 nhóm: + Đá macma: hình thành do khối dung nham nguội lạnh. Rất cứng. + Đá trầm tích: Hình thành do lắng tụ, nén chặt vật liệu vụn nhỏ. Đá chứa hóa thạch vầ có sự phân lớp. + Đá biến chất: Do đá macma và đá trầm tích biến đổi tính chất hình thành. KT, ngày 09/10/2006 Tổ trưởng Mã Thị Xuân Thu 4. Củng cố: - Thuyết trôi lục địa? - Thuyết kiến tạo mảng và nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo? - Khoáng vật? Nêu nguồn gốc và đặc tính của ba loại đá? 5. Dặn dò: Các em về nhà làm bài tập 3 trong sách giáo khoa và xem trước bài 10: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất.

File đính kèm:

  • docGIAO AN 10 NANG CAO T10.doc